Facebook Ads, Performance

SEO Facebook là gì? 9 tips SEO Facebook hiệu quả nhất

SEO Facebook là một trong những cụm từ được nhiều người tìm kiếm gần đây. Mục đích chính của công việc này là để đưa Fanpage lên top 1 của công cụ tìm kiếm Google. Nhưng việc này được đánh giá là khó hơn SEO website rất nhiều. Bài viết này, LifeMedia sẽ chia sẻ cho bạn 9 tips SEO Fanpage hiệu quả nhất.

7

I. SEO Facebook là gì?

Với những người mới tiếp còn thắc mắc rằng SEO Facebook là gì? Thực chất, đây là quá trình tối ưu Fanpage cho chuẩn SEO để người dùng có thể tìm kiếm được trên Google. Ví dụ, khi bạn gõ từ khóa ‘Sơn Tùng MTP” ngoài những bài viết trên trang web thì kết quả còn trả về trang Fanpage.
Để đưa ra xếp hạng cho Fanpage, thuật toán của Facebook sẽ lưu trữ tất cả hành vi của người sử dụng trên trang. Thông qua đó, Facebook sẽ đề xuất các hình ảnh, dịch vụ, sản phẩm liên quan tới những tìm kiếm trước đó của bạn. Vậy một số yếu tố ảnh hưởng tới SEO Facebook là gì?

  • Tiêu đề Fanpage có chứa từ khóa đang tìm kiếm.
  • Nội dung của Fanpage có hữu ích hay không.
  • Fanpage có lượng thành viên cao, lượng tương tác lớn và thường xuyên.
  • Các hoạt động của người dùng với trang như tương tác, bình luận, like, share hoặc check in.

II. Cách tạo Fanpage Facebook

Để tạo Fanpage Facebook, bạn hãy thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn.

Bước 2: Nhấn vào biểu tượng phía trên cùng bên tay phải, chọn “Trang” rồi nhấn “Tạo trang” bấm vào “Bắt đầu”.

Bước 3: Khi cửa sổ mới hiện ra, bạn cần điền những thông tin cơ bản của một Fanpage gồm:

  • Tên của Fanpage
  • Các hạng mục chính và phụ
  • URL của website (nếu có)
  • Đặt ảnh đại diện và ảnh bìa

Bước 4: Để quay lại giao diện ban đầu của Fanpage, bạn nhấn vào “Truy cập” và thêm tên người dùng và cách thức liên hệ.

Bước 5: Nếu muốn bổ sung thêm thông tin, bạn cần nhấn vào biểu tượng dấu ba chấm phía trên cùng bên tay phải. Tiếp đến chọn “Chỉnh sửa trang”, tại đây bạn có thể thực hiện thay đổi mẫu hiện tại. Đồng thời, bạn có thể thêm thông tin về giờ mở cửa (giờ làm việc), liên hệ, vị trí,…

III. Những loại nội dung cần có trên Fanpage

Sau khi đã xây dựng được Fanpage chuẩn SEO, bạn cần thực hiện xây dựng nội dung trên trang. Mục đích chính là để cạnh tranh với đối thủ để lên top và tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Vậy những nội dung nào cần thiết cho một Fanpage?

SEO Facebook

1. Nội dung bán hàng

Nội dung quan trọng đầu tiên cần xây dựng trong Fanpage là liên quan tới bán hàng. Những bài viết này sẽ giúp khách hàng biết bạn đang cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ gì. Nếu nội dung chất lượng và thực sự thu hút người xem thì họ sẽ trở fan cứng của trang. Sau một thời gian hoạt động, bạn có thể điều hướng nhóm đối tượng này sang mua hàng hoặc thực hiện tương tác trực tiếp tới sản phẩm như nhận tư vấn, dùng thử, làm khảo sát,…
Bài viết cần chứa từ khóa liên quan tới sản phẩm để người dùng có thể tìm thấy trên công cụ tìm kiếm Google. Đặc biệt, để bài viết mau lên top thì những từ khóa hoặc bộ từ khóa này phải được người dùng tìm kiếm nhiều. Bạn có thể sử dụng Google xu hướng (miễn phí) để nghiên cứu từ khóa cho bài viết. Ngoài ra, để tăng thêm sự hấp dẫn và thu hút người đọc, bạn cần thêm những cụm từ có tính CTA như sau trong bài viết:

  • Inbox trực tiếp để nhận ưu đãi hấp dẫn
  • Chấm hoặc bình luận để nhận tin nhắn
  • Click vào link này để nhận quà tặng hấp dẫn

2. Nội dung chia sẻ giá trị

Muốn Fanpage nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng, bên cạnh các nội bán hàng bạn nên làm thêm các nội dung cung cấp giá trị. Từng ngành nghề khác nhau sẽ có chủ đề chia sẻ khác nhau.

Giả sử, doanh nghiệp của bạn là đơn vị chuyên cung cấp mặt nạ chăm sóc da thì bạn nên làm các bài chia sẻ về “Cách rửa mặt đúng chuẩn để có làn da mịn màng”, “Làm hỗn hợp đắp mặt tự nhiên siêu rẻ tại nhà”,… Chú ý, bài viết cần theo dạng hướng dẫn, giải đáp hoặc chia sẻ kinh nghiệm.

3. Nội dung viral lấy tương tác

Người dùng hiện nay rất thích những nội dung vui nhộn, mang tính giải trí cao. Do đó, để Fanpage hoạt động hiệu quả bạn cần làm những nội dung viral để tăng lượng truy cập và follow trang. Các dạng nội dung này bao gồm:

    • Hình ảnh hoặc video dạng meme hài hước
    • Câu chuyện hài hước và kịch tính
    • Vẽ tranh minh họa
    • Các câu nói bắt trend được chế lại theo nhiều phong cách
    • Cắt ghép các clip ngắn có lượng tương tác cao trên Youtube hoặc TikTok.

