Facebook Ads, Performance

SEO Facebook là gì? 9 tips SEO Facebook hiệu quả nhất

SEO Facebook là một trong những cụm từ được nhiều người tìm kiếm gần đây. Mục đích chính của công việc này là để đưa Fanpage lên top 1 của công cụ tìm kiếm Google. Nhưng việc này được đánh giá là khó hơn SEO website rất nhiều. Bài viết này, LifeMedia sẽ chia sẻ cho bạn 9 tips SEO Fanpage hiệu quả nhất.

7

I. SEO Facebook là gì?

Với những người mới tiếp còn thắc mắc rằng SEO Facebook là gì? Thực chất, đây là quá trình tối ưu Fanpage cho chuẩn SEO để người dùng có thể tìm kiếm được trên Google. Ví dụ, khi bạn gõ từ khóa ‘Sơn Tùng MTP” ngoài những bài viết trên trang web thì kết quả còn trả về trang Fanpage.
Để đưa ra xếp hạng cho Fanpage, thuật toán của Facebook sẽ lưu trữ tất cả hành vi của người sử dụng trên trang. Thông qua đó, Facebook sẽ đề xuất các hình ảnh, dịch vụ, sản phẩm liên quan tới những tìm kiếm trước đó của bạn. Vậy một số yếu tố ảnh hưởng tới SEO Facebook là gì?

  • Tiêu đề Fanpage có chứa từ khóa đang tìm kiếm.
  • Nội dung của Fanpage có hữu ích hay không.
  • Fanpage có lượng thành viên cao, lượng tương tác lớn và thường xuyên.
  • Các hoạt động của người dùng với trang như tương tác, bình luận, like, share hoặc check in.

II. Cách tạo Fanpage Facebook

Để tạo Fanpage Facebook, bạn hãy thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn.

Bước 2: Nhấn vào biểu tượng phía trên cùng bên tay phải, chọn “Trang” rồi nhấn “Tạo trang” bấm vào “Bắt đầu”.

Bước 3: Khi cửa sổ mới hiện ra, bạn cần điền những thông tin cơ bản của một Fanpage gồm:

  • Tên của Fanpage
  • Các hạng mục chính và phụ
  • URL của website (nếu có)
  • Đặt ảnh đại diện và ảnh bìa

Bước 4: Để quay lại giao diện ban đầu của Fanpage, bạn nhấn vào “Truy cập” và thêm tên người dùng và cách thức liên hệ.

Bước 5: Nếu muốn bổ sung thêm thông tin, bạn cần nhấn vào biểu tượng dấu ba chấm phía trên cùng bên tay phải. Tiếp đến chọn “Chỉnh sửa trang”, tại đây bạn có thể thực hiện thay đổi mẫu hiện tại. Đồng thời, bạn có thể thêm thông tin về giờ mở cửa (giờ làm việc), liên hệ, vị trí,…

III. Những loại nội dung cần có trên Fanpage

Sau khi đã xây dựng được Fanpage chuẩn SEO, bạn cần thực hiện xây dựng nội dung trên trang. Mục đích chính là để cạnh tranh với đối thủ để lên top và tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Vậy những nội dung nào cần thiết cho một Fanpage?

SEO Facebook

1. Nội dung bán hàng

Nội dung quan trọng đầu tiên cần xây dựng trong Fanpage là liên quan tới bán hàng. Những bài viết này sẽ giúp khách hàng biết bạn đang cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ gì. Nếu nội dung chất lượng và thực sự thu hút người xem thì họ sẽ trở fan cứng của trang. Sau một thời gian hoạt động, bạn có thể điều hướng nhóm đối tượng này sang mua hàng hoặc thực hiện tương tác trực tiếp tới sản phẩm như nhận tư vấn, dùng thử, làm khảo sát,…
Bài viết cần chứa từ khóa liên quan tới sản phẩm để người dùng có thể tìm thấy trên công cụ tìm kiếm Google. Đặc biệt, để bài viết mau lên top thì những từ khóa hoặc bộ từ khóa này phải được người dùng tìm kiếm nhiều. Bạn có thể sử dụng Google xu hướng (miễn phí) để nghiên cứu từ khóa cho bài viết. Ngoài ra, để tăng thêm sự hấp dẫn và thu hút người đọc, bạn cần thêm những cụm từ có tính CTA như sau trong bài viết:

  • Inbox trực tiếp để nhận ưu đãi hấp dẫn
  • Chấm hoặc bình luận để nhận tin nhắn
  • Click vào link này để nhận quà tặng hấp dẫn

2. Nội dung chia sẻ giá trị

Muốn Fanpage nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng, bên cạnh các nội bán hàng bạn nên làm thêm các nội dung cung cấp giá trị. Từng ngành nghề khác nhau sẽ có chủ đề chia sẻ khác nhau.

Giả sử, doanh nghiệp của bạn là đơn vị chuyên cung cấp mặt nạ chăm sóc da thì bạn nên làm các bài chia sẻ về “Cách rửa mặt đúng chuẩn để có làn da mịn màng”, “Làm hỗn hợp đắp mặt tự nhiên siêu rẻ tại nhà”,… Chú ý, bài viết cần theo dạng hướng dẫn, giải đáp hoặc chia sẻ kinh nghiệm.

3. Nội dung viral lấy tương tác

Người dùng hiện nay rất thích những nội dung vui nhộn, mang tính giải trí cao. Do đó, để Fanpage hoạt động hiệu quả bạn cần làm những nội dung viral để tăng lượng truy cập và follow trang. Các dạng nội dung này bao gồm:

    • Hình ảnh hoặc video dạng meme hài hước
    • Câu chuyện hài hước và kịch tính
    • Vẽ tranh minh họa
    • Các câu nói bắt trend được chế lại theo nhiều phong cách
    • Cắt ghép các clip ngắn có lượng tương tác cao trên Youtube hoặc TikTok.

SEO Facebook

IV. 9 cách SEO Facebook hiệu quả nhất

SEO Facebook là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn và tính sáng tạo. Nếu bạn đang nghiên cứu về chủ đề này thì đừng bỏ qua 9 cách SEO Facebook sau đây:

1. Cách đặt tên Fanpage chuẩn SEO

Cách làm SEO cho Fanpage là bạn cần đặt một cái tên ấn tượng và tuân theo quy tắc là có từ khóa. Mặc dù vậy, bạn cần lưu ý không nhồi nhét từ khóa vào tên Fanpage để không gây mất tự nhiên.

Thêm một quy tắc nữa bạn cần nhớ là không nên đặt tên Fanpage quá chung chung hoặc quá khó hiểu. Điều này sẽ khiến người dùng không nhớ được trang của doanh nghiệp. Bạn cũng không nên dùng ký tự đặc biệt cho tên Fanpage. Việc này sẽ khiến tên thiếu chuyên nghiệp mà mất đi thiện cảm với khách hàng.

SEO Facebook

2. Chèn keyword cho Fanpage

Một trong những cách làm SEO cho Fanpage là hãy chèn từ khóa một cách khoa học, khéo léo vào trang. Bạn nên đặt từ khóa vào những phần sau đây:

  • Mô tả trang
  • Về chúng tôi
  • Headline
  • Chú thích hình ảnh
  • Ghi chú
  • Cập nhật

Một mẹo nhỏ để SEO Facebook là hãy chọn những từ khóa dài để có thể chuyển đổi. Ví dụ, thay vì tập trung vào từ khóa “SEO Facebook” bạn nên chọn “kinh nghiệm SEO Facebook”. Một nhược điểm của loại từ khóa này là không mang lại lượng truy cập hoặc thứ hạng cao.

Để SEO Facebook hiệu quả, bạn cần kiểm tra từ khóa trên công cụ tìm kiếm của Facebook để xem có đối thủ nào đã dùng từ khóa đó chưa. Bạn cần chọn từ khóa cụ thể, có lượng Search Volume thấp hơn thì việc SEO Fanpage sẽ hiệu quả hơn.

SEO Facebook

3. Xây dựng backlink SEO Facebook

Cách xây dựng backlink trong Fanpage khó hơn so với thực hiện trên website. Tuy nhiên, những nguồn uy tín trỏ về trang của bạn càng nhiều thì độ uy tín càng tăng lên. Điều này sẽ giúp trang của bạn có cơ hội xếp top cao hơn trên bảng kết quả tìm kiếm Google. Kết quả là, sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ tiếp cận với nhiều người hơn, lượng traffic cũng tăng lên đáng kể.

Trái lại, những backlink từ nguồn kém chất lượng sẽ kéo thứ hạng Fanpage xuống. Cùng với đó, danh tiếng của trang cũng bị ảnh hưởng. Một tips nhỏ khi SEO cho Fanpage hiệu quả và đơn giản khác là bạn hãy chèn link trang trên bài viết ở trang cá nhân của mình. Nếu có người chia sẻ bài viết thì Fanpage sẽ được chia sẻ luôn.

4. Tối ưu URL cho Fanpage

URL cho Fanpage càng chuyên nghiệp sẽ giúp thương hiệu gây ấn tượng với người dùng. Muốn tối ưu SEO Facebook, URL cần:

  • Chứa từ khóa liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp cung cấp
  • Ngắn gọn và dễ nhớ
  • Có chứa tên thương hiệu

Một URL Fanpage đạt được các tiêu chí này sẽ giúp người dùng dễ tìm kiếm hơn trên Google. Nhờ đó, bài viết sẽ nhanh chóng lên top hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.

5. Tối ưu tab About

Phần About là một trong những mục quan trọng người dùng sẽ xem khi vào một Fanpage. Những thông tin ở đây sẽ giúp họ hiểu thêm về doanh nghiệp và sản phẩm mà họ cung cấp. Điều này sẽ quyết định người xem sẽ ở lại hoặc rời khỏi trang. Để tối ưu tab About, bạn cần thực hiện những yêu cầu sau:

  • Giới hạn ký tự trong phần này tối đa là 155, cần viết ngắn gọn về sứ mệnh và giá trị mà doanh nghiệp mang tới.
  • Cần chứa từ khóa.
  • Nội dung mới lạ, hấp dẫn để thu hút người đọc.

    6. Cập nhật đầy đủ thông tin doanh nghiệp

    Thủ thuật SEO Facebook là hãy điền đầy đủ và chính xác thông tin của doanh nghiệp. Dù bạn kinh doanh online thì đây cũng là phần rất quan trọng. Những mục thông tin đòi hỏi chính xác tuyệt đối gồm:

    • Địa chỉ trang web
    • Số điện thoại liên hệ
    • Hòm thư điện tử

    Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo những thông tin này khớp với trên website hoặc các nguồn khác. Sự sai lệch về thông tin sẽ khiến người dùng bối rối và mất niềm tin vào doanh nghiệp.

    Một lợi thế nữa của việc điền đúng địa chỉ trên Fanpage là khi người dùng check in địa điểm, chia sẻ bài viết trên trang cá nhân sẽ được nhiều người biết tới. Do vậy, việc điền đúng và đầy đủ thông tin là cách làm SEO fanpage hiệu quả.

    7. Cách viết bài chuẩn SEO trên Facebook

    Content đóng vai trò rất quan trọng trong một chiến dịch marketing. Cách viết bài chuẩn SEO trên Facebook như sau:

    • Chú ý vào 18 ký tự đầu tiên của bài viết vì Google có xu hướng lấy phần này làm Meta Description.
    • Đặt từ khóa ngay phần mở đầu bài viết để công cụ tìm kiếm dễ nắm bắt.
    • Fanpage và Group đã hỗ trợ thêm tính tăng đặt thẻ H1, H2, H3,… để bài viết chuẩn SEO hơn.
    • Nội dung có chọn lọc, trau chuốt câu chữ, văn phong phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
    • Ngoài cách viết bài chuẩn SEO trên Facebook, bạn cần thường xuyên đăng nội dung để giữ tương tác không bị giảm xuống.

    SEO Facebook

    8. Ghim bài viết quan trọng lên trang đầu

    Một trong những thủ thuật SEO Facebook là bạn cần ghim bài viết quan trọng lên trang đầu. Những bài viết này thường được đầu tư nội dung, hình ảnh đẹp nên sẽ thu hút người dùng truy cập vào trang. Những loại content nên ghim gồm:

    • Thông tin về webinar, ưu đãi sắp diễn ra kèm thời gian kết thúc.
    • Content chất lượng mang lại thông tin hữu ích, giải quyết được vấn đề của người dùng.
    • Thông báo về việc hợp tác với những công ty lớn trong ngành, những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội.

