Người làm Marketing luôn phải cập nhật những xu hướng tiếp thị mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Top 3 xu hướng truyền thông xã hội “sao lạ mà quen” dưới đây sẽ giúp cho Marketers xây dựng chiến lược một cách cực kỳ hiệu quả!

1. Tận dụng sức ảnh hưởng của influencers 

Influencer Marketing đang là một trong những xu hướng bùng nổ và ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhờ vào những lợi ích mà nó mang đến. Influencers là những người có ảnh hưởng đến suy nghĩ, ý kiến hay thậm chí hành vi của một nhóm người nhất định. Thương hiệu có thể khéo léo gửi thông điệp của mình đến khách hàng thông qua tiếng nói của Influencers. Hoặc biến lượng fan theo dõi trở thành khách hàng của mình.

Influencer từng chỉ được xem là công cụ hỗ trợ thuần tuý để chia sẻ các nội dung quảng cáo. Giờ đây, họ đóng một vai trò quan trọng trong truyền thông, giúp các thương hiệu kết nối trực tiếp với những nhóm khán giả cụ thể để xây dựng sự tin tưởng, tối đa hoá khả năng tiếp cận với công chúng. Cộng đồng người hâm mộ của một Influencer sẽ theo dõi họ trên đa nền tảng khác nhau, chủ động tìm kiếm nội dung của Influencer một cách thường xuyên và đặt niềm tin hơn vào các thương hiệu đã được Influencer đó ủng hộ.

Influencer-truyen-thong

Một trong những điểm nổi bật nhất từ nghiên cứu này chính là việc thế hệ trẻ Việt Nam xem những influencer của thời nay hoàn toàn khác biệt so với quảng cáo truyền thống. Ngoài việc trở thành đại sứ thương hiệu, nghiên cứu còn chỉ ra rằng influencer trên hết là “nguồn thông tin, là những cá nhân với các câu chuyện chân thực và đồng điệu để chia sẻ”.Các thương hiệu nào biết tận dụng sức mạnh của influencer sẽ có thể chủ động kết nối với khách hàng tiềm năng sẵn lòng tìm hiểu thêm về thương hiệu của họ. Gần một nửa những người theo dõi (followers) tại Việt Nam nói rằng họ thấy thích thú khi theo dõi influencer quảng bá cho thương hiệu, và 66% khẳng định họ thường có xu hướng sẽ tin tưởng một thương hiệu nhiều hơn sau khi thấy một influencer đăng tải nội dung liên quan hoặc nói về thương hiệu đó.

2. Tìm kiếm thông tin trên các nền tảng Facebook, Instagram, Tiktok thay cho các công cụ truyền thống

Bên cạnh việc hợp tác cùng các influencer trong chiến dịch marketing, một xu hướng quan trọng khác trong năm 2023 chính là “social search” – sự gia tăng của việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội như một công cụ tìm kiếm.

Thế hệ người trẻ hiện nay ở độ tuổi từ 16 đến 24 đang dần chuyển sang sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin thay vì dùng các công cụ truyền thống như Google. Cụ thể, có tới 51% người dùng trong độ tuổi này sử dụng Instagram, Facebook và TikTok để tìm kiếm những thông tin như địa điểm nghỉ dưỡng, quần áo, quán cà phê, quán ăn ngon…

Nhận thấy được xu hướng mạnh mẽ này, TikTok đã cho ra mắt một quảng cáo khuyến khích người dùng sử dụng chức năng tìm kiếm của ứng dụng để nhận được những giải đáp hữu ích.

mạng xã hội

Với sự gia tăng của xu hướng sử dụng mạng xã hội để tra cứu thông tin, việc tối ưu hóa nội dung cho các nền tảng mạng xã hội trở nên ngày càng quan trọng đối với các thương hiệu lớn nhỏ khác nhau Mặc dù tối ưu hóa tìm kiếm trên mạng xã hội (Single Sign-On) chưa phát triển như lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), nhưng vẫn có nhiều chiến thuật cơ bản giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng hiển thị trên mạng xã hội.

Một trong những chiến thuật SSO (Single Sign-On) quan trọng nhất là sử dụng các từ khóa và hashtag phù hợp với thương hiệu trong tất cả bài đăng trên mạng xã hội. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của người dùng.

Bên cạnh đó, để tối ưu hóa cho việc tìm kiếm trên các nền tảng xã hội, Marketers có thể tận dụng những tính năng như geotagging (gắn thẻ địa lý trong bài đăng) và thêm thẻ alt (một thuộc tính HTML được áp dụng cho hình ảnh nhằm cung cấp sự thay thế bằng văn bản cho các công cụ tìm kiếm). Những phương pháp này sẽ giúp cho nội dung trở nên dễ tìm kiếm hơn, không chỉ trên các nền tảng mạng xã hội mà còn mở rộng ở nhiều máy chủ tìm kiếm khác. Bằng các hoạt động tối ưu hóa trên, thương hiệu có thể tận dụng tốt xu hướng “social search” trong quảng bá thương hiệu, tiếp cận được một lượng khán giả rộng hơn.

3. Dịch vụ khách hàng tương tác qua mạng xã hội

Dịch vụ khách hàng và tương tác giữa thương hiệu với người dùng dần chuyển sang những nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram và các trang web kinh doanh. Giờ đây, bên cạnh những phương thức mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, người tiêu dùng vẫn mong muốn lựa chọn sử dụng dịch vụ khách hàng trực tuyến để tương tác trước và sau khi mua hàng.

Nhiều thương hiệu đang đáp ứng nhu cầu này bằng cách giao cho các nhóm tiếp thị thực hiện việc cung cấp dịch vụ khách hàng trực tuyến. Để việc tương tác với khách hàng đạt được hiệu quả, bộ phận Marketing và Chăm sóc khách hàng phải đảm bảo được sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng theo những chiến lược đã được xây dựng từ trước.

tuong-tac-marketing

Các Marketers cần chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội như một phần của chiến lược tiếp thị tổng thể, nhằm duy trì sự cạnh tranh trong bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển liên tục. Bằng cách cung cấp một dịch vụ chăm sóc chất lượng cao trên các nền tảng mạng xã hội, thương hiệu có thể cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng và nâng cao sự trung thành của khách hàng với mình.Bên cạnh việc cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng qua các kênh trực tuyến, với xu hướng của năm 2023, thương hiệu cũng cần quan tâm phát triển một trải nghiệm mua sắm đáng tin cậy trên mạng xã hội. Social commerce (thương mại xã hội) là quá trình doanh nghiệp bán hàng trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội. Hình thức kinh doanh này đã thu hút nhiều sự chú ý trong những năm gần đây và là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp mở rộng phạm vi và tạo ra các nguồn thu nhập mới.

Life Media đã và đang triển khai nhiều dịch vụ quảng cáo và truyền thông hãy xem thêm tại đây nhé