SEO Facebook

IV. 9 cách SEO Facebook hiệu quả nhất

SEO Facebook là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn và tính sáng tạo. Nếu bạn đang nghiên cứu về chủ đề này thì đừng bỏ qua 9 cách SEO Facebook sau đây:

1. Cách đặt tên Fanpage chuẩn SEO

Cách làm SEO cho Fanpage là bạn cần đặt một cái tên ấn tượng và tuân theo quy tắc là có từ khóa. Mặc dù vậy, bạn cần lưu ý không nhồi nhét từ khóa vào tên Fanpage để không gây mất tự nhiên.

Thêm một quy tắc nữa bạn cần nhớ là không nên đặt tên Fanpage quá chung chung hoặc quá khó hiểu. Điều này sẽ khiến người dùng không nhớ được trang của doanh nghiệp. Bạn cũng không nên dùng ký tự đặc biệt cho tên Fanpage. Việc này sẽ khiến tên thiếu chuyên nghiệp mà mất đi thiện cảm với khách hàng.

SEO Facebook

2. Chèn keyword cho Fanpage

Một trong những cách làm SEO cho Fanpage là hãy chèn từ khóa một cách khoa học, khéo léo vào trang. Bạn nên đặt từ khóa vào những phần sau đây:

  • Mô tả trang
  • Về chúng tôi
  • Headline
  • Chú thích hình ảnh
  • Ghi chú
  • Cập nhật

Một mẹo nhỏ để SEO Facebook là hãy chọn những từ khóa dài để có thể chuyển đổi. Ví dụ, thay vì tập trung vào từ khóa “SEO Facebook” bạn nên chọn “kinh nghiệm SEO Facebook”. Một nhược điểm của loại từ khóa này là không mang lại lượng truy cập hoặc thứ hạng cao.

Để SEO Facebook hiệu quả, bạn cần kiểm tra từ khóa trên công cụ tìm kiếm của Facebook để xem có đối thủ nào đã dùng từ khóa đó chưa. Bạn cần chọn từ khóa cụ thể, có lượng Search Volume thấp hơn thì việc SEO Fanpage sẽ hiệu quả hơn.

SEO Facebook

3. Xây dựng backlink SEO Facebook

Cách xây dựng backlink trong Fanpage khó hơn so với thực hiện trên website. Tuy nhiên, những nguồn uy tín trỏ về trang của bạn càng nhiều thì độ uy tín càng tăng lên. Điều này sẽ giúp trang của bạn có cơ hội xếp top cao hơn trên bảng kết quả tìm kiếm Google. Kết quả là, sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ tiếp cận với nhiều người hơn, lượng traffic cũng tăng lên đáng kể.

Trái lại, những backlink từ nguồn kém chất lượng sẽ kéo thứ hạng Fanpage xuống. Cùng với đó, danh tiếng của trang cũng bị ảnh hưởng. Một tips nhỏ khi SEO cho Fanpage hiệu quả và đơn giản khác là bạn hãy chèn link trang trên bài viết ở trang cá nhân của mình. Nếu có người chia sẻ bài viết thì Fanpage sẽ được chia sẻ luôn.

4. Tối ưu URL cho Fanpage

URL cho Fanpage càng chuyên nghiệp sẽ giúp thương hiệu gây ấn tượng với người dùng. Muốn tối ưu SEO Facebook, URL cần:

  • Chứa từ khóa liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp cung cấp
  • Ngắn gọn và dễ nhớ
  • Có chứa tên thương hiệu

Một URL Fanpage đạt được các tiêu chí này sẽ giúp người dùng dễ tìm kiếm hơn trên Google. Nhờ đó, bài viết sẽ nhanh chóng lên top hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.

5. Tối ưu tab About

Phần About là một trong những mục quan trọng người dùng sẽ xem khi vào một Fanpage. Những thông tin ở đây sẽ giúp họ hiểu thêm về doanh nghiệp và sản phẩm mà họ cung cấp. Điều này sẽ quyết định người xem sẽ ở lại hoặc rời khỏi trang. Để tối ưu tab About, bạn cần thực hiện những yêu cầu sau:

  • Giới hạn ký tự trong phần này tối đa là 155, cần viết ngắn gọn về sứ mệnh và giá trị mà doanh nghiệp mang tới.
  • Cần chứa từ khóa.
  • Nội dung mới lạ, hấp dẫn để thu hút người đọc.

    6. Cập nhật đầy đủ thông tin doanh nghiệp

    Thủ thuật SEO Facebook là hãy điền đầy đủ và chính xác thông tin của doanh nghiệp. Dù bạn kinh doanh online thì đây cũng là phần rất quan trọng. Những mục thông tin đòi hỏi chính xác tuyệt đối gồm:

    • Địa chỉ trang web
    • Số điện thoại liên hệ
    • Hòm thư điện tử

    Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo những thông tin này khớp với trên website hoặc các nguồn khác. Sự sai lệch về thông tin sẽ khiến người dùng bối rối và mất niềm tin vào doanh nghiệp.

    Một lợi thế nữa của việc điền đúng địa chỉ trên Fanpage là khi người dùng check in địa điểm, chia sẻ bài viết trên trang cá nhân sẽ được nhiều người biết tới. Do vậy, việc điền đúng và đầy đủ thông tin là cách làm SEO fanpage hiệu quả.

    7. Cách viết bài chuẩn SEO trên Facebook

    Content đóng vai trò rất quan trọng trong một chiến dịch marketing. Cách viết bài chuẩn SEO trên Facebook như sau:

    • Chú ý vào 18 ký tự đầu tiên của bài viết vì Google có xu hướng lấy phần này làm Meta Description.
    • Đặt từ khóa ngay phần mở đầu bài viết để công cụ tìm kiếm dễ nắm bắt.
    • Fanpage và Group đã hỗ trợ thêm tính tăng đặt thẻ H1, H2, H3,… để bài viết chuẩn SEO hơn.
    • Nội dung có chọn lọc, trau chuốt câu chữ, văn phong phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
    • Ngoài cách viết bài chuẩn SEO trên Facebook, bạn cần thường xuyên đăng nội dung để giữ tương tác không bị giảm xuống.