    SEO Facebook

    9. Thúc đẩy khách hàng hành động

    Mục đích chính của việc tạo Fanpage là để thúc đẩy người dùng hành động. Muốn làm được điều này, bạn cần chèn câu kêu gọi hành động (Call to action) cụ thể và rõ ràng vào bài viết. Loại câu này cần đáp ứng yêu cầu là:

    • Phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và mục đích của trang đích.
    • Bắt đầu bằng động từ như hãy, đăng ký, đặt, xem,…
    • Nhấn mạnh vào giá trị của sản phẩm/ dịch vụ đem tới cho người dùng.
    • Giải quyết được vấn đề của khách hàng.
    • Tập trung vào nỗi lo của khách hàng tiềm năng.
    • Giữ được chân khách hàng trên trang.

    Câu kêu gọi hành động này được coi là một thủ thuật SEO Facebook giúp tăng lượng truy cập từ Fanpage tới website. Việc này sẽ giúp tăng thứ hạng cho Fanpage trên công cụ tìm kiếm Google.

    Trên đây là những tips để SEO Facebook hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới dịch vụ marketing cho fanpage, doanh nghiệp, bạn vui lòng liên hệ với LifeMedia. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và luôn đem tới những dịch vụ chất lượng nhất.

    Xem thêm
    Marketing

    Top 5 hình thức Marketing hiệu quả năm 2023

    Với sự bùng nổ và phát triển mạnh của thời đại 4.0, các marketer cần phải nắm bắt được những xu hướng Marketing mới để sẵn sàng “chiến đấu” với hàng loạt những biến động của thị trường. Bài viết này, LifeMedia sẽ cùng bạn điểm qua 5 hình thức Marketing đạt hiệu quả cao nhất tính đến quý III năm 2023.

    1.Short video (Video ngắn)

    Hiện nay, việc tiếp cận thông tin và giải trí đang có xu hướng diễn ra nhanh chóng. Vì vậy, đối với marketing thì cách tiếp thị tới khách hàng dưới dạng video ngắn sẽ luôn mang lại hiệu quả tiếp cận và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cao. Việc đi thẳng vào vấn đề của video ngắn tác động người tiêu dùng mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

    Quảng cáo bằng video ngắn đã trở thành một hoạt động dễ tạo mối quan hệ thân thiết với người dùng dành cho bất kỳ doanh nghiệp nào (kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Các nhà tiếp thị có quyền tự do sáng tạo và thậm chí là có thể linh hoạt về tài chính – để sản xuất các video ngắn truyền đạt những thông tin ngắn gọn và dễ hiểu, dễ ghi nhớ đối với người xem.

    Marketing, hình thức marketing

    2.Tối ưu hiển thị (SEO)

    SEO tiếp tục là xu hướng Marketing Online nhờ việc kết nối thương hiệu với đúng với khách hàng mục tiêu, và đáp ứng được xu hướng Inbound Marketing (hướng tới việc nâng cao trải nghiệm người dùng) trong tương lai.

    Trước giờ nhiệm vụ của SEO là hướng đến top 10 kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google. Việc tối ưu hiển thị SEO ở vị trí Featured Snippet sẽ thu hút được hầu hết người dùng click vào và nhận được sự tin tưởng nhất về kết quả. Bởi muốn được hiển thị ở vị trí này, nội dung của bạn phải thật chất lượng mới có thể trải qua rất nhiều quy định khắt khe từ Google.

    Do đó, hầu hết tất cả người người dùng sẽ truy cập các trang web được đề cập trong đoạn trích nổi bật, và bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập không phải trả tiền đến trang web của mình.

    Marketing, hình thức marketing

    3.Kết hợp với người có tầm ảnh hưởng (KOL, KOC)

    Các Influencer hay KOL, KOC là những chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau với số lượng người theo dõi rất cao trên các nền tảng xã hội. Họ là những người có tác động lớn quyết định mua sản phẩm của người xem. Vì hiện nay người tiêu dùng thường có xu hướng tin tưởng vào đánh giá, review của bên thứ ba hơn là quảng cáo của doanh nghiệp.

    Do đó, những điều tốt đẹp về sản phẩm xuất phát từ người nổi tiếng sẽ thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Sức ảnh hưởng của các KOL, KOC trên thị trường chính là xu hướng Marketing giúp tăng nhận diện thương hiệu, giúp nhãn hàng tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.

    Marketing, hình thức marketing

    4.Kết hợp thực tế ảo (VR)

    Tiếp thị 4.0 khiến công nghệ VR cho phép người dùng miêu tả một môi trường được giả lập qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua kính thực tại ảo nhằm đem lại những trải nghiệm thực tế nhất cho người xem như họ đang ở trong chính không gian đó.

    Kết hợp công nghệ VR này với các thiết bị quét không gian 3D sẽ giúp bạn tạo ra cách tiếp thị tới khách hàng một cách độc đáo và sáng tạo nhất . Hiện nay nhiều marketer đã áp dụng công nghệ này trong việc tạo cho khách hàng tiện ích trải nghiệm chẳng hạn như không gian quán ăn, cafe, khách sạn, resort, bảo tàng, triển lãm, hay thậm chí các đại lý du lịch có thể mô phỏng điểm du lịch nổi tiếng…tạo cơ hội cho khách hàng dễ dàng có quyết định cho chuyến đi của mình.

    Marketing, hình thức marketing

    5.Tận dụng và kết hợp nội dung do AI tạo ra

    Với sự phát triển của khoa học máy tính, mọi lĩnh vực đều có sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) và Marketing cũng không nằm ngoài vùng phủ sóng này. Đặc biệt là hoạt động Digital marketing ứng dụng rất nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo chẳng hạn như: chatbot, nhận diện hình ảnh, sáng tạo nội dung,… AI đang làm cho hoạt động tiếp thị trở nên thông minh hơn, kết nối người tiêu dùng với đúng sản phẩm và thông điệp họ đang cần.

    Trong năm 2023 và tương lai gần, các thuật toán AI sẽ ngày càng được cải thiện và phát triển tối ưu hơn.Vì vậy các marketers cần khai thác triệt để các công nghệ trí tuệ nhân tạo mới để mang lại hiệu quả công việc tốt nhất.

    Marketing, hình thức marketing

    Phần kết

    Ta có thể thấy các xu hướng Marketing hiệu quả sẽ đều gắn liền với Internet, từ việc lựa chọn kênh quảng bá tới thúc đẩy hành động mua hàng. Những xu hướng mới này đã đánh dấu cho bước dịch chuyển từ 4P (Product, Price, Promotion, Place) sang 4C (Co-creation, currency, community, conversation). Có thể nói đây là một bước ngoặt lớn giúp mở ra một thời đại Marketing mới gần gũi với con người hơn.

    Nếu các doanh nghiệp còn nhiều thắc mắc trong vấn đề Marketing hay chỉ đơn giản chưa tìm ra hướng đi cho chiến dịch, hãy liên hệ ngay với LifeMedia để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

    Xem thêm
    Google Ads, Performance

    10 thuật toán tìm kiếm Google mà bạn cần biết trong SEO website

    Các thuật toán tìm kiếm của Google được tạo ra nhằm mang đến cho người dùng những kết quả chất lượng nhất về mặt nội dung. Tùy vào mỗi thuật toán mà sẽ có những đặc điểm, chức năng và công dụng khác nhau. Trong bài này, LifeMedia sẽ cùng bạn tìm hiểu thuật toán tìm kiếm của Google là gì và những thuật toán nào phổ biến nhất hiện nay.

    I. Các thuật toán tìm kiếm của Google là gì?

    Ắt hẳn đã không ít lần bạn nghe qua cụm từ “thuật toán tìm kiếm của Google”. Để hiểu và biết chính xác nó là gì thì trước tiên, ta giải nghĩa “thuật toán” là gì. Thuật toán là loạt các quy tắc có liên hệ với nhau hay một phương thức giải quyết một vấn đề. Các thuật toán tìm kiếm của Google là những thuật toán do Google phát hành nhằm chọn lọc các kết quả (trang web) phù hợp dựa trên từ khóa người dùng yêu cầu.

    Hiện nay, xã hội đang dần chuyển qua sử dụng dạng thông tin điện tử. Do đó nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy, Google đã liên tục cập nhật các thuật toán mới để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm. Đồng thời nâng cao khả năng cá nhân hóa và độ chính xác của kết quả trả về.

    Các thuật toán tìm kiếm giúp chọn lọc nội dung phù hợp với yêu cầu của người dùng.

    Khi bạn nhập từ khóa thì bạn sẽ nhận được các kết quả khác nhau. Thuật toán Google sẽ căn cứ vào từ khóa và nội dung của các trang web sau đó tiến hành phân tích và đưa ra danh sách các trang phù hợp. Danh sách này được sắp xếp theo thứ tự, trang đầu tiên (thường trừ các trang chạy quảng cáo) sẽ là trang có nội dung đáng tin cậy và phù hợp nhất với từ khóa bạn cần.

    Ngoài ra, để hỗ trợ cho quá trình truy xuất dữ liệu, Google còn âm thầm thu thập thông tin, lịch sử truy cập người dùng để các thuật toán tìm kiếm có thể cá nhân hóa kết quả tìm kiếm một cách tốt nhất. 

    Thuật toán Google, Google SEO

    II. Vì sao cần tìm hiểu các thuật toán của Google?

    Hiểu được các thuật toán Google sẽ giúp người quản trị trang web dễ dàng thực hiện công việc hơn. Trong quá trình làm việc, khi nắm được các quy tắc của thuật toán, bạn sẽ vận hành website thuận lợi. Ngoài ra, bạn có thể tránh mắc phải những cảnh cáo về nội dung hoặc hình thức do Google đặt ra.

    Đối với những người làm content marketing, quản trị viên của website hay SEOer thì hiểu rõ các thuật toán tìm kiếm của Google là việc cực kỳ quan trọng. Những năm trước các thuật toán sẽ xếp hạng các trang web dựa trên từ khóa và hình thức SEO. Điều này làm những thông tin kém chất lượng vẫn có thể lên trang đầu kết quả tìm kiếm. Do đó, để cải thiện chất lượng thông tin thì Google đã thực hiện một số cải tiến trong thuật toán. Hiểu rõ cách hoạt động của các thuật toán tìm kiếm sẽ giúp ích cho quá trình xây dựng website.

    Hiện nay, ngoài đánh giá hình thức SEO, các thuật toán tìm kiếm còn xem xét về nội dung trong trang web. Những nội dung không đạt yêu cầu sẽ bị giảm thứ hạng nghiêm trọng. Trường hợp tệ nhất là những web quá lạm dụng/spam từ khóa sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Những trang web với nội dung hữu ích, tạo sự hứng thú với người dùng sẽ được ưu tiên hơn.

    III. 10 thuật toán tìm kiếm của Google được áp dụng nhiều nhất

    1. Thuật toán Google Panda

    Thuật toán Google Panda được phát triển và công bố vào 24/02/2011. Panda hỗ trợ đánh giá, kiểm định lại nội dung của trang web. Đối với các trang kém chất lượng, thuật toán này sẽ đánh dấu làm giảm thứ hạng của trang web trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Ngoài ra, đối với các web chứa lượng lớn quảng cáo hoặc đánh cắp nội dung sẽ bị đánh tụt thứ bậc nghiêm trọng.

    Google Panda cải thiện đáng kể chất lượng thông tin trên Google.

    Những trang web có các đặc điểm dưới đây sẽ bị thuật toán Google Panda đánh dấu là kém chất lượng:

    • Nội dung sơ sài: Nội dung chứa ít thông tin hữu ích cho người dùng, cách diễn đạt lan man sẽ bị đánh giá là sơ sài. Ngoài ra, những trang spam từ khóa cũng sẽ bị đánh giá kém chất lượng.
    • Nội dung copy, đạo nhái: Có nhiều nhà phát triển web nhằm tiết kiệm chi phí và nhân lực nên đã đánh cắp nội dung của người khác hoặc spin nội dung. Thuật toán sẽ phân tích dữ liệu và gửi cảnh báo về cho những web này.
    • Thiếu uy tín: Những trang có nội dung không rõ nguồn gốc hoặc thông tin sai lệch sẽ bị đánh dấu là thiếu uy tín.
    • Quảng cáo nhiều: Vì lợi nhuận nên một số nhà quản trị web sẽ chèn quảng cáo dày đặc. Thuật toán Panda xem đây là hành vi không thân thiện với người dùng nên những web này sẽ không được đánh giá tốt.
    • Đánh giá không tốt: Khi người dùng xem thông tin trong bài viết và để lại những bình luận, đánh giá là nội dung kém thì trang web cũng sẽ không được xếp hạng cao.

