Lý do Remarketing Facebook hay tiếp thị lại, nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch quảng cáo Facebook. Vậy làm thế nào để tận dụng triệt để tệp khách hàng hay Pixel Facebook? Trong bài viết này, Life Media sẽ chia sẻ tới bạn cách chạy quảng cáo Remarketing Facebook đơn giản nhất thành công, để tăng doanh số bán hàng trên cả Fanpage và Website nhé.

Remarketing là gì?

Trước hết chúng ta cần hiểu Remarrketing là gì? Remarrketing là một hình thức quảng cáo được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đối với Remarketing thì chúng ta sẽ phân phối quảng cáo cho người dùng từng thể hiện sự quan tâm tới sản phẩm hay dịch vụ như thêm sản phẩm giỏ hàng, đăng ký thông tin tư vấn,… nhưng chưa có chuyển đổi. Ngoài ra, bạn còn có thể target để hiệu quả hơn đến những người đã từng thể hiện sự quan tâm đến thương hiệu hay doanh nghiệp, đăng ký, tìm kiếm và sử dụng sản phẩm của bạn.

remarketing-facebook

Không những thế, Remarketing còn được xem là cơ hội thứ hai cho doanh nghiệp của bạn thực hiện quy trình chuyển đổi cũng như upsell, giữ chân khách hàng cho những người đã từng mua hàng bằng các chiến dịch tiếp thị lại khác nhau.

Tại sao nên Remarketing Facebook?

Như đã đề cập thì tỉ lệ người dùng thoát website hay fanpage cực cao, bởi có nhiều lí do, bạn có thể mất khách hàng ngay cả khi họ cho sản phẩm vào giỏ hàng. Tùy theo nhu cầu sản phẩm mà khách hàng sẽ quyết định từ 1 – 7 ngày, từ đó tỉ lệ chốt sẽ được nâng cao nếu sản phẩm họ quan tâm tới được hiển thị trước mắt.

Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Remarketing hiệu quả

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản quảng cáo Facebook

Chắc chắn rồi, để có thể setup chiến dịch Facebook thì trước tiên bạn cần phải biết cách vào tài khoản quảng cáo.

Bước 2: Tạo mã Pixel Facebook để cài vào web

Về cơ bản thì Pixel Facebook là một đoạn mã HTML và sau đó cài trên website. Có nhiệm vụ nhằm thu nhập và theo dõi, lưu lại toàn bộ hành vi của người dùng trên chính website của bạn. Dữ liệu từ Pixel được sử dụng để target tới những người dùng đó.

Bước 3: Tạo đối tượng tùy chỉnh

Đối tượng ở đây là đối tượng mục tiêu muốn nhắm tới trong chiến dịch quảng cáo Facebook. Cụ thể là những người đã truy cập và có hành động tiềm năng trên web hay fanpage của bạn.

Bước 4: Chọn đối tượng

Bạn sẽ chọn option sẵn có của Custom Audience là nhóm cần target. Có hai trường hợp như sau:

  • Bạn đã có web và muốn target người truy cập vào website.
  • Bạn chưa có website và muốn target đối tượng tương tác với fanpage facebook.

Landing Page la gi 5 buoc thiet ke landing page2

Bước 5: Tạo quảng cáo

Chọn đúng đối tượng quảng cáo Remarketing từ chính website

Chỉ áp dụng khi website của bạn đã gắn Pixel Facebook thu nhập data. Sau đó, một số mục trong bài viết chỉ khả dụng nếu website của bạn đã được kích hoạt mã sự kiện.

remarketing-facebok-ads

Trước tiên, vào đối tượng tùy chỉnh và chọn lưu lượng truy cập trang web.

Những người đã từng truy cập web chính là cấp độ cơ bản nhất mà target quảng cáo tới tất cả những người truy cập website. Hãy giữ nguyên tất cả khách truy cập trang web, chọn số ngày trước.

Ưu và nhược điểm của chạy quảng cáo Remarketing

remarketing-facebook

Ưu điểm:

  • Facebook Remarketing không bị chặn bởi quảng cáo, vốn đang làm tê lệ đa số quảng cáo online hiện nay.
  • Tiếp cận đúng với đối tượng Warm traffic và tỉ lệ chuyển đổi vô cùng cao so với kiểu tiếp cận theo sở thích hay hành động vi ước lượng.
  • Xây dựng thương hiệu rất hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Vấn đề của Remarketing Facebook nói riêng hay tiếp thị quảng cáo bám đuôi nói chung chính là chi phí. Chi phí cho mỗi lượt tiếp cận và mỗi click chuột sẽ cao hơn so với các định dạng thông thường trên facebook.
  • Ngoài ra, cần đảm bảo thường xuyên và liên tục để bán hàng đạt hiệu quả tối đa.

Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn Cách chạy quảng cáo Remarketing Facebook đơn giản nhất. Hy vọng rằng, sẽ giải đáp được vấn đề mà nhiều bạn thường gặp phải trong giai đoạn đầu của Facebook Marketing. Dù triển khai ở bất kỳ định dạng nào thì bước tối ưu vẫn là yếu tố then chốt để tối ưu một cách hiệu quả.

Tìm Hiểu Thêm:

Quảng cáo trên Facebook có những ưu và nhược điểm gì?