    SEO Facebook

    8. Ghim bài viết quan trọng lên trang đầu

    Một trong những thủ thuật SEO Facebook là bạn cần ghim bài viết quan trọng lên trang đầu. Những bài viết này thường được đầu tư nội dung, hình ảnh đẹp nên sẽ thu hút người dùng truy cập vào trang. Những loại content nên ghim gồm:

    • Thông tin về webinar, ưu đãi sắp diễn ra kèm thời gian kết thúc.
    • Content chất lượng mang lại thông tin hữu ích, giải quyết được vấn đề của người dùng.
    • Thông báo về việc hợp tác với những công ty lớn trong ngành, những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội.

    SEO Facebook

    9. Thúc đẩy khách hàng hành động

    Mục đích chính của việc tạo Fanpage là để thúc đẩy người dùng hành động. Muốn làm được điều này, bạn cần chèn câu kêu gọi hành động (Call to action) cụ thể và rõ ràng vào bài viết. Loại câu này cần đáp ứng yêu cầu là:

    • Phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và mục đích của trang đích.
    • Bắt đầu bằng động từ như hãy, đăng ký, đặt, xem,…
    • Nhấn mạnh vào giá trị của sản phẩm/ dịch vụ đem tới cho người dùng.
    • Giải quyết được vấn đề của khách hàng.
    • Tập trung vào nỗi lo của khách hàng tiềm năng.
    • Giữ được chân khách hàng trên trang.

    Câu kêu gọi hành động này được coi là một thủ thuật SEO Facebook giúp tăng lượng truy cập từ Fanpage tới website. Việc này sẽ giúp tăng thứ hạng cho Fanpage trên công cụ tìm kiếm Google.

    Trên đây là những tips để SEO Facebook hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới dịch vụ marketing cho fanpage, doanh nghiệp, bạn vui lòng liên hệ với LifeMedia. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và luôn đem tới những dịch vụ chất lượng nhất.

    Xem thêm
    Marketing

    Top 5 hình thức Marketing hiệu quả năm 2023

    Với sự bùng nổ và phát triển mạnh của thời đại 4.0, các marketer cần phải nắm bắt được những xu hướng Marketing mới để sẵn sàng “chiến đấu” với hàng loạt những biến động của thị trường. Bài viết này, LifeMedia sẽ cùng bạn điểm qua 5 hình thức Marketing đạt hiệu quả cao nhất tính đến quý III năm 2023.

    1.Short video (Video ngắn)

    Hiện nay, việc tiếp cận thông tin và giải trí đang có xu hướng diễn ra nhanh chóng. Vì vậy, đối với marketing thì cách tiếp thị tới khách hàng dưới dạng video ngắn sẽ luôn mang lại hiệu quả tiếp cận và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cao. Việc đi thẳng vào vấn đề của video ngắn tác động người tiêu dùng mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

    Quảng cáo bằng video ngắn đã trở thành một hoạt động dễ tạo mối quan hệ thân thiết với người dùng dành cho bất kỳ doanh nghiệp nào (kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Các nhà tiếp thị có quyền tự do sáng tạo và thậm chí là có thể linh hoạt về tài chính – để sản xuất các video ngắn truyền đạt những thông tin ngắn gọn và dễ hiểu, dễ ghi nhớ đối với người xem.

    Marketing, hình thức marketing

    2.Tối ưu hiển thị (SEO)

    SEO tiếp tục là xu hướng Marketing Online nhờ việc kết nối thương hiệu với đúng với khách hàng mục tiêu, và đáp ứng được xu hướng Inbound Marketing (hướng tới việc nâng cao trải nghiệm người dùng) trong tương lai.

    Trước giờ nhiệm vụ của SEO là hướng đến top 10 kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google. Việc tối ưu hiển thị SEO ở vị trí Featured Snippet sẽ thu hút được hầu hết người dùng click vào và nhận được sự tin tưởng nhất về kết quả. Bởi muốn được hiển thị ở vị trí này, nội dung của bạn phải thật chất lượng mới có thể trải qua rất nhiều quy định khắt khe từ Google.

    Do đó, hầu hết tất cả người người dùng sẽ truy cập các trang web được đề cập trong đoạn trích nổi bật, và bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập không phải trả tiền đến trang web của mình.

    Marketing, hình thức marketing

    3.Kết hợp với người có tầm ảnh hưởng (KOL, KOC)

    Các Influencer hay KOL, KOC là những chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau với số lượng người theo dõi rất cao trên các nền tảng xã hội. Họ là những người có tác động lớn quyết định mua sản phẩm của người xem. Vì hiện nay người tiêu dùng thường có xu hướng tin tưởng vào đánh giá, review của bên thứ ba hơn là quảng cáo của doanh nghiệp.

    Do đó, những điều tốt đẹp về sản phẩm xuất phát từ người nổi tiếng sẽ thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Sức ảnh hưởng của các KOL, KOC trên thị trường chính là xu hướng Marketing giúp tăng nhận diện thương hiệu, giúp nhãn hàng tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.

    Marketing, hình thức marketing

    4.Kết hợp thực tế ảo (VR)

    Tiếp thị 4.0 khiến công nghệ VR cho phép người dùng miêu tả một môi trường được giả lập qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua kính thực tại ảo nhằm đem lại những trải nghiệm thực tế nhất cho người xem như họ đang ở trong chính không gian đó.

    Kết hợp công nghệ VR này với các thiết bị quét không gian 3D sẽ giúp bạn tạo ra cách tiếp thị tới khách hàng một cách độc đáo và sáng tạo nhất . Hiện nay nhiều marketer đã áp dụng công nghệ này trong việc tạo cho khách hàng tiện ích trải nghiệm chẳng hạn như không gian quán ăn, cafe, khách sạn, resort, bảo tàng, triển lãm, hay thậm chí các đại lý du lịch có thể mô phỏng điểm du lịch nổi tiếng…tạo cơ hội cho khách hàng dễ dàng có quyết định cho chuyến đi của mình.