    Thuật toán Google, Google SEO

    2. Thuật toán Google Penguin

    Google Penguin được ra mắt phiên bản đầu tiên vào tháng 4/2012. Thuật toán này là một phiên bản mở rộng của Google Panda giúp đánh giá các website chủ yếu dựa vào xây dựng các liên kết của web và spam link. Những trang có dấu hiệu mua backlinks, spam bài viết,… đều sẽ bị Google Penguin xử phạt. Ngoài ra, việc xây dựng các liên kết nội bộ lỏng lẻo, không hợp lý cũng có thể làm website giảm thứ hạng nghiêm trọng.

    Để tránh bị thuật toán tìm kiếm Penguin phạt, bạn cần đảm bảo những yếu tố dưới đây:

    • Kiểm tra những thay đổi của backlinks liên tục mỗi tuần: Backlinks là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng và độ uy tín của nội dung. Bạn nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không tồn tại các backlinks bẩn trong trang web.
    • Kiểm tra backlink trỏ đến trang web: Nếu có backlink tại các web xấu trỏ về trang thì Google Penguin sẽ đánh giá và gây bất lợi cho trang của bạn.
    • Xây dựng liên kết nội bộ chặt chẽ: Bạn cần xây dựng hệ thống internal link chặt chẽ để đảm bảo nội dung các trang trong website có liên quan đến nhau và hướng đến một chủ đề cụ thể.

    Thuật toán Google, Google SEO

    3. Google Pigeon

    Google Pigeon được thiết kế và cho ra mắt vào ngày 24/07/2014. Cũng như các thuật toán tìm kiếm khác, Google Pigeon ra đời nhằm giúp cá nhân hóa kết quả tìm kiếm của người dùng hơn. Mục tiêu hướng đến của thuật toán này là hiển thị chính xác những kết quả địa phương trong khu vực.

    Bạn có thể hình dung cách làm việc của Pigeon như sau: Giả sử bạn cần tìm kiếm cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM. Với các công cụ tìm kiếm cũ, nếu bạn ở quận 1 thì kết quả sẽ được hiển thị trên toàn thành phố. Nhưng sau khi thuật toán bồ câu ra đời, khi tìm kiếm như vậy, bạn sẽ nhận được các kết quả trong khu vực quận 1 hoặc xung quanh nơi bạn đang đứng.

    Thuật toán này sẽ dựa trên 3 yếu tố sau để lựa chọn trang web trả về:

    • Mức độ tương thích với nội dung tìm kiếm.
    • Khoảng cách của địa điểm đó so với vị trí của bạn.
    • Độ nổi tiếng, uy tín của doanh nghiệp sở hữu trang web đó.

    Nhờ sự ra đời của thuật toán này, các doanh nghiệp đã có những chuyển biến trong công đoạn SEO web. Ngoài việc thực hiện SEO nội dung theo phương thức truyền thống, họ còn hướng đến SEO ở địa phương nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng lân cận.

    Thuật toán Google, Google SEO

    4. Google Pirate

    Google Pirate được công bố lần đầu tiên vào tháng 8/2012. Công cụ này nhắm đến những web bị đánh giá hoặc báo cáo sử dụng nội dung lậu. Hiện nay, để có được nội dung chất lượng, nhiều website đã sử dụng các dữ liệu có bản quyền nhưng chưa xin phép. Thuật toán này sẽ phân tích nội dung web và đối chiếu với những sản phẩm, văn bản học thuật,… nhằm bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ của người dùng.

    Những web thường bị đánh dấu và nhận cảnh cáo từ Google Pirate là những trang có chủ đề âm nhạc, phim ảnh, tài liệu học tập. Những trang này có thể sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn nếu có người chứng minh những thông tin trên bị đánh cắp.

    Nếu có nghi ngờ nội dung bản quyền của bạn bị đánh cắp, bạn có thể sử dụng DMCA để yêu cầu gỡ thông tin đó xuống. Hoặc nếu nhận thấy các dấu hiệu trang web bị Google Pirate chú ý thì hãy kiểm tra lại các thông tin và xác nhận bản quyền (nếu có). Đồng thời, bạn cần đưa ra các bằng chứng cho Google Pirate để bảo vệ thông tin nếu chúng thuộc quyền sở hữu của mình.

    Thuật toán Google, Google SEO

    5. Thuật toán Google PageRank

    Google PageRank là một trong các thuật toán tìm kiếm được phát triển bởi Google. PageRank là phần mềm được thiết kế và ra mắt vào năm 1998. Công cụ này xuất hiện từ những năm đầu hoạt động của Google. Thuật toán này có tác dụng phân tích các đường dẫn được dùng trong Google tìm kiếm nhằm xếp hạng các trang web trên SERPs.

    Thuật toán này nhắm đến liên kết nội bộ và backlinks của trang web. Mỗi trang sẽ có các đường dẫn liên kết đến trang khác trong cùng website. Những trang có liên kết nội bộ trỏ về càng nhiều sẽ được đánh giá cao hơn. Đồng thời, trang có nhiều số lượng backlinks cũng đạt được thứ hạng tốt trong bảng xếp hạng của thuật toán này.

    Vì thuật toán Google này nhắm đến việc đánh giá dựa trên các đường liên kết nên đã gián tiếp tạo ra nhu cầu mua bán links. Trong những năm sau khi thuật toán ra mắt, thị trường trao đổi backlinks bắt đầu phát triển. Điều này tạo điều kiện cho các trang có nội dung kém thăng hạng. Đồng thời, gây ảnh hưởng xấu đến những trang web có nội dung uy tín, chất lượng. Vì vậy, Google đã xóa bỏ thuật toán này.

    Tuy nhiên, những thuật toán mới ra mắt vẫn có những tính năng được phát triển dựa trên Pagerank. Lâu dần, cách đánh giá của PageRank đã trở thành tiêu chí không thể thiếu trong các thuật toán sau này (Google Penguin,…). Vì vậy, các content marketer cần xây dựng tốt hai yếu tố quan trọng (backlinks và liên kết nội bộ) để đạt được đánh giá cao của công cụ tìm kiếm.

     

    6. Google Caffeine

    Phiên bản đầu tiên của Caffeine được ra mắt vào 06/08/2010. Thuật toán này đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách lập chỉ mục (index) của Google. Caffeine giúp những SEOer có thể khai thác lại các từ khóa cũ nhưng vẫn đạt được top đầu của SERPs.

    Trước khi có mặt Caffeine, các thuật toán tìm kiếm khác sẽ sắp xếp các bài viết theo thứ tự nhưng không có sự linh hoạt, tức là các bài đăng tải sau sẽ được xếp hạng phía sau. Điều này làm cho những bài viết chất lượng nhưng được đăng tải sau so với những bài ở trang đầu có xếp hạng thấp hơn.

    Sau khi có Google Caffeine, các bài viết sẽ được xử lý song song giúp nội dung luôn được cập nhật mỗi giây. Các bài viết mới để SEO những từ khóa cũ vẫn được index với xếp hạng cao (vẫn phải đảm bảo chất lượng của nội dung).

    Thuật toán Google, Google SEO

    7. Google HummingBird

    Google HummingBird được ra mắt lần đầu ngày 30/08/2013. Đây là thuật toán thông minh, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để phân tích từ khoá và yêu cầu của người dùng.

    Trong nhiều trường hợp, người dùng không biết chính xác từ khoá họ cần là gì. Họ sẽ mô tả nó bằng những đặc điểm của từ khóa đó. Những thuật toán tìm kiếm Google khác rất có thể sẽ không hiểu chính xác ý định của người dùng và đưa ra các kết quả rời rạc liên quan đến 1 hay vài đặc điểm của từ khóa được yêu cầu.

    Ngược lại, Google HummingBird sẽ phân tích thành phần của nội dung tìm kiếm về mặt ngữ nghĩa. Do đó, kết quả có độ chính xác cao và gần nhất với mong muốn của người dùng.

    Ví dụ: Khách truy cập cần tra thông tin một loại quả có gai dài nhọn, có vị ngọt và mùi hương đậm. HummingBird sẽ đưa ra kết quả là sầu riêng trong khi các thuật toán khác sẽ đưa ra kết quả là mít, xoài,…

    Việc xử lý tối ưu các từ khoá đuôi dài đã nâng tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khoá. Các nhà quản trị web sẽ có nhiều cơ hội tìm ra và sử dụng những từ khóa tiềm năng hơn. Tức là ngoài việc khai thác các từ khóa chính và từ khóa biến thể, content marketer phải chú ý đến những từ đồng nghĩa, đặc điểm liên quan nhằm giúp bài viết có hiệu suất SEO cao hơn.

    8. Mobile Friendly

    Đây là một trong các thuật toán thuộc quyền sở hữu của Google. Mobile Friendly được thiết kế và tung ra thị trường vào 21/04/2015. Theo tên của thuật toán, mục tiêu của Mobile Friendly là các website tối ưu hóa cho mobile. Nó sẽ đánh giá độ thân thiện của trang web đối với các thiết bị này.

    Khi sử dụng di động, trang web càng thân thiện với điện thoại thì sẽ càng được Mobile Friendly ưu tiên.

    Trong những năm gần đây, smartphone chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của con người. Vì ý thức được sự phổ biến này nên Google đã phát triển thuật toán theo hướng thân thiện với thiết bị di động (Mobilegeddon). Sau sự xuất hiện của Mobile Friendly, bảng xếp hạng tìm kiếm trên di động có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, thuật toán này không ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm trên máy tính.

    Để có trang web Mobilegeddon, về cơ bản, bạn cần thiết kế nó linh hoạt với thao tác cuộn lên xuống, các nút bấm rõ ràng. Các vấn đề về cỡ chữ và màu chữ cũng sẽ có sự khác biệt giữa giao diện máy tính và điện thoại. Vì vậy, trước khi tiến hành xây dựng nội dung, bạn nên tập trung thiết kế trang web chuẩn SEO có độ linh hoạt cao để phù hợp với thuật toán Mobile Friendly.

    Thuật toán Google, Google SEO

    9. Google RankBrain

    Google RankBrain xuất hiện lần đầu vào tháng 10 năm 2015 nhằm đáp ứng chính xác yêu cầu của người dùng. Thuật toán tìm kiếm này sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng để phân tích và xác định kết quả tìm kiếm phù hợp. Thông tin được Google RankBrain khai thác chủ yếu là vị trí địa lý và mục tiêu chính khi tra từ khoá.

    Để xác định được mục tiêu này, thuật toán cần sự hỗ trợ của phần mềm trí tuệ nhân tạo Machine Learning. Những nhà phát ngôn của Google cho rằng RankBrain là một trong những công cụ quan trọng nhất để đánh giá thứ hạng của trang web trong bảng kết quả tìm kiếm.

    Để được thuật toán tìm kiếm này đánh giá cao, bạn cần chú ý những tiêu chí sau:

    • Lĩnh vực của từ khoá: Với những từ khóa mang tính học thuật, hàn lâm, bài viết cần phải có chiều sâu, khai thác được các khía cạnh của vấn đề. Đối với các từ thuộc về thời sự, nội dung phải cập nhật nhanh, thông tin đáng tin cậy.
    • Uy tín website của bạn: Nếu nội dung của bạn tích cực, bổ ích thì sẽ có được đánh giá tốt từ người dùng. Đánh giá cao từ khách truy cập sẽ thể hiện nội dung của bạn hữu ích và uy tín.

    Thuật toán Google, Google SEO

    10. Google Fred

    Fred là một trong các thuật toán tìm kiếm đánh giá các quảng cáo trong website. Fred được Google phát triển và cho ra mắt lần đầu vào 08/03/2017. Google Fred ra đời vì vào những năm 2010, các trang web bắt đầu tranh đua chạy quảng cáo làm giảm trải nghiệm người dùng.

    Cụ thể, thuật toán này sẽ đánh giá và gửi án phạt cho những website có nội dung kém chất lượng hoặc có nhiều quảng cáo. Quảng cáo này có thể là các hình ảnh, video,… hoặc là những đường dẫn trỏ ra các trang bên ngoài (không cùng chủ đề với bài viết).

    Sự xuất hiện của Fred đã làm thay đổi thị trường quảng cáo trên website trong những năm sau đó. Các nhà quản trị cũng đã cẩn thận lựa chọn quảng cáo phù hợp với các quy tắc của thuật toán tìm kiếm này.

    Bạn cần lưu ý những tiêu chí sau khi tạo dựng nội dung đăng lên website nhằm không vi phạm quy tắc của Fred:

    • Chất lượng và độ tin cậy của quảng cáo.
    • Mức độ liên quan của quảng cáo đối với bài đăng trên web.
    • Độ dày đặc của các quảng cáo.
    • Chất lượng của nội dung.
    • Độ an toàn của các đường dẫn trỏ ra ngoài website.

    Thuật toán Google, Google SEO

    Qua bài viết, chúng ta vừa tìm hiểu về thuật toán tìm kiếm là gì và các thuật toán tìm kiếm hiện nay của Google. Nếu là một người trong ngành digital marketing thì đây là những kiến thức cơ bản giúp bạn thực hiện công việc tiếp thị trang web một cách hiệu quả, tối ưu. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề của lĩnh vực marketing hoặc cần đơn vị hỗ trợ dịch vụ marketing thì hãy liên hệ LifeMedia để được tư vấn và phát triển phương án phù hợp nhất với doanh nghiệp.

     

    Xem thêm
    Marketing

    5 ưu điểm khiến Digital Marketing trở nên quan trọng

    Digital marketing là một trong những lĩnh vực quan trọng và phát triển nhanh nhất hiện nay. Đặc biệt đây là “cánh tay” vô cùng đắc lực đối với những thương hiệu cần tiếp cận đến rộng rãi khách hàng hay chỉ cần đúng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các kênh trực tuyến. Với sự phổ biến của internet và công nghệ số, việc tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các kênh trực tuyến đã trở thành cách tiếp cận hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

    1. Tiếp cận khách hàng mục tiêu

    Digital marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu, hay từng chiến dịch thông qua các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến và nhiều hơn nữa. Doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược nhắm đến khách hàng mục tiêu tiềm năng, thu hút sự quan tâm, tạo và thúc đẩy động lực mua hàng của khách hàng hơn.

    Digital Marketing

    2. Tiết kiệm chi phí quảng cáo

    Digital marketing có chi phí thấp hơn so với Marketing truyền thống như quảng cáo truyền thông và quảng cáo trực tiếp. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì chi những khoảng tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ để quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các OOH (Out Of Home) tại vị trí đắt địa để thu hút tối đa sự quan sát của khách hàng.

    Thì nay doanh nghiệp có thể tiết kiệm hơn bằng cách Marketing đến khách hàng thông qua các công cụ của Digital Marketing, vừa có thể tối ưu chi phí, vừa có thể thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

    Digital Marketing

    3. Đo lường hiệu quả chiến dịch

    Một trong những ưu điểm của Digital Marketing là khả năng đo lường chiến dịch. Thông qua các kênh trực tuyến, doanh nghiệp có thể theo dõi các chỉ số đo lường sự hiệu quả chiến dịch như:

    • Chỉ số liên quan đến lưu lượng truy cập
    • Lượt truy cập trang web
    • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
    • Thời gian trung bình trên trang
    • Số lần xem trang
    • Chỉ số liên quan đến tương tác người dùng
    • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
    • Tỷ lệ click-through (CTR)
    • Tỷ lệ chia sẻ (Share Rate)
    • Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate)
    • Chỉ số liên quan đến hiệu quả kinh doanh
    • Doanh thu
    • Lợi nhuận
    • Chi phí quảng cáo
    • Lợi nhuận trên mỗi chi phí (ROI)

    Các chỉ số trên giúp doanh nghiệp nắm bắt được các chỉ số một cách chính xác, từ đó xem xét và nghiên cứu về điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục để đưa ra các phương pháp cải thiện chiến lược tiếp thị và tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch khi tiếp cận với khách hàng.

    Digital Marketing

    4. Nâng cao sự tương tác khách hàng

    Digital Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra các nội dung hấp dẫn và lôi cuốn để thu hút tối đa sự quan tâm của khách hàng từ đa nền tảng. Các doanh nghiệp có thể tạo được các nội dung từ hình ảnh, bài viết, video,… để đa dạng được thông tin tiếp cận với khách hàng và cũng không làm cho họ cảm thấy nhàm chán. Như vậy, doanh nghiệp có thể tăng lượng tương tác và đáp ứng nhanh chóng phản hồi của khách hàng, giúp nâng cao sự hài lòng và tạo đà tăng trưởng doanh số.

    Digital Marketing

    5. Tăng tính cạnh tranh

    Digital Marketing cho phép doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng và thích nghi với các sự biến đổi linh hoạt của thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với sự dịch chuyển của thị trường. Ngoài ra có thể giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng một lĩnh vực. Doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng, có những chiến lược Marketing phù hợp sẽ luôn có lợi thế cạnh tranh trong ngành.

    Như vậy, trong thời đại hầu hết mọi người sử đều sử dung mạng xã hội và Internet thi các doanh nghiệp nên tận dụng để tạo các chiến dịch Marketing trên các nền tảng kỹ thuật số vừa giúp tối ưu chi phí, vừa tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu của thương hiệu.

    Xem thêm
    Marketing, Performance

    4 ứng dụng quảng cáo online hiệu quả trở thành xu hướng của năm 2023

    Thương mại điện tử luôn gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật – công nghệ. Đặc biệt trong ngành quảng cáo online, việc công nghệ phát triển giúp các hình thức quảng cáo ngày càng trở nên đa dạng. Để tạo đà tăng tốc và bứt phá trong cạnh tranh, hãy cùng LifeMedia điểm qua những xu hướng quảng cáo online nổi trội trong năm 2023 nhé.

    1. TikTok: đồng tiền đi liền hiệu quả

    TikTok vốn nổi tiếng với định hướng nội dung theo dạng Video ngắn; giờ đây, nền tảng này đang trở thành một lựa chọn quảng cáo sáng giá. Lượng đầu tư vào TikTok hiện tăng nhanh hơn mọi nền tảng số khác và lợi nhuận do nó mang lại cũng mạnh mẽ, vượt hơn các công cụ như YouTube.

    Chắc chắn các nhãn hàng sẽ tăng thêm ngân sách cho TikTok; và khi nhu cầu tăng, chi phí quảng cáo trên TikTok cũng sẽ tăng. Để quảng cáo có lợi, bạn cần tối ưu hóa chiến lược của mình: tạo nội dung sáng tạo, chất lượng cao và gây tiếng vang trong độc giả.

    quảng cáo online, quảng cáo

    2. Meta: tăng doanh thu tăng cả lợi nhuận

    Meta cũng là một nền tảng quảng cáo nổi bật trong năm 2023. Mặc dù lượng đầu tư cho Meta đã giảm 12% trong năm 2022 do các điều kiện kinh tế vĩ mô và sự xuất hiện của hệ điều hành iOS 14.5, nền tảng này vẫn chứng tỏ được các ưu điểm trong quảng cáo online về: khả năng chọn mục tiêu một cách chi tiết, khả năng tối ưu hóa và tầm bao phủ rộng. Vì thế, năm 2023 vẫn là một tương lai tươi sáng, hứa hẹn cho Meta.

    Quảng cáo online, quảng cáo

    3. Performance Max (Google): mới mẻ nhưng không kém tiềm năng

    Nền tảng Performance Max của Google đã khởi đầu ấn tượng trong năm 2022. Tuy nhiên, có lẽ các nhãn hàng sẽ cân nhắc nó kĩ lưỡng hơn bởi một số nghiên cứu cho thấy thành công của Performance Max do ở hào quang chứ không thực chất.

    Google đã tích hợp một số công cụ vào Performance Max làm tăng các chỉ số ROAS nhưng doanh thu các nhãn hàng không tăng đáng kể. Dầu vậy, nền tảng này vẫn khá tiềm năng và đáng thử nghiệm.

    Quảng cáo online, quảng cáo

    4. Pinterest: gừng càng già càng cay

    Pinterest được kỳ vọng sẽ ấn định vị thế kênh quảng cáo đứng đầu trong năm 2023. Vốn nổi tiếng trong giới thương hiệu nội thất, nay Pinterest mở rộng ảnh hưởng sang nhiều ngành hàng khác.

    Nền tảng này có tính tương tác cao và tích cực tìm các sản phẩm cùng ý tưởng mới mẻ; là một công cụ quý cho các nhãn hàng, giúp họ thử nghiệm các sản phẩm mới. Hơn nữa, Pinterest còn có ROAS trung bình cao liên tục – một chỉ dấu rõ ràng cho sức mạnh của mình.

    Quảng cáo online, quảng cáo

    Các doanh nghiệp lớn thường chọn các nền tảng hàng đầu để quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp, tuy nhiên do vấn đề suy thoái kinh tế khiến ngân sách vào quảng cáo ngày càng trở nên hạn hẹp. Việc sử dụng các ứng dụng quảng cáo rẻ với ngân sách thấp dễ gây tình trạng hiệu quả không được như ý.

    Nhà quảng cáo phải hiểu rõ ứng dụng quảng cáo của mình đang sử dụng để tối ưu hóa chi phí và đạt hiệu quả cao. Nếu quý doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn có thể liên hệ ngay với LifeMedia để được hỗ trợ và tư vấn chiến lược tối ưu nhất.

    Xem thêm
    Performance

    6 tips xây kênh Tiktok cho nhà sáng tạo nội dung mới

    Tiktok đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ ở giới trẻ mà còn có ảnh hưởng đến các thế hệ đi trước. Không chỉ vì sự tiện lợi, giải trí mà xây kênh tiktok đang trở thành phương pháp truyền thông uy tín cho hoạt động kinh doanh lớn, nhỏ.

    Xây dựng kênh TikTok là quá trình bạn lên kế hoạch xây dựng và phát triển kênh đăng tải nội dung và tối ưu kênh của bạn. Việc lên kế hoạch xây dựng kênh sẽ giúp bạn tạo cho kênh 1 chủ đề, thu hút được người xem có cùng nhu cầu và sở thích khiến cho nội dung trên kênh của bạn liên kết chặt chẽ với nhau. Bài viết này, Lifemedia sẽ đưa ra cho độc giả 6 tips kế hoạch xây dựng kênh hiệu quả

    xây kênh tiktok, tiktok

    1. Đối tượng mục tiêu

    Trước hết, bạn cần chọn đối tượng mục tiêu cho kênh (channel). Ví dụ như kênh pheaudi , đối tượng mục tiêu là các bạn trẻ, doanh nhân,… mê xe sang từ 22 – 40 đang sinh sống tại Việt Nam.

    Bạn cần xác định nhóm đối tượng mục tiêu thường xem những hashtag nào, và theo dõi những channel nào. Việc này sẽ cần bạn và đội ngũ nghiên cứu kỹ lưỡng về nhóm đối tượng của mình bằng cách dành nhiều thời gian lướt TikTok, tham khảo các profile user đặc trưng, hoặc phỏng vấn một số người dùng tương ứng…

    Ví dụ trong trường hợp của pheaudi, nhóm đối tượng mục tiêu thường xem các hashtag như: #audi, #supercar #fyp #pheaudi Có thể thấy, hashtag #audi, #supercar là phù hợp với định hướng của kênh nhất. Trong đó, #supercar là hashtag chung thể hiện category xe sang, còn #audi là hashtag thể hiện chi tiết về tên dòng xe.

    2. Kênh đối thủ

    Sau đó là nghiên cứu các kênh đối thủ. Cụ thể là theo dõi những nội dung họ triển khai, hashtag họ sử dụng, lượt xem họ đạt được trên các nhóm nội dung… Dựa vào đấy, bạn có thể phân tích và rút ra bài học cho kênh của mình, từ đó tránh làm những nội dung kênh đối thủ đã làm nhưng không thành công, hoặc bạn có thể lên ý tưởng làm nội dung hay hơn…

    Bạn cũng nên lưu ý ngoài việc theo dõi video của đối thủ, hãy chú ý lịch livestream và tăng trưởng sau livestream. Vì đôi khi nguồn tăng trưởng view, like và follower của họ đến từ livestream là chính chứ không phải các video được đăng tải gần đây.

    xây kênh tiktok, tiktok

    3. Concept

    Dựa vào những đúc kết từ bước nghiên cứu đối tượng mục tiêu và kênh đối thủ, bạn chọn ra concept cho kênh (Informational – cung cấp thông tin, Vlog, Step by Step – hướng dẫn cách làm, và Trend – nắm bắt xu hướng…). Và bạn đừng quên đính kèm những phân tích, đánh giá để sếp và đồng đội có thể hiểu lý do đằng sau đề xuất của bạn.

    4. Category và Hashtag

    Đối với category, bạn cần chọn ra 1 hashtag của category, và hashtag này sẽ được đề cập trong tất cả các video trên kênh của bạn. Lưu ý, bạn nên chọn hashtag điển hình cho từng category và có khoảng vài trăm tỷ view. Bạn hãy dành thời gian lướt TikTok để khám phá các hashtag phù hợp.