    Marketing, hình thức marketing

    5.Tận dụng và kết hợp nội dung do AI tạo ra

    Với sự phát triển của khoa học máy tính, mọi lĩnh vực đều có sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) và Marketing cũng không nằm ngoài vùng phủ sóng này. Đặc biệt là hoạt động Digital marketing ứng dụng rất nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo chẳng hạn như: chatbot, nhận diện hình ảnh, sáng tạo nội dung,… AI đang làm cho hoạt động tiếp thị trở nên thông minh hơn, kết nối người tiêu dùng với đúng sản phẩm và thông điệp họ đang cần.

    Trong năm 2023 và tương lai gần, các thuật toán AI sẽ ngày càng được cải thiện và phát triển tối ưu hơn.Vì vậy các marketers cần khai thác triệt để các công nghệ trí tuệ nhân tạo mới để mang lại hiệu quả công việc tốt nhất.

    Marketing, hình thức marketing

    Phần kết

    Ta có thể thấy các xu hướng Marketing hiệu quả sẽ đều gắn liền với Internet, từ việc lựa chọn kênh quảng bá tới thúc đẩy hành động mua hàng. Những xu hướng mới này đã đánh dấu cho bước dịch chuyển từ 4P (Product, Price, Promotion, Place) sang 4C (Co-creation, currency, community, conversation). Có thể nói đây là một bước ngoặt lớn giúp mở ra một thời đại Marketing mới gần gũi với con người hơn.

    Nếu các doanh nghiệp còn nhiều thắc mắc trong vấn đề Marketing hay chỉ đơn giản chưa tìm ra hướng đi cho chiến dịch, hãy liên hệ ngay với LifeMedia để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

    Xem thêm
    Google Ads, Performance

    10 thuật toán tìm kiếm Google mà bạn cần biết trong SEO website

    Các thuật toán tìm kiếm của Google được tạo ra nhằm mang đến cho người dùng những kết quả chất lượng nhất về mặt nội dung. Tùy vào mỗi thuật toán mà sẽ có những đặc điểm, chức năng và công dụng khác nhau. Trong bài này, LifeMedia sẽ cùng bạn tìm hiểu thuật toán tìm kiếm của Google là gì và những thuật toán nào phổ biến nhất hiện nay.

    I. Các thuật toán tìm kiếm của Google là gì?

    Ắt hẳn đã không ít lần bạn nghe qua cụm từ “thuật toán tìm kiếm của Google”. Để hiểu và biết chính xác nó là gì thì trước tiên, ta giải nghĩa “thuật toán” là gì. Thuật toán là loạt các quy tắc có liên hệ với nhau hay một phương thức giải quyết một vấn đề. Các thuật toán tìm kiếm của Google là những thuật toán do Google phát hành nhằm chọn lọc các kết quả (trang web) phù hợp dựa trên từ khóa người dùng yêu cầu.

    Hiện nay, xã hội đang dần chuyển qua sử dụng dạng thông tin điện tử. Do đó nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy, Google đã liên tục cập nhật các thuật toán mới để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm. Đồng thời nâng cao khả năng cá nhân hóa và độ chính xác của kết quả trả về.

    Các thuật toán tìm kiếm giúp chọn lọc nội dung phù hợp với yêu cầu của người dùng.

    Khi bạn nhập từ khóa thì bạn sẽ nhận được các kết quả khác nhau. Thuật toán Google sẽ căn cứ vào từ khóa và nội dung của các trang web sau đó tiến hành phân tích và đưa ra danh sách các trang phù hợp. Danh sách này được sắp xếp theo thứ tự, trang đầu tiên (thường trừ các trang chạy quảng cáo) sẽ là trang có nội dung đáng tin cậy và phù hợp nhất với từ khóa bạn cần.

    Ngoài ra, để hỗ trợ cho quá trình truy xuất dữ liệu, Google còn âm thầm thu thập thông tin, lịch sử truy cập người dùng để các thuật toán tìm kiếm có thể cá nhân hóa kết quả tìm kiếm một cách tốt nhất. 

    Thuật toán Google, Google SEO

    II. Vì sao cần tìm hiểu các thuật toán của Google?

    Hiểu được các thuật toán Google sẽ giúp người quản trị trang web dễ dàng thực hiện công việc hơn. Trong quá trình làm việc, khi nắm được các quy tắc của thuật toán, bạn sẽ vận hành website thuận lợi. Ngoài ra, bạn có thể tránh mắc phải những cảnh cáo về nội dung hoặc hình thức do Google đặt ra.

    Đối với những người làm content marketing, quản trị viên của website hay SEOer thì hiểu rõ các thuật toán tìm kiếm của Google là việc cực kỳ quan trọng. Những năm trước các thuật toán sẽ xếp hạng các trang web dựa trên từ khóa và hình thức SEO. Điều này làm những thông tin kém chất lượng vẫn có thể lên trang đầu kết quả tìm kiếm. Do đó, để cải thiện chất lượng thông tin thì Google đã thực hiện một số cải tiến trong thuật toán. Hiểu rõ cách hoạt động của các thuật toán tìm kiếm sẽ giúp ích cho quá trình xây dựng website.

    Hiện nay, ngoài đánh giá hình thức SEO, các thuật toán tìm kiếm còn xem xét về nội dung trong trang web. Những nội dung không đạt yêu cầu sẽ bị giảm thứ hạng nghiêm trọng. Trường hợp tệ nhất là những web quá lạm dụng/spam từ khóa sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Những trang web với nội dung hữu ích, tạo sự hứng thú với người dùng sẽ được ưu tiên hơn.

    III. 10 thuật toán tìm kiếm của Google được áp dụng nhiều nhất

    1. Thuật toán Google Panda

    Thuật toán Google Panda được phát triển và công bố vào 24/02/2011. Panda hỗ trợ đánh giá, kiểm định lại nội dung của trang web. Đối với các trang kém chất lượng, thuật toán này sẽ đánh dấu làm giảm thứ hạng của trang web trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Ngoài ra, đối với các web chứa lượng lớn quảng cáo hoặc đánh cắp nội dung sẽ bị đánh tụt thứ bậc nghiêm trọng.

    Google Panda cải thiện đáng kể chất lượng thông tin trên Google.