    Như vậy, bạn có thể chọn tối thiểu 3 hashtag theo cấp độ từ bao quát đến chi tiết, và tránh dùng các hashtag có tên đối thủ của bạn như sau:

    • Hashtag thứ nhất là hashtag điển hình cho category. Ví dụ: #supercar
    • Hashtag thứ hai là hashtag chi tiết hơn về lĩnh vực bạn lựa chọn. Ví dụ: #audi
    • Hashtag thứ ba là hashtag riêng của kênh bạn. Ví dụ: #pheaudi

    xây kênh tiktok, tiktok

    5. Talent

    Chưa dừng lại ở đấy, bạn sẽ tiếp tục chuyển sang bước tuyển chọn một người hoặc một nhóm talent sẽ xuất hiện trong các video của kênh. Trước hết, bạn cần xác định được chân dung của talent như vẻ ngoài của họ khi lên video (kiểu tóc, trang điểm, quần áo…), phong cách nói chuyện, giọng nói, tốc độ nói…

    Tôi gợi ý bạn có thể tiến hành quay mẫu khoảng 5 video với kịch bản dựa theo 1 video đã thành công bất kỳ. Mục tiêu là đánh giá mức độ phù hợp của talent với định hướng của kênh. Còn trong trường hợp bạn chính là talent, bạn có thể tự quay bản thân và xem xét những điểm cần cải thiện.

    6. Công thức làm video

    Tiếp theo, đến phần công thức video, hãy chọn ra một số công thức phù hợp cho kênh của bạn. Tương tự với concept và category, bạn hãy kèm theo phần giải thích từng công thức và lý do bạn chọn công thức đó cho sếp và đồng nghiệp. Ở đây, tôi tổng hợp 6 công thức làm video phổ biến trên TikTok mà nhiều creator đã áp dụng và thành công, đó là:

      • Đưa ra tình huống rất kịch tính
      • Đưa ra vấn đề và cách giải quyết cho vấn đề đó
      • Đưa ra các tính năng, ứng dụng độc đáo của một đồ vật, sản phẩm
      • Hướng dẫn, biểu diễn, làm thử demo
      • Ghi lại các khoảnh khắc đặc biệt
      • Tỏ ra hết sức dễ thương

    Phân chia các phase và mục tiêu tương ứng

    Thông thường, có 3 giai đoạn thiết lập và xây dựng kênh TikTok là thử nghiệm (Test), thương mại hoá (Commercial), và kết nối (Connect).

    dụ trong giai đoạn đầu tiên, tôi đặt KPI sẽ là 10 nghìn người theo dõi. Lúc này, để tiết kiệm nguồn lực và làm video nhanh hơn, tôi chọn cách làm các video chỉ có giọng đọc, với kịch bản dựa trên các bài viết trên blog của mình. Trong giai đoạn này, tôi chỉ đặt mục tiêu đơn giản là thử nghiệm và rút kinh nghiệm.

    Đến giai đoạn thứ 2, mục tiêu của tôi sẽ là đa dạng hóa nội dung và thử nghiệm các dạng nội dung thương mại hoá. Giả sử KPI trong giai đoạn này là 50 nghìn người theo dõi. Theo đó, tôi sẽ sản xuất các video chuyên nghiệp hơn; tôi cũng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn trong video, đồng thời lồng ghép sản phẩm vào một số video phù hợp. Cuối cùng là thử nghiệm livestream với những kịch bản đơn giản.

    Giai đoạn cuối cùng, KPI sẽ là tìm kiếm nhà tài trợ cho kênh. Mục tiêu của giai đoạn này là liên kết các sản phẩm của mình lại với nhau và kiếm tiền từ kênh. Tôi sẽ sản xuất các phiên livestream chuyên nghiệp, đưa vào các sản phẩm của nhà tài trợ, và tích hợp TikTok Shop. Từ đó tạo nền tảng để kêu gọi thêm tài trợ và tìm kiếm thêm hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ TikTok.

    Launching

    Để chuẩn bị cho việc launching một cách hiệu quả, bạn cần liệt kê các đầu việc cần hoàn thành và những nguồn lực cần có (phân công nhân sự, phân bổ thời gian…). Bạn có thể lên một danh sách đơn giản như hình minh hoạ dưới đây, hoặc thiết kế một content calendar chi tiết, sử dụng sơ đồ Gantt…

    Xem thêm
    Performance

    Wifi Marketing là gì? 5 lưu ý khi thực hiện wifi marketing để đạt được hiệu quả cao

    Wifi Marketing đang trở nên ngày càng phổ biến bởi nó mang lại những lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp như tăng mức độ nhận diện thương hiệu và thu thập dữ liệu khách hàng. Với sự đa dạng trong hình thức quảng cáo. Wifi Marketing cung cấp nhiều lựa chọn linh hoạt và sáng tạo, đồng thời đem lại hiệu quả tối đa cho chiến dịch Marketing trực tuyến của quý doanh nghiệp. Vậy, Wifi Marketing là gì và nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng LifeMedia Agency tìm hiểu trong bài viết này nhé!

    I. Wifi Marketing là gì?

    • Wifi Marketing là một chiến lược tiếp thị và quảng cáo thông qua mạng wifi nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và cho phép khách hàng kết nối với Internet mà không cần nhập mật khẩu.
    • Nói một cách đơn giản, khi bạn kết nối vào mạng wifi công cộng nào đó, bạn sẽ được yêu cầu điền thông tin cá nhân của mình như tên, địa chỉ email, số điện thoại,… Sau đó, doanh nghiệp có thể sử dụng những thông tin này để gửi thông báo, ưu đãi, thông tin sản phẩm hoặc thậm chí khảo sát để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
    • Tùy thuộc vào từng chiến dịch quảng cáo Wifi Marketing mà người dùng sẽ có các hành động tương tác khác nhau. Ví dụ như click vào đường liên kết, xem video/clip hoặc tương tác trên mạng xã hội bằng cách like, comment hoặc chia sẻ bài viết để tăng tương tác với cộng đồng trực tuyến của doanh nghiệp.

    Wifi Marketing

    II. Ưu điểm và lợi ích khi sử dụng Wifi Marketing

    1. Lợi ích đối với khách hàng

    • Truy cập wifi miễn phí

    Khách hàng có thể truy cập wifi miễn phí tại các địa điểm công cộng như quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, sân bay,… Điều này giúp tiết kiệm chi phí để sử dụng dữ liệu di động và tạo ra trải nghiệm thuận tiện hơn cho việc kết nối Internet.

    • Thông tin sản phẩm và dịch vụ

    Wifi Marketing mang đến cho khách hàng nhiều cơ hội để tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

    Thông qua quảng cáo, video giới thiệu và landing page, khách hàng có thể nắm bắt thông tin chi tiết về sản phẩm, tính năng, cách sử dụng và đánh giá từ người dùng khác. Thậm chí, họ còn nhận được các ưu đãi đặc biệt, giảm giá hoặc phiếu quà tặng phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.

    • Tương tác và tham gia

    Thông qua Wifi Marketing, khách hàng có thể tương tác trực tiếp với doanh nghiệp bằng cách tham gia các cuộc thăm dò ý kiến, khảo sát, đăng ký tham gia chương trình thành viên. Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy rằng họ được chú trọng và tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm, cải thiện trải nghiệm khách hàng.

    Wifi Marketing

    2. Lợi ích đối với doanh nghiệp

    • Xây dựng nguồn thông tin khách hàng

    Wifi Marketing giúp doanh nghiệp thu thập thông tin quan trọng của khách hàng, qua đó xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng chất lượng và tạo cơ hội tiếp cận trực tiếp với đúng đối tượng khách hàng mục tiêu trong tương lai.

    • Đẩy mạnh tương tác và truyền thông

    Bằng cách gửi thông báo, tin tức, ưu đãi và thông tin sản phẩm mới trực tiếp đến khách hàng khi họ kết nối vào mạng wifi, doanh nghiệp có thể tăng cường tương tác, truyền thông và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

    • Phân tích thông tin và đánh giá mức độ hiệu quả

    Điểm mạnh của Wifi Marketing là cung cấp khả năng phân tích dữ liệu và đo lường hiệu quả chiến dịch. Doanh nghiệp có thể theo dõi số lượt kết nối, tương tác khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi và các thông số khác để đánh giá hiệu quả của chiến dịch và cải thiện chiến lược tiếp thị.

    • Tăng doanh số bán hàng

    Wifi Marketing cải thiện doanh số bán hàng thông qua những lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp hiểu và đáp ứng phù hợp với nhu cầu khách hàng, trong khi khách hàng cảm nhận được chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.

    Việc tạo ra một trải nghiệm tốt qua Wifi Marketing sẽ kích thích khách hàng tham gia và tương tác với thương hiệu, đồng thời đẩy mạnh lòng tin với doanh nghiệp, từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi cho quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn.

    Wifi Marketing

    III. 3 mô hình quảng cáo Wifi Marketing hiệu quả nhất

    1. Mô hình quảng cáo Wifi Marketing độc lập

    Mô hình quảng cáo qua mạng Wifi Marketing độc lập thường được áp dụng tại nhà hàng, quán cà phê hay các cửa hàng đơn lẻ khác. Trong thiết bị Wifi Marketing, nội dung quảng cáo đã được cấu hình sẵn và được phát sóng đến các điểm cố định.

    Ưu điểm: Triển khai dễ dàng và mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp cận khách hàng.

    Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho một địa điểm cụ thể và không phù hợp để mở rộng quảng cáo trên diện rộng hoặc cho nhiều địa điểm khác nhau.

    2. Mô hình quảng cáo Wifi Marketing theo chuỗi

    Mô hình quảng cáo này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp quy mô lớn, có nhiều địa điểm và chi nhánh xa nhau. Trong đó, trang web phục vụ Wifi Marketing được đặt trên một hosting để lưu trữ và hệ thống Wifi Marketing chỉ cần cung cấp link cho người dùng khi họ yêu cầu kết nối wifi miễn phí.

    Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể thực hiện quảng cáo đồng thời cho nhiều địa điểm trong cùng hệ thống và nhanh chóng thay đổi nội dung quảng cáo trên toàn hệ thống chỉ với một thao tác trên trang web chủ quản.

    Nhược điểm: Cần quá trình triển khai và cấu hình phức tạp do phải xử lý nhiều điểm phát sóng.

    3. Mô hình quảng cáo Wifi Marketing sân bay

    Đây là một hình thức quảng cáo mới thuộc mô hình chuỗi mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Trong danh sách các phương thức quảng cáo, quảng cáo thông qua hệ thống wifi miễn phí đang ngày càng phổ biến do nhu cầu sử dụng Internet gia tăng và thời gian lưu lại tại sân bay tương đối dài.

    Wifi Marketing

    IV. 4 hình thức quảng cáo qua Wifi Marketing được ưa chuộng nhất hiện nay

    • Banner flash: Đây là hình thức hiển thị 1 đến 2 banner quảng cáo chứa đầy đủ tên thương hiệu, logo và nội dung thông điệp. Người dùng sẽ được yêu cầu đăng nhập và xem banner quảng cáo trước khi có quyền truy cập wifi.
    • TVC: Đây là hình thức hiển thị clip quảng cáo ngắn kéo dài từ 5 đến 15 giây, giới thiệu về sản phẩm, chương trình khuyến mại hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ không thể bỏ qua việc xem TVC này nếu muốn truy cập wifi.
    • Data form: Hình thức này hiển thị banner quảng cáo kèm theo các trường thu thập thông tin. Người dùng sẽ được yêu cầu điền các thông tin cá nhân như họ tên, độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính,…

    Text matching: Để có quyền truy cập Internet, người xem quảng cáo cần nhập tên doanh nghiệp chuẩn xác. Điều này đảm bảo rằng người dùng phải nhận biết và ghi nhớ đúng tên thương hiệu để sử dụng dịch vụ wifi miễn phí.

    V. Lưu ý sử dụng Wifi Marketing hiệu quả nhằm thu hút người tiêu dùng

    1. Có đường truyền Internet đủ mạnh

    Để khách hàng có thể kết nối vào mạng wifi một cách trơn tru, điều kiện đầu tiên là bạn cần có một đường truyền internet đủ mạnh. Ngay cả khi các yếu tố khác đều tốt (như thiết bị tốt, vùng phủ sóng tốt…), nếu đường truyền internet của bạn yếu thì mạng wifi cũng sẽ trở nên kém chất lượng.

    Công thức cần nhớ: Tốc độ đường truyền = Tốc độ trung bình x Số người truy cập lớn nhất.