    Những trang web có các đặc điểm dưới đây sẽ bị thuật toán Google Panda đánh dấu là kém chất lượng:

    • Nội dung sơ sài: Nội dung chứa ít thông tin hữu ích cho người dùng, cách diễn đạt lan man sẽ bị đánh giá là sơ sài. Ngoài ra, những trang spam từ khóa cũng sẽ bị đánh giá kém chất lượng.
    • Nội dung copy, đạo nhái: Có nhiều nhà phát triển web nhằm tiết kiệm chi phí và nhân lực nên đã đánh cắp nội dung của người khác hoặc spin nội dung. Thuật toán sẽ phân tích dữ liệu và gửi cảnh báo về cho những web này.
    • Thiếu uy tín: Những trang có nội dung không rõ nguồn gốc hoặc thông tin sai lệch sẽ bị đánh dấu là thiếu uy tín.
    • Quảng cáo nhiều: Vì lợi nhuận nên một số nhà quản trị web sẽ chèn quảng cáo dày đặc. Thuật toán Panda xem đây là hành vi không thân thiện với người dùng nên những web này sẽ không được đánh giá tốt.
    • Đánh giá không tốt: Khi người dùng xem thông tin trong bài viết và để lại những bình luận, đánh giá là nội dung kém thì trang web cũng sẽ không được xếp hạng cao.

    Thuật toán Google, Google SEO

    2. Thuật toán Google Penguin

    Google Penguin được ra mắt phiên bản đầu tiên vào tháng 4/2012. Thuật toán này là một phiên bản mở rộng của Google Panda giúp đánh giá các website chủ yếu dựa vào xây dựng các liên kết của web và spam link. Những trang có dấu hiệu mua backlinks, spam bài viết,… đều sẽ bị Google Penguin xử phạt. Ngoài ra, việc xây dựng các liên kết nội bộ lỏng lẻo, không hợp lý cũng có thể làm website giảm thứ hạng nghiêm trọng.

    Để tránh bị thuật toán tìm kiếm Penguin phạt, bạn cần đảm bảo những yếu tố dưới đây:

    • Kiểm tra những thay đổi của backlinks liên tục mỗi tuần: Backlinks là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng và độ uy tín của nội dung. Bạn nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không tồn tại các backlinks bẩn trong trang web.
    • Kiểm tra backlink trỏ đến trang web: Nếu có backlink tại các web xấu trỏ về trang thì Google Penguin sẽ đánh giá và gây bất lợi cho trang của bạn.
    • Xây dựng liên kết nội bộ chặt chẽ: Bạn cần xây dựng hệ thống internal link chặt chẽ để đảm bảo nội dung các trang trong website có liên quan đến nhau và hướng đến một chủ đề cụ thể.

    Thuật toán Google, Google SEO

    3. Google Pigeon

    Google Pigeon được thiết kế và cho ra mắt vào ngày 24/07/2014. Cũng như các thuật toán tìm kiếm khác, Google Pigeon ra đời nhằm giúp cá nhân hóa kết quả tìm kiếm của người dùng hơn. Mục tiêu hướng đến của thuật toán này là hiển thị chính xác những kết quả địa phương trong khu vực.

    Bạn có thể hình dung cách làm việc của Pigeon như sau: Giả sử bạn cần tìm kiếm cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM. Với các công cụ tìm kiếm cũ, nếu bạn ở quận 1 thì kết quả sẽ được hiển thị trên toàn thành phố. Nhưng sau khi thuật toán bồ câu ra đời, khi tìm kiếm như vậy, bạn sẽ nhận được các kết quả trong khu vực quận 1 hoặc xung quanh nơi bạn đang đứng.

    Thuật toán này sẽ dựa trên 3 yếu tố sau để lựa chọn trang web trả về:

    • Mức độ tương thích với nội dung tìm kiếm.
    • Khoảng cách của địa điểm đó so với vị trí của bạn.
    • Độ nổi tiếng, uy tín của doanh nghiệp sở hữu trang web đó.

    Nhờ sự ra đời của thuật toán này, các doanh nghiệp đã có những chuyển biến trong công đoạn SEO web. Ngoài việc thực hiện SEO nội dung theo phương thức truyền thống, họ còn hướng đến SEO ở địa phương nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng lân cận.

    Thuật toán Google, Google SEO

    4. Google Pirate

    Google Pirate được công bố lần đầu tiên vào tháng 8/2012. Công cụ này nhắm đến những web bị đánh giá hoặc báo cáo sử dụng nội dung lậu. Hiện nay, để có được nội dung chất lượng, nhiều website đã sử dụng các dữ liệu có bản quyền nhưng chưa xin phép. Thuật toán này sẽ phân tích nội dung web và đối chiếu với những sản phẩm, văn bản học thuật,… nhằm bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ của người dùng.

    Những web thường bị đánh dấu và nhận cảnh cáo từ Google Pirate là những trang có chủ đề âm nhạc, phim ảnh, tài liệu học tập. Những trang này có thể sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn nếu có người chứng minh những thông tin trên bị đánh cắp.

    Nếu có nghi ngờ nội dung bản quyền của bạn bị đánh cắp, bạn có thể sử dụng DMCA để yêu cầu gỡ thông tin đó xuống. Hoặc nếu nhận thấy các dấu hiệu trang web bị Google Pirate chú ý thì hãy kiểm tra lại các thông tin và xác nhận bản quyền (nếu có). Đồng thời, bạn cần đưa ra các bằng chứng cho Google Pirate để bảo vệ thông tin nếu chúng thuộc quyền sở hữu của mình.

    Thuật toán Google, Google SEO

    5. Thuật toán Google PageRank

    Google PageRank là một trong các thuật toán tìm kiếm được phát triển bởi Google. PageRank là phần mềm được thiết kế và ra mắt vào năm 1998. Công cụ này xuất hiện từ những năm đầu hoạt động của Google. Thuật toán này có tác dụng phân tích các đường dẫn được dùng trong Google tìm kiếm nhằm xếp hạng các trang web trên SERPs.

    Thuật toán này nhắm đến liên kết nội bộ và backlinks của trang web. Mỗi trang sẽ có các đường dẫn liên kết đến trang khác trong cùng website. Những trang có liên kết nội bộ trỏ về càng nhiều sẽ được đánh giá cao hơn. Đồng thời, trang có nhiều số lượng backlinks cũng đạt được thứ hạng tốt trong bảng xếp hạng của thuật toán này.

    Vì thuật toán Google này nhắm đến việc đánh giá dựa trên các đường liên kết nên đã gián tiếp tạo ra nhu cầu mua bán links. Trong những năm sau khi thuật toán ra mắt, thị trường trao đổi backlinks bắt đầu phát triển. Điều này tạo điều kiện cho các trang có nội dung kém thăng hạng. Đồng thời, gây ảnh hưởng xấu đến những trang web có nội dung uy tín, chất lượng. Vì vậy, Google đã xóa bỏ thuật toán này.

    Tuy nhiên, những thuật toán mới ra mắt vẫn có những tính năng được phát triển dựa trên Pagerank. Lâu dần, cách đánh giá của PageRank đã trở thành tiêu chí không thể thiếu trong các thuật toán sau này (Google Penguin,…). Vì vậy, các content marketer cần xây dựng tốt hai yếu tố quan trọng (backlinks và liên kết nội bộ) để đạt được đánh giá cao của công cụ tìm kiếm.

     

    6. Google Caffeine

    Phiên bản đầu tiên của Caffeine được ra mắt vào 06/08/2010. Thuật toán này đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách lập chỉ mục (index) của Google. Caffeine giúp những SEOer có thể khai thác lại các từ khóa cũ nhưng vẫn đạt được top đầu của SERPs.

    Trước khi có mặt Caffeine, các thuật toán tìm kiếm khác sẽ sắp xếp các bài viết theo thứ tự nhưng không có sự linh hoạt, tức là các bài đăng tải sau sẽ được xếp hạng phía sau. Điều này làm cho những bài viết chất lượng nhưng được đăng tải sau so với những bài ở trang đầu có xếp hạng thấp hơn.

    Sau khi có Google Caffeine, các bài viết sẽ được xử lý song song giúp nội dung luôn được cập nhật mỗi giây. Các bài viết mới để SEO những từ khóa cũ vẫn được index với xếp hạng cao (vẫn phải đảm bảo chất lượng của nội dung).

    Thuật toán Google, Google SEO

    7. Google HummingBird

    Google HummingBird được ra mắt lần đầu ngày 30/08/2013. Đây là thuật toán thông minh, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để phân tích từ khoá và yêu cầu của người dùng.

    Trong nhiều trường hợp, người dùng không biết chính xác từ khoá họ cần là gì. Họ sẽ mô tả nó bằng những đặc điểm của từ khóa đó. Những thuật toán tìm kiếm Google khác rất có thể sẽ không hiểu chính xác ý định của người dùng và đưa ra các kết quả rời rạc liên quan đến 1 hay vài đặc điểm của từ khóa được yêu cầu.

    Ngược lại, Google HummingBird sẽ phân tích thành phần của nội dung tìm kiếm về mặt ngữ nghĩa. Do đó, kết quả có độ chính xác cao và gần nhất với mong muốn của người dùng.

    Ví dụ: Khách truy cập cần tra thông tin một loại quả có gai dài nhọn, có vị ngọt và mùi hương đậm. HummingBird sẽ đưa ra kết quả là sầu riêng trong khi các thuật toán khác sẽ đưa ra kết quả là mít, xoài,…

    Việc xử lý tối ưu các từ khoá đuôi dài đã nâng tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khoá. Các nhà quản trị web sẽ có nhiều cơ hội tìm ra và sử dụng những từ khóa tiềm năng hơn. Tức là ngoài việc khai thác các từ khóa chính và từ khóa biến thể, content marketer phải chú ý đến những từ đồng nghĩa, đặc điểm liên quan nhằm giúp bài viết có hiệu suất SEO cao hơn.

    8. Mobile Friendly

    Đây là một trong các thuật toán thuộc quyền sở hữu của Google. Mobile Friendly được thiết kế và tung ra thị trường vào 21/04/2015. Theo tên của thuật toán, mục tiêu của Mobile Friendly là các website tối ưu hóa cho mobile. Nó sẽ đánh giá độ thân thiện của trang web đối với các thiết bị này.

    Khi sử dụng di động, trang web càng thân thiện với điện thoại thì sẽ càng được Mobile Friendly ưu tiên.

    Trong những năm gần đây, smartphone chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của con người. Vì ý thức được sự phổ biến này nên Google đã phát triển thuật toán theo hướng thân thiện với thiết bị di động (Mobilegeddon). Sau sự xuất hiện của Mobile Friendly, bảng xếp hạng tìm kiếm trên di động có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, thuật toán này không ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm trên máy tính.

    Để có trang web Mobilegeddon, về cơ bản, bạn cần thiết kế nó linh hoạt với thao tác cuộn lên xuống, các nút bấm rõ ràng. Các vấn đề về cỡ chữ và màu chữ cũng sẽ có sự khác biệt giữa giao diện máy tính và điện thoại. Vì vậy, trước khi tiến hành xây dựng nội dung, bạn nên tập trung thiết kế trang web chuẩn SEO có độ linh hoạt cao để phù hợp với thuật toán Mobile Friendly.

    Thuật toán Google, Google SEO

    9. Google RankBrain

    Google RankBrain xuất hiện lần đầu vào tháng 10 năm 2015 nhằm đáp ứng chính xác yêu cầu của người dùng. Thuật toán tìm kiếm này sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng để phân tích và xác định kết quả tìm kiếm phù hợp. Thông tin được Google RankBrain khai thác chủ yếu là vị trí địa lý và mục tiêu chính khi tra từ khoá.

    Để xác định được mục tiêu này, thuật toán cần sự hỗ trợ của phần mềm trí tuệ nhân tạo Machine Learning. Những nhà phát ngôn của Google cho rằng RankBrain là một trong những công cụ quan trọng nhất để đánh giá thứ hạng của trang web trong bảng kết quả tìm kiếm.