    Trong đó, tốc độ truy cập trung bình của một người là 200kbps (kilobit trên giây).

    wifi marketing 3

    2. Lựa chọn thiết bị Router & thiết bị Wifi phù hợp

    Khi ký hợp đồng với nhà mạng, thường họ sẽ tặng cho bạn một thiết bị Modem Wifi (kết hợp modem, router và wifi thành một). Tuy nhiên, đây là thiết bị tặng kèm nên thường có hiệu năng yếu và chỉ phục vụ tốt cho 10-20 người cùng lúc.

    Vì vậy, nếu bạn đặt trong những địa điểm rộng lớn hoặc có nhiều người truy cập, cần phải trang bị thêm một thiết bị Router mạnh hơn. Bạn nên yêu cầu nhà mạng chuyển thiết bị modem tặng kèm sang chế độ Bridge, sau đó kết nối Router mới của bạn vào modem để tạo mạng kết nối với các bộ Wifi khác.

    3. Cài đặt và bố trí thiết bị Wifi hợp lý

    Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất mạng Wifi. Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn, hãy nhờ đến các đơn vị triển khai có kinh nghiệm để thực hiện bởi đây là công việc yêu cầu yếu tố kỹ thuật cao.

    Các yếu tố cần lưu ý khi bố trí và cài đặt thiết bị Wifi bao gồm:

    • Giảm thiểu sự giao thoa và nhiễu từ các thiết bị xung quanh. Cách tốt nhất là sử dụng phần mềm Wifi Analyzer (có sẵn trên CH Play cho Android) để lựa chọn kênh phát phù hợp.
    • Bố trí đủ số lượng thiết bị Wifi để phục vụ số người kết nối. Ví dụ, nếu hội trường có 1 tầng và dự tính có khoảng 80 người kết nối, mỗi thiết bị Wifi có khả năng đồng thời phục vụ 20 người => Cần ít nhất 4 thiết bị Wifi.
    • Nếu sử dụng các thiết bị Wifi thông thường, nên đặt tên Wifi khác nhau cho mỗi thiết bị. Tuy nhiên, nếu sử dụng các thiết bị Wifi chuyên dụng hỗ trợ chức năng Roaming, có thể sử dụng cùng tên Wifi trên tất cả các bộ phát.

    4. Thiết kế đăng nhập Wifi Marketing phù hợp

    Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có một hoặc một vài phương án đăng nhập thích hợp, do đó bạn cần nghiên cứu kỹ để lựa chọn ra phương án tốt nhất.

    Ví dụ, trong trường hợp của các sân bay, việc đăng nhập wifi bằng tài khoản mạng xã hội, mã QR hay qua ứng dụng di động là một phương án hợp lý bởi nó giúp thu thập thông tin khách hàng cho mục đích tiếp thị và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

    Wifi Marketing

    5. Nhân rộng điểm truy cập

    Đây là một cách để tận dụng tiềm năng của Wifi Marketing thông qua việc triển khai tại các địa điểm khác, nơi mà bạn xác định sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng của mình.

    Việc mở rộng điểm truy cập không cần phải quá phức tạp và không yêu cầu sử dụng các thiết bị đắt tiền như điểm truy cập chính. Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 300.000 VNĐ là có thể sử dụng các thiết bị nhỏ gọn như TP-LINK TL-WR841ND cho mỗi điểm truy cập.

    Ví dụ, giả sử bạn kinh doanh dịch vụ về sức khỏe, chẳng hạn là một phòng tập gym. Bạn có thể xem xét các địa điểm gần khu vực của phòng tập gym mà có khách hàng tiềm năng như trung tâm y tế, phòng khám, khu vực tập thể dục công cộng,…

    Sau đó, bạn có thể cài đặt điểm truy cập wifi tại các điểm này và tài trợ Wifi Marketing để khách hàng tiềm năng trong các địa điểm đó truy cập vào wifi và nhận thông tin quảng cáo về dịch vụ của bạn. Đồng thời, việc mở rộng điểm truy cập cũng giúp bạn tăng cường sự hiện diện của thương hiệu và tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

    6. Kết hợp OOH (Out-of-home) với Wifi Marketing

    Bằng cách kết hợp sức mạnh truyền tải thương hiệu của OOH và sự kết nối của Wifi Marketing, bạn có thể mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu của nhãn hàng. Hình thức này vừa tạo ra một sự liên kết liên tục, không đứt đoạn giữa quảng cáo OOH và Wifi Marketing, vừa mang lại hiệu ứng cộng hưởng cho nhãn hàng để đạt được những mục tiêu quảng bá của mình.

    Đặc biệt, kết hợp OOH với Wifi Marketing đạt hiệu quả cao nhất khi mở rộng chiến dịch OOH tại các địa điểm mà người tiêu dùng có thời gian lưu trú cao và sử dụng điện thoại di động.
    Ví dụ như các khu vực công cộng (công viên, quảng trường, ga tàu, trạm xe buýt,…) bởi đây là nơi có lưu lượng người qua lại lớn và thường có thời gian chờ đợi, tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá và kết nối với khách hàng.

    7. Kết hợp Remarketing trên mạng xã hội

    Kết hợp Remarketing trong Wifi Marketing giúp tận dụng tối đa tiềm năng của dữ liệu khách hàng đã thu thập được, từ đó tăng cường quảng bá thương hiệu, tương tác khách hàng và tạo ra hiệu quả tiếp thị cao hơn:

    • Remarketing trên Facebook: Bằng cách sử dụng dữ liệu khách hàng đã thu thập, bạn có thể chạy các quảng cáo Remarketing trên News Feed của khách hàng hoặc trên các trang tin sử dụng mạng quảng cáo của Facebook. Qua đó, nhắc nhở khách hàng về thương hiệu của bạn, tăng khả năng tương tác và mua hàng.
    • Remarketing trên Google: Sử dụng dữ liệu khách hàng đã thu thập, bạn có thể chạy quảng cáo Remarketing trên nhiều trang web nổi tiếng và tờ báo online lớn. Điều này đảm bảo thương hiệu của bạn xuất hiện trước mắt khách hàng trên các trang web quan trọng, tăng cơ hội tương tác và tiếp cận.

    Bài viết trên LifeMedia cung cấp cho quý doanh nghiệp thông tin về Wifi Marketing, đồng thời các lưu ý quan trọng khi sự dụng loại hình truyền thông đang HOT này. Doanh nghiệp quan tâm có thể liên hệ với chúng tôi để được nhận báo giá cũng như định hướng chiến lược cụ thể, đạt được hiệu quả cao nhất.

     

    Xem thêm
    Branding, Marketing, Performance

    Top 10 chiến lược truyền thông mạng xã hội dành cho mọi doanh nghiệp B2B

    Chiến lược truyền thông mạng xã hội doanh nghiệp B2B có rất nhiều điểm khác biệt so với B2C. Bài viết này, Life Media – chúng tôi sẽ cung cấp 10 chiến lược marketing dễ tiếp cận nhất để giúp bạn nhanh chóng áp dụng với doanh nghiệp của mình.

    1. Thiết lập mục tiêu SMART

    SMART tượng trưng cho Specific – Measurable – Attainable – Relevant – Time – Bound. Đây là thước đo mức độ thành công của một mục tiêu. Một chiến lược truyền thông mạng xã hội có KPI cụ thể sẽ giúp bạn biết cách đi đến chiến thắng. Mục tiêu của việc truyền thông doanh nghiệp có thể là được nhiều người biết đến hoặc chuyển đổi được nhiều đối tượng tiềm năng thành khách hàng hơn.

    Doanh nghiệp phải biết rõ cụ thể điều mình muốn là gì rồi chuyển đổi chúng thành các KPI. Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ cần sử dụng những chỉ số đo lường riêng. Ví dụ doanh nghiệp A muốn tăng độ nhận biết thương hiệu thì nên tập trung vào lượt tương tác và độ phủ sóng của bài.

    Dưới đây là một ví dụ về đặt mục tiêu theo mô hình SMART cho chiến lược truyền thông mạng xã hội.

    Mục tiêu: Tăng độ nhận diện thương hiệu trên mạng xã hội

    • Specific (tính cụ thể): Đăng bài thường xuyên lên Facebook, Instagram và Tik Tok, 2 bài Facebook mỗi ngày, 3 bài Instagram mỗi ngày và 3 clip Tik Tok mỗi ngày.
    • Measurable (có thể đo lường được): Tăng 3% tỉ lệ tương tác trên mạng xã hội.
    • Attainable (tính khả thi): Tỉ lệ tương tác đã tăng lên 2% khi tăng tần suất đăng bài và nâng cao chất lượng nội dung vào tháng trước.
    • Relevant (tính phù hợp): Tăng tỉ lệ tương tác sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn.
    • Time-bound (giới hạn thời gian): Cuối tháng này.
    • Mục tiêu SMART: Tăng tỉ lệ tương tác lên 3% vào cuối tháng này bằng cách tăng tần suất đăng bài và nâng cao chất lượng bài viết.

    truyền thông mạng xã hội

    2. Luôn quan sát đối thủ cạnh tranh

    • Mạng xã hội là nền tảng giúp doanh nghiệp theo dõi đối thủ cạnh tranh của mình một cách dễ dàng. Do đó hãy luôn quan sát để biết rằng đối thủ có đang đi đúng hướng để tiếp cận khách hàng hay không?
    • Nếu đối thủ đang làm tốt, doanh nghiệp hoàn toàn có thể học hỏi tuy nhiên tuyệt đối không được sao chép mà phải thay đổi cho phù hợp, tạo sự khác biệt để nổi bật hơn. Tuy nhiên, nếu đối thủ đang chưa tốt, doanh nghiệp hãy phân tích và rút kinh nghiệm từ thất bại của họ để có định hướng đúng.

    3. Định hướng nội dung độc đáo

    • “Content is King”. Bất kỳ thời đại, một chiến lược nội dung độc đáo, dễ hiểu, dễ nhớ sẽ khiến người dùng ấn tượng sâu sắc. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp có thói quen lượm lặt ý tưởng từ những nguồn khác rồi đăng tải lại trên trang của mình cho có.
    • Khách hàng ngày nay đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, họ rất “kén chọn” nội dung. Bởi họ biết đâu là nội dung sáng tạo, có giá trị, đâu là nội dung sao chép, vay mượn. Vì vậy với những nội dung đạo nhái, không có giá trị, khách hàng chắc chắn sẽ bỏ qua thậm chí là block.
    • Do đó doanh nghiệp cần phải học hỏi ở mọi nơi để có thêm nhiều ý tưởng và xây dựng kho nội dung chất lượng. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, nếu không đủ nguồn lực và tài nguyên thì hãy tập trung phát triển một kênh social media chiếm lượng lớn đối tượng khách hàng đang sử dụng.

    truyền thông mạng xã hội

    4. Tận dụng tối đa tính năng của mạng xã hội

    Các nền tảng mạng xã hội luôn cập nhật những tính năng mới để tăng trải nghiệm khách hàng. Điều này có lợi cho marketers vì họ có thể tận dụng chúng để đổi mới nội dung và hoạt động tương tác với khách hàng.

    Instagram Story, Instagram Reel hay Facebook Story là những ví dụ điển hình giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng, nếu bạn lướt Facebook hay tìm kiếm thông tin doanh nghiệp và chỉ thấy các bài đăng dạng văn bản truyền thống. Chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và rời đi nhanh chóng trước khi tìm hiểu về doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy các story dạng video ngắn vừa có hình ảnh, vừa có âm thanh thì dù ít hay nhiều bạn sẽ nán lại và xem tiếp các nội dung khác của doanh nghiệp.

    5. Xây dựng hình ảnh thương hiệu bằng đội ngũ nhân viên

    • Mỗi nhân viên sẽ là một đại sứ thương hiệu tuyệt vời trong mắt của khách hàng. Bởi trước khi nhớ đến thương hiệu thì khách hàng sẽ nhớ đến phong thái, thái độ phục vụ của nhân viên – những “điểm chạm” đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc và ấn tượng. Do đó, xây dựng câu chuyện về nhân viên chính là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tốt cho cấp lãnh đạo và bộ mặt công ty.
    • Không chỉ vậy nhiều doanh nghiệp thường xuyên cho nhân viên của mình “lên sóng”. Bởi chiến lược này còn giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và công nhận. Qua đó, nhân viên sẽ tự kể câu chuyện về doanh nghiệp với bạn bè và người thân của họ.
    • Ví dụ thay vì đăng một bức ảnh về sản phẩm, doanh nghiệp có thể chia sẻ một bức ảnh về 20 người đã tạo nên sản phẩm đó. Điều này sẽ giúp nội dung đó có thể được chia sẻ và nhận được tương tác trong mạng lưới bạn bè của 20 nhân viên đó.