    Để được thuật toán tìm kiếm này đánh giá cao, bạn cần chú ý những tiêu chí sau:

    • Lĩnh vực của từ khoá: Với những từ khóa mang tính học thuật, hàn lâm, bài viết cần phải có chiều sâu, khai thác được các khía cạnh của vấn đề. Đối với các từ thuộc về thời sự, nội dung phải cập nhật nhanh, thông tin đáng tin cậy.
    • Uy tín website của bạn: Nếu nội dung của bạn tích cực, bổ ích thì sẽ có được đánh giá tốt từ người dùng. Đánh giá cao từ khách truy cập sẽ thể hiện nội dung của bạn hữu ích và uy tín.

    Thuật toán Google, Google SEO

    10. Google Fred

    Fred là một trong các thuật toán tìm kiếm đánh giá các quảng cáo trong website. Fred được Google phát triển và cho ra mắt lần đầu vào 08/03/2017. Google Fred ra đời vì vào những năm 2010, các trang web bắt đầu tranh đua chạy quảng cáo làm giảm trải nghiệm người dùng.

    Cụ thể, thuật toán này sẽ đánh giá và gửi án phạt cho những website có nội dung kém chất lượng hoặc có nhiều quảng cáo. Quảng cáo này có thể là các hình ảnh, video,… hoặc là những đường dẫn trỏ ra các trang bên ngoài (không cùng chủ đề với bài viết).

    Sự xuất hiện của Fred đã làm thay đổi thị trường quảng cáo trên website trong những năm sau đó. Các nhà quản trị cũng đã cẩn thận lựa chọn quảng cáo phù hợp với các quy tắc của thuật toán tìm kiếm này.

    Bạn cần lưu ý những tiêu chí sau khi tạo dựng nội dung đăng lên website nhằm không vi phạm quy tắc của Fred:

    • Chất lượng và độ tin cậy của quảng cáo.
    • Mức độ liên quan của quảng cáo đối với bài đăng trên web.
    • Độ dày đặc của các quảng cáo.
    • Chất lượng của nội dung.
    • Độ an toàn của các đường dẫn trỏ ra ngoài website.

    Thuật toán Google, Google SEO

    Qua bài viết, chúng ta vừa tìm hiểu về thuật toán tìm kiếm là gì và các thuật toán tìm kiếm hiện nay của Google. Nếu là một người trong ngành digital marketing thì đây là những kiến thức cơ bản giúp bạn thực hiện công việc tiếp thị trang web một cách hiệu quả, tối ưu. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề của lĩnh vực marketing hoặc cần đơn vị hỗ trợ dịch vụ marketing thì hãy liên hệ LifeMedia để được tư vấn và phát triển phương án phù hợp nhất với doanh nghiệp.

     

    Xem thêm
    OOH

    D-OOH 3D Landmark 81 LED 3D Kim cương siêu ấn tượng tại Việt Nam

    D-OOH LED 3D LANMARK 81 LỚN NHẤT TẠI VIỆT NAM VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN TRUNG TÂM

    Màn hình LED 3D được đặt tại vị trí “KIM CƯƠNG” siêu đắc địa nhất Việt Nam – tại toà nhà cao nhất Việt Nam, là biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh, top 2 toà nhà cao nhất Đông Nam Á và top 14 châu Á;. Được mệnh danh là “Thiên đường mua sắm của thành phố”.
    Kích thước ấn tượng cực khủng 200m2, kết cấu LED 3D đối xứng, sánh ngang tầm cỡ với các siêu LED 3D đẹp nhất thế giới như tại Times Square Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
    D-OOH 3D Landmark 81

    Là vị trí check-in siêu hot nhất tại Sài Thành, với lượng traffic không giới hạn từ trong nước và quốc tế.

    Thu hút sự chú ý dễ dàng: Trước tiên bị ấn tượng bởi kích thước siêu khủng 200m2, màn hình LED 3D và có kích thước lớn nhất Việt Nam. So với nội dung 2D, sự đắm chìm, chân thực và trí tưởng tượng do nội dung visual TVC 3D phát sóng tại đây khiến khán giả mục tiêu hào hứng, gây ấn tượng và tạo sự tò mò quan tâm. Thông tin được truyền qua dây thần kinh thị giác đến não ở cả hai bên vỏ não thị giác, có thể kích thích cảm xúc của người xem mạnh hơn. Nó tạo sự ghi nhớ lâu hơn, ấn tượng hơn và nội dung 3D dễ dàng mang lại bước nhảy vọt trong truyền thông thương hiệu của các nhãn hàng.
    Các doanh nghiệp muốn hợp tác đẩy mạnh chiến dịch truyền thông vui lòng liên hệ Life Media tại đây
    Xem thêm
    OOH

    Quảng cáo TVC tại phòng chờ VietNam Airlines

    Booking quảng cáo TVC tại phòng chờ Vietnam Airlines – Đẳng cấp và Ấn tượng

    1. Phòng chờ VietNam Airlines

    phòng chờ VietnamAirlines
    Phòng khách hạng thương gia VietNam Airlines Lotus lounge (Bông Sen) được thiết kế theo phong cách hiện đại, sang trọng nhằm mang đến cảm giác thư thả và thoải mái cho các hành khách sử dụng dịch vụ.
    Phòng khách Lotus có khả năng phục vụ nhiều hành khách hơn trong các khung giờ cao điểm. Đồng thời, khu buffet-line cũng được nâng cấp với nhiều loại thức ăn, thức uống nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ăn uống của hành khách.
    Lotus lounge là một tiện ích cao cấp tại sân bay, phục vụ các hành khách có vé máy bay hạng thương gia, khách CIP, khách thẻ và các hành khách lẻ có nhu cầu, với không gian yên tĩnh, tiện nghi và riêng tư.
    Capture 4