    6. Thể hiện “tiếng nói” thương hiệu

    • “Tiếng nói” thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nổi bật trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Mỗi bài đăng lên mạng xã hội phải thể hiện được “tiếng nói” thương hiệu đồng nhất với tầm nhìn và định hướng của doanh nghiệp.
    • Điều này được thể hiện qua các yếu tố như văn phong, giọng điệu, cách doanh nghiệp tương tác hay phản hồi với khách hàng thông qua các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội.
    • Cụ thể, các tập đoàn công nghệ lớn như Intel, IBM,… thì đối tượng khách hàng mà họ hướng đến là những doanh nghiệp lớn, chủ doanh nghiệp,… Do đó các nội dung mà họ chia sẻ luôn là những bài viết có tính chuyên môn cao, lối hành văn trang trọng thể hiện hình ảnh “chuyên gia”, uy tín, đáng tin cậy với khách hàng.
    • Ngược lại, những thương hiệu hướng đến tầng lớp các bạn trẻ, dân văn phòng như Baemin thì họ chọn xây dựng cho mình hình ảnh trẻ trung, gần gũi. Có thể thấy ở những doanh nghiệp này, nội dung mà họ chia sẻ sẽ có yếu tố hài hước, dí dỏm với nhiều bài viết “bắt trend” hay meme để thu hút được khách hàng mục tiêu.
    • Do đó, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định tiếng nói thương hiệu, hãy xem lại tất tần tật các bài đăng của mình và nỗ lực để tìm ra cách truyền tải tốt hơn.

    truyền thông mạng xã hội, doanh nghiệp B2B

    7. Chủ động phản hồi và hỗ trợ khách hàng

    • Khách hàng luôn có vấn đề, luôn có hàng ngàn câu hỏi và băn khoăn trong đầu trước những sự lựa chọn. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp giúp họ gỡ rối nhanh chóng, kịp thời. Điều này sẽ làm khách hàng khó chịu và bỏ đi.
    • Do đó các doanh nghiệp cần phải xây dựng một đội ngũ nhân viên luôn chủ động tìm kiếm và giải đáp mọi vấn đề cho khách hàng. Hãy cho khách hàng biết rằng bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ họ bất kể thời gian hoàn cảnh nào để từ đó củng cố và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời, việc này cũng giúp doanh nghiệp xây dựng độ uy tín, ghi điểm tốt hơn trong mắt khách hàng tương lai.

    8. Xây dựng chiến lược nội dung nhất quán, thường xuyên

    • Sự đồng nhất là thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp khi lựa chọn truyền thông trên mạng xã hội. Việc đăng tải lên nhiều nền tảng khác nhau tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược nội dung thông minh để thu hút khách hàng.
    • Cụ thể từ một bài đăng sẵn có, doanh nghiệp cần cố gắng “chế biến” thành nhiều bài để hợp với các nền tảng khác nhau nhưng vẫn sự được chất riêng và nội dung chính. Hoặc để tiết kiệm và giảm tần suất đăng bài, doanh nghiệp cần tập trung xây dựng nội dung bài viết thật “chất” để nó xuất hiện nhiều hơn trên newfeed của khách hàng.
    • Để duy trì sự nhất quán, doanh nghiệp còn cần phải có lịch truyền thông, đăng bài rõ ràng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các công cụ cho phép lên lịch, tự động đăng bài sẽ giúp doanh nghiệp chủ động và đồng nhất lịch đăng bài theo từng ngày.

    truyền thông mạng xã hội, doanh nghiệp B2B

    9. Lưu ý đến loại nội dung và thời gian đăng bài phù hợp

    Sau khi đã xây dựng kế hoạch và lịch trình đăng bài cụ thể, bạn hãy đăng tải nội dung ở những thời điểm khác nhau để khám phá thị hiếu của khách hàng. Đừng ngần ngại thử nghiệm để tìm ra phương án tối ưu nhất.

    Sau đây là một số gợi ý giúp bạn khám phá khách hàng:

    • Luân phiên đặt câu hỏi hoặc bỏ số liệu vào trong bài đăng để xem cách nào thu hút người đọc hơn
    • Chèn link vào các vị trí khác nhau để xem bài nào được click vào nhiều hơn
    • Thêm các biểu tượng cảm xúc để tăng tương tác
    • Tăng tần suất đăng bài
    • Giảm tần suất đăng bài
    • Sử dụng video và ảnh xem người dùng thích định dạng nào hơn
    • Phân loại người xem để thử phản ứng trước mỗi bài đăng của từng nhóm
    • Thử nghiệm nhiều loại hashtag để kiểm tra hiệu quả

    Đối với truyền thông mạng xã hội, thử nghiệm là phương án tốt hơn cả những lý thuyết chung chung áp dụng trong ngành.

    10. Tăng mức độ tương tác giữa thương hiệu và khách hàng

    • Mạng xã hội là nơi gắn kết con người vì thế bạn không thể để mình nằm ngoài cuộc vui này. Tuy nhiên hãy nói nhiều về điều khách hàng quan tâm hơn là chỉ cung cấp thông tin một chiều về sản phẩm hoặc thương hiệu của mình.
    • Xây dựng chiến lược truyền thông mạng xã hội cho doanh nghiệp B2B là một thách thức lớn nhưng không kém phần thú vị.
    • Nếu bạn quan tâm đến các chiến dịch truyền thông dành riêng cho doanh nghiệp có thể liên hệ ngay tới LifeMedia, với đội ngũ nhân viên tận tình và sự am hiểu tận tình thị trường quảng cáo để đem tới giải pháp tối ưu nhất. 

     

    Xem thêm
    Performance

    Marketing trực tiếp ( Direct marketing) là gì? Xu hướng và 4 bước phát triển marketing trực tiếp

    Ngày nay chúng ta có cơ hội tiếp xúc với vô cùng đa dạng hình thức Marketing. Các doanh nghiệp, thương hiệu sẵn sàng đầu tư thời gian và chi phí lớn với mục tiêu tiếp cận khách hàng để quảng bá, tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ. Trong đó, Direct Marketing trở thành chiến lược kinh doanh tối ưu khi mọi cuộc trao đổi của khách hàng và nhà cung cấp trở nên đơn giản mà hiệu quả, không cần phải thông qua bất kỳ công cụ nào khác.

    1. Marketing trực tiếp ( Direct marketing) là gì?

    • Direct Marketing hay còn gọi là Marketing trực tiếp. Đây là hệ thống các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện nhằm thu hút và đo lường sự tương tác từ khách hàng trực tiếp. Hiểu đơn giản, Direct Marketing là cách tiếp thị tương tác sử dụng một hoặc nhiều phương tiện quảng bá để tác động đến cảm xúc, hành vi của người dùng. Và thông qua Direct Marketing, khách hàng có thể trao đổi, phản ánh trực tiếp với nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ.
    • Phương thức Marketing này được xây dựng nhằm mục đích duy trì, gắn kết và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng sử dụng thông qua những thông tin, dữ liệu khách hàng có sẵn như: Email, số điện thoại, địa chỉ,…

    Direct marketing, marketing trực tiếp

    2. 2 loại hình Direct marketing phổ biến

    • Nhóm truyền thống với các công cụ như: Thư trực tiếp (Direct mail) – postcard, Brochure/ catalogue (Mail order), Tiếp thị từ xa (Telemarketing), Bản tin (Newsletter), phiết giảm giá , ads phúc đáp (Direct Response Advertising), Tiếp thị tận nhà (Door to door marketing)
    • Nhóm công cụ hiện đại tăng trưởng và phát triển trong những năm gần đây: Gửi email (Email Marketing), gửi tin nhắn (SMS Marketing), kênh mạng xã hội (Social Media).

    3. Xu hướng phát triển của Direct marketing

    Các doanh nghiệp có xu hướng phân bổ ngân sách cho các hoạt động marketing trực tiếp nhiều hơn. Điều này xuất phát từ những lý do sau:

    • Doanh nghiệp muốn thiết lập mối quan hệ trực tiếp và giữ khách hàng hiện có.
    • Tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm cá nhân hóa việc truyền thông.
    • Đem lại sự thuận tiện, thông tin chi tiết khi mua sắm.
    • Sự bùng nổ và phát triển các phương tiện truyền thông điện tử và cá nhân và việc thiết lập cơ sở dữ liệu khách hàng ngày càng dễ dàng hơn.
    • Marketing trực tiếp giúp tăng cường khả năng cạnh tranh nhờ kết hợp hiệu quả với các công cụ khác của quảng cáo.

    4. 4 bước phát triển Direct marketing

    Bước 1: Xác định mục tiêu Direct Marketing

    Nghiên cứu thị trường

    Direct Marketing cho phép các doanh nghiệp tự cung cấp thông tin về đặc điểm, xu hướng của thị trường dựa trên những mẫu khách hàng và ý kiến phản hồi của họ. Thông qua phân tích phản ứng và cảm nhận của người dùng, doanh nghiệp có thể nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, định vị khách hàng mục tiêu, thấu hiểu mong muốn, nhu cầu về sản phẩm từng nhóm khách hàng cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả hiệu quả, chạm đúng tâm lý khách hàng thông qua các hoạt động Direct Marketing.

    Direct marketing, marketing trực tiếp

    Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

    Duy trì mối tương quan, gắn bó mật thiết với khách hàng được xem là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp thúc đẩy lợi nhuận tăng cao, hiệu quả bán hàng. Khi thực hiện Direct Marketing kết hợp với mục tiêu xây dựng mối quan hệ khách hàng giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, tăng được thiện cảm, sự hài lòng trong mắt khách hàng. Điều này có thể kích thích khách hàng tin tưởng, quay trở lại với doanh nghiệp và dần trở thành khách hàng trung thành.

    Khi đã tạo dựng được lòng tin của khách hàng, họ sẽ trở thành cầu nối vững chắc kết nối doanh nghiệp và những người thân, bạn bè của họ. Nhờ đó, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng và tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng khách hàng không hài lòng, họ có thể chia sẻ quan điểm một cách rõ ràng, tiêu cực trên các kênh xã hội hoặc website. Điều này không chỉ làm giảm sút doanh thu mà còn ảnh hưởng tiêu cực, giảm uy tín của doanh nghiệp.

    Mục tiêu bán hàng

    Direct Marketing được xem là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp đẩy mạnh doanh thu. Với những nội dung quảng bá, mô tả sản phẩm hay lời chào hàng hấp dẫn, thông điệp Marketing,…, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động bán hàng bằng Direct Marketing. Nếu hình thức thương mại của doanh nghiệp đã có nền tảng vững vàng trước đó, quá trình Direct Marketing sẽ càng thuận lợi, dễ dàng trong việc thúc đẩy người dùng mua hàng với các ưu đãi hấp dẫn.

    Bước 2: Xây dựng data khách hàng

    Data là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của chiến lược Direct Marketing.

    Trên thị trường Việt Nam xuất hiện rất nhiều đơn vị rao bán data khách hàng cho doanh nghiệp nhưng độ chính xác và tin cậy không cao, rất khó để kiểm chứng rõ ràng. Do đó, cách tốt nhất là doanh nghiệp hãy tự xây dựng riêng cho mình những data chất lượng thông qua quá trình bán hàng, quảng cáo, truyền thông online và offline,…

    Một bản data chất lượng luôn cần đầy đủ thông tin về khách hàng như: tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, lịch sử mua hàng, nhân khẩu học, thu nhập, sở thích, hành vi,… Càng nắm rõ những thông tin cụ thể về khách hàng thì cơ hội tạo ra chiến dịch Direct Marketing của doanh nghiệp sẽ rất hiệu quả và chuyên nghiệp. Một số cách thu thập data phổ biến của các doanh nghiệp như:

    • Thu thập data qua lịch sử bán hàng.
    • Thông qua thực hiện khảo sát.
    • Tổ chức các cuộc thi, Minigame, chương trình khuyến mãi.
    • Khách hàng truy cập vào trang web của doanh nghiệp, click vào nút “quan tâm”.

    Direct marketing, marketing trực tiếp

    Bước 3: Lựa chọn công cụ thực hiện Direct Marketing

    Với mục đích chung là tạo ra cho doanh nghiệp cơ hội tìm kiếm, chăm sóc khách hàng trực tiếp, nhưng mỗi công cụ thực hiện Direct Marketing có cách thức vận hành và ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, doanh nghiệp không nên áp dụng tùy tiện hoặc quá lạm dụng các công cụ vào Direct Marketing mà cần lựa chọn theo đặc điểm, mục đích của sản phẩm mà mình muốn gửi đến khách hàng. Một số phương thức Direct Marketing phổ biến thường được sử dụng như: điện thoại trực tiếp, Email Marketing, SMS Marketing, gọi điện trực tiếp, quảng cáo tại điểm bán, tổ chức sự kiện,…

    Email Marketing

    Đây là hoạt động Marketing bằng cách gửi Email tới người nhận trong danh sách mà doanh nghiệp đã lựa chọn nhằm giới thiệu, quảng bá hoặc cảm ơn, chúc mừng khách hàng,…

    So với những sản phẩm quảng bá bằng tờ rơi, thư mời tốn kém, Email Marketing là hình thức tuyệt vời giúp tối ưu ngân sách và thời gian, doanh nghiệp có thể gửi đến khách hàng những nội dung Marketing đầy đủ thông tin, thiết kế đẹp mắt mà vẫn gây ấn tượng đến hàng nghìn khách hàng tiềm năng mà không tốn phí. Ngoài ra, Email Marketing còn giúp doanh nghiệp theo dõi dữ liệu, tự động hóa chiến dịch với kết quả ngay lập tức.

    Tuy nhiên, vì những ưu điểm nổi bật này mà nhiều doanh nghiệp đã lạm dụng và kiến công cụ Email Marketing trở thành hình thức spam gây phiền phức cho người nhận. Điều này dẫn đến thói quen từ chối nhận Email hoặc sẵn sàng xóa ngay các Email lạ của người dùng.

    SMS Marketing

    SMS Marketing là hình thức gửi tin nhắn trực tiếp tới điện thoại người dùng. Qua đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu qua tên hiển thị. Hầu hết mọi khách hàng đều sử dụng điện thoại nên tỉ lệ họ mở và đọc SMS gần như là 100%. Điều này giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tương tác, giữ liên lạc kết nối với khách hàng tiềm năng mà chi phí thấp, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi và lợi nhuận.

    Tuy nhiên, hình thức SMS Marketing bị hạn chế về nội dung thông tin truyền tải, không kết hợp được các hình ảnh, âm thanh để thu hút khách hàng. Mặt khác, tình trạng tin rác khá phổ biến nên khác hàng rất cảnh giác và có thể cho rằng SMS của doanh nghiệp là tin rác mà bỏ qua.

    Gọi điện trực tiếp

    Người bán hàng sẽ trực tiếp gọi điện để quảng bá, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình. Với công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn đối tượng tiếp thị phù hợp thông qua một cơ sở dữ liệu có sẵn nhằm tập trung chính xác, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

    Việc gọi điện trực tiếp sẽ bạn tránh “ánh mắt dòm ngó của đối thủ”, âm thầm lên kế hoạch đánh chiếm thị trường. Bên cạnh đó, trao đổi trực tiếp với khách hàng giúp bạn cảm nhận chân thực, rõ ràng về nhu cầu cũng như sự đánh giá về sản phẩm/ dịch vụ từ họ.

    Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lạm dụng và biến tướng hình thức gọi điện này thành một hiện tượng spam khiến cho người dùng có ấn tượng không tốt, đề phòng và từ chối ngay khi có cuộc gọi tiếp thị.

    Quảng cáo tại điểm bán

    Quảng cáo tại điểm bán là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tại đúng “khoảnh khắc vàng” khi họ đang mua hàng. Hình thức Marketing này có thể giúp doanh nghiệp tạo dựng sự tn cậy, uy tín với khách hàng qua lời giới thiệu, thuyết phục có thể kiểm chứng ngay lập tức.

    Tổ chức sự kiện

    Hình thức tổ chức sự kiện bắt buộc doanh nghiệp phải bỏ tiền bạc và công sức để có thể xây dựng nhưng hiệu quả mang lại vô cùng lớn. Một số loại hình sự kiện phổ biến như: tri ân, lễ kỷ niệm, khai trương,… doanh nghiệp có thể lồng ghép quảng bá sản phẩm của mình đến khách và tiếp nhận đóng góp nhằm cải thiện tốt hơn. Một sự kiện tổ chức thành công chắc chắn sẽ đem lại những ấn tượng, hình ảnh chuyên nghiệp, tích cực về doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

    Bước 4: Đo lường hiệu quả và điều chỉnh chiến dịch Direct Marketing phù hợp

    Ở mỗi hoạt động truyền thông, doanh nghiệp cần phải đo lường kỹ càng để xác định chiến dịch Direct Marketing có mang lại hiệu quả tích cực hay không hoặc cần điều chỉnh yếu tố nào để phù hợp hơn?

    Direct marketing, marketing trực tiếp

    Đo lường hiệu quả của chiến dịch Direct Marketing có thể giúp doanh nghiệp so sánh hiệu quả từng hoạt động Marketing đạt được với mục tiêu truyền thông doanh nghiệp đề ra ban đầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể so sánh chi phí phải bỏ ra giữa các công cụ khác nhau để tìm ra đơn vị đo lường cụ thể. Từ những số liệu đo lường, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại chiến lược của mình phù hợp với mục tiêu Marketing theo từng giai đoạn.

    Trên đây là lời giải đáp về “Direct Marketing là gì?” và 4 bước xây dựng chiến dịch Direct Marketing thành công. Bất kỳ một chiến dịch Marketing nào cũng hướng đến mục tiêu chuyển đổi hành vi tiêu dùng, biến khách hàng tiềm năng thành người mua sản phẩm của doanh nghiệp.

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều cảm hứng sáng tạo, xây dựng chiến lược Direct Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!

    Xem thêm
    Tiktok Ads

    3 cách thúc đẩy doanh số cho Tiktok shop

    Nếu bạn là người sáng tạo và không sử dụng TikTok shop, bạn đang bỏ lỡ rất nhiều khả năng bán hàng doanh số cao. Với sự phát triển của mình, TikTok shop đã định hình lại hành trình mua hàng của người tiêu dùng.

    Thông thường, hành trình đưa ra quyết định của khách hàng hoạt động theo ba giai đoạn: khám phá, cân nhắc và mua hàng. Nhưng với TikTok, lộ trình mua hàng được mô tả là một “vòng lặp vô hạn”, nghĩa là không có điểm rõ ràng nơi khách hàng bắt đầu hoặc kết thúc hành trình của họ.

    Con đường bán lẻ độc đáo của nó cho phép các thương hiệu tạo mối quan hệ sâu sắc hơn với người tiêu dùng, dẫn đến lòng trung thành với thương hiệu, mua hàng lặp lại và chi tiêu nhiều hơn.

    So với các nền tảng khác, TikTok đang thống trị mọi giai đoạn của hành trình bán lẻ.

    Theo một số nghiên cứu của TikTok :

    • TikTok có khả năng trở thành nguồn khám phá sản phẩm cao hơn 1,7 lần so với các nền tảng khác.
    • Người dùng TikTok có khả năng sử dụng nền tảng này để nghiên cứu sản phẩm/thương hiệu cao hơn 1,4 lần so với các nền tảng xã hội khác.
    • Người tiêu dùng có khả năng mua thứ gì đó họ tìm thấy trên TikTok cao hơn 1,4 lần so với trên các nền tảng khác.

    Để giúp bạn gia tăng doanh số bán hàng trên Tiktok shop, chúng tôi – LifeMedia đã vạch ra một số cách hàng đầu giúp bạn có thể thúc đẩy hiểu quả quảng cáo.

    tiktok shop

    1. Thêm một liên kết trong tiểu sử

    Một trong những điều đầu tiên bạn nên làm khi tạo tài khoản TikTok là thêm một liên kết trong tiểu sử vào hồ sơ của bạn. Vì TikTok không cho phép bạn thêm các liên kết có thể nhấp vào các bài đăng không được kiểm duyệt, nên một liên kết trong tiểu sử giúp những người theo dõi bạn có thể điều hướng đến các trang web quan trọng của bạn.

    Với tư cách là người sáng tạo, bạn muốn liên kết của mình trong tiểu sử bao gồm các liên kết đến các trang sản phẩm, trang web, tài khoản mạng xã hội và bất kỳ thứ gì khác mà bạn sử dụng để quảng cáo sản phẩm hoặc bán hàng.

    Các trang sản phẩm giúp bạn giới thiệu các chương trình khuyến mãi, bộ sưu tập theo mùa và bất kỳ lựa chọn sản phẩm nào theo cách hấp dẫn và hấp dẫn trực quan.

    Bạn có thể thêm trang sản phẩm vào liên kết của mình trong tiểu sử như một cách để kiếm tiền từ CTA của mình. Sau khi liên kết trong tiểu sử của bạn được hoàn thành và xuất bản, bạn có thể thêm URL của liên kết đó vào phần tiểu sử trên hồ sơ TikTok của mình.

    CTA trong văn bản TikTok mang lại tỷ lệ chuyển đổi tăng 152% so với các video không cho người dùng biết phải làm gì tiếp theo.

    2. Quảng cáo

    Quảng cáo trên TikTok mang lại lợi ích cho bạn theo hai cách quan trọng:

    Đầu tiên, quảng cáo cho phép bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình bằng nội dung thu hút nhu cầu/mong muốn của họ.

    Thay vì hình ảnh quảng cáo tĩnh hoặc văn bản cơ bản, nội dung video ngắn của TikTok thu hút khách hàng tiềm năng theo cách mà các quảng cáo khác không thể làm được.

    Bạn có thể thấy mức độ hiệu quả của nội dung quảng cáo được nhắm mục tiêu trên TikTok khi xem dữ liệu.

    Theo thống kê, nghiên cứu về hành trình mua hàng trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu của TikTok:

    • 44% người dùng TikTok khám phá sản phẩm bằng cách xem quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của họ.
    • 37% người dùng đã ngay lập tức mua thứ gì đó sau khi nhìn thấy nó trên TikTok.
    • Người dùng sẵn sàng chi thêm 14% khi TikTok là một phần của hành trình mua hàng.

    Và nếu những thống kê trên chưa đủ để thúc đẩy bạn sử dụng TikTok shop, thì phần tiếp theo này sẽ cho bạn thấy hành vi sau khi mua hàng của người dùng sẽ giúp quảng cáo sản phẩm của bạn nhiều hơn nữa.

    Nghiên cứu tương tự nêu bật một vài phát hiện chính về những gì người dùng làm sau khi mua một sản phẩm mà họ tìm thấy trên TikTok:

    • Người dùng thì có 1 người tạo video hướng dẫn hoặc cách thực hiện cho các sản phẩm họ đã mua trên TikTok.
    • Người dùng thì có 1 người đăng và gắn thẻ một thương hiệu.
    • Người dùng thì có 1 người tạo bài đăng hiển thị sản phẩm họ đã mua.

    Điều này có nghĩa là càng có nhiều người mua sản phẩm của bạn sau khi xem nó trên TikTok, thì cơ hội tạo ra tiếp thị truyền miệng của bạn càng lớn.

    tiktok shop, tiktok ads

    3. Hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng và người sáng tạo nội dung

    Các thương hiệu sử dụng những người có ảnh hưởng hoặc người sáng tạo trong quảng cáo TikTok của họ có thể tăng 26% mức độ yêu thích thương hiệu của người dùng . Ngoài ra, mọi người tin tưởng vào đề xuất của những người có ảnh hưởng hơn là tin tưởng vào nội dung có thương hiệu.

    Vì nội dung có thương hiệu thường được coi là thiên vị, nên nhờ người có ảnh hưởng hoặc người sáng tạo quảng cáo sản phẩm của bạn là một cách tuyệt vời để truyền tải thông điệp của bạn và tăng doanh số bán hàng.

    TikTok cung cấp thị trường dành cho người sáng tạo giúp bạn dễ dàng tìm thấy và hợp tác với nhiều người sáng tạo, người có ảnh hưởng và TikToker nổi tiếng có thể đại diện tốt nhất cho thương hiệu của bạn.

    Để đảm bảo bạn tận dụng tối đa mối quan hệ đối tác của mình, hãy hợp tác với người sáng tạo để tạo ra nội dung chân thực và xác thực.

    Người dùng TikTok có nhiều khả năng mua hàng hơn 71% từ một thương hiệu được đề xuất bởi người sáng tạo hoặc người có ảnh hưởng, những người có vẻ xác thực trong nội dung của họ.

    Vì vậy, hãy mời những người sáng tạo tham gia vào quy trình sáng tạo của bạn càng sớm càng tốt. Họ đã xây dựng được lượng khán giả và biết cách nói chuyện với họ.

    Xem thêm
    Liên hệ ngay