    2. Quảng cáo TVC tại phòng chờ VietNam Airlines

    Còn gì tuyệt vời hơn khi TVC quảng cáo về thương hiệu của bạn được trình chiếu ngay tại phòng chờ của VietNam Airline nơi tiếp cận được tệp khách hàng cao cấp!
    350534479 642525057916924 7003106704487807891 n
    – TVC của brand được chiếu trong thời gian lên đến 18h/ngày (Từ 5:00am – 23:00pm (hoặc đến khi hết chuyến bay)
    – Tần suất 5 phút/10 brand, tương đương
    216 spot/brand/ngày
    – Chia sẻ 10 brand
    – TVC được phát tại tất cả 6 màn hình
    cỡ lớn trong phòng chờ, bao gồm cả
    phòng VIP/CIP/triệu dặm
    – Tiếp cận từ 40.000 – 60.000 khách hàng cao cấp/tháng
    350519447 138241332595857 4128625128481871200 n
    Hiện tại Life media cung cấp dịch vụ quảng cáo TVC tại phòng chờ VietNam Airlines các Doanh nghiệp hoặc Cá nhân có nhu cầu vui lòng để lại thông tin tại đây
    Xem thêm:
    Xem thêm
    Marketing

    5 ưu điểm khiến Digital Marketing trở nên quan trọng

    Digital marketing là một trong những lĩnh vực quan trọng và phát triển nhanh nhất hiện nay. Đặc biệt đây là “cánh tay” vô cùng đắc lực đối với những thương hiệu cần tiếp cận đến rộng rãi khách hàng hay chỉ cần đúng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các kênh trực tuyến. Với sự phổ biến của internet và công nghệ số, việc tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các kênh trực tuyến đã trở thành cách tiếp cận hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

    1. Tiếp cận khách hàng mục tiêu

    Digital marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu, hay từng chiến dịch thông qua các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến và nhiều hơn nữa. Doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược nhắm đến khách hàng mục tiêu tiềm năng, thu hút sự quan tâm, tạo và thúc đẩy động lực mua hàng của khách hàng hơn.

    Digital Marketing

    2. Tiết kiệm chi phí quảng cáo

    Digital marketing có chi phí thấp hơn so với Marketing truyền thống như quảng cáo truyền thông và quảng cáo trực tiếp. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì chi những khoảng tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ để quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các OOH (Out Of Home) tại vị trí đắt địa để thu hút tối đa sự quan sát của khách hàng.

    Thì nay doanh nghiệp có thể tiết kiệm hơn bằng cách Marketing đến khách hàng thông qua các công cụ của Digital Marketing, vừa có thể tối ưu chi phí, vừa có thể thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

    Digital Marketing

    3. Đo lường hiệu quả chiến dịch

    Một trong những ưu điểm của Digital Marketing là khả năng đo lường chiến dịch. Thông qua các kênh trực tuyến, doanh nghiệp có thể theo dõi các chỉ số đo lường sự hiệu quả chiến dịch như:

    • Chỉ số liên quan đến lưu lượng truy cập
    • Lượt truy cập trang web
    • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
    • Thời gian trung bình trên trang
    • Số lần xem trang
    • Chỉ số liên quan đến tương tác người dùng
    • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
    • Tỷ lệ click-through (CTR)
    • Tỷ lệ chia sẻ (Share Rate)
    • Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate)
    • Chỉ số liên quan đến hiệu quả kinh doanh
    • Doanh thu
    • Lợi nhuận
    • Chi phí quảng cáo
    • Lợi nhuận trên mỗi chi phí (ROI)

    Các chỉ số trên giúp doanh nghiệp nắm bắt được các chỉ số một cách chính xác, từ đó xem xét và nghiên cứu về điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục để đưa ra các phương pháp cải thiện chiến lược tiếp thị và tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch khi tiếp cận với khách hàng.

    Digital Marketing

    4. Nâng cao sự tương tác khách hàng

    Digital Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra các nội dung hấp dẫn và lôi cuốn để thu hút tối đa sự quan tâm của khách hàng từ đa nền tảng. Các doanh nghiệp có thể tạo được các nội dung từ hình ảnh, bài viết, video,… để đa dạng được thông tin tiếp cận với khách hàng và cũng không làm cho họ cảm thấy nhàm chán. Như vậy, doanh nghiệp có thể tăng lượng tương tác và đáp ứng nhanh chóng phản hồi của khách hàng, giúp nâng cao sự hài lòng và tạo đà tăng trưởng doanh số.

    Digital Marketing

    5. Tăng tính cạnh tranh

    Digital Marketing cho phép doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng và thích nghi với các sự biến đổi linh hoạt của thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với sự dịch chuyển của thị trường. Ngoài ra có thể giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng một lĩnh vực. Doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng, có những chiến lược Marketing phù hợp sẽ luôn có lợi thế cạnh tranh trong ngành.

    Như vậy, trong thời đại hầu hết mọi người sử đều sử dung mạng xã hội và Internet thi các doanh nghiệp nên tận dụng để tạo các chiến dịch Marketing trên các nền tảng kỹ thuật số vừa giúp tối ưu chi phí, vừa tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu của thương hiệu.

    Xem thêm
    Marketing, Performance

    4 ứng dụng quảng cáo online hiệu quả trở thành xu hướng của năm 2023

    Thương mại điện tử luôn gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật – công nghệ. Đặc biệt trong ngành quảng cáo online, việc công nghệ phát triển giúp các hình thức quảng cáo ngày càng trở nên đa dạng. Để tạo đà tăng tốc và bứt phá trong cạnh tranh, hãy cùng LifeMedia điểm qua những xu hướng quảng cáo online nổi trội trong năm 2023 nhé.

    1. TikTok: đồng tiền đi liền hiệu quả

    TikTok vốn nổi tiếng với định hướng nội dung theo dạng Video ngắn; giờ đây, nền tảng này đang trở thành một lựa chọn quảng cáo sáng giá. Lượng đầu tư vào TikTok hiện tăng nhanh hơn mọi nền tảng số khác và lợi nhuận do nó mang lại cũng mạnh mẽ, vượt hơn các công cụ như YouTube.

    Chắc chắn các nhãn hàng sẽ tăng thêm ngân sách cho TikTok; và khi nhu cầu tăng, chi phí quảng cáo trên TikTok cũng sẽ tăng. Để quảng cáo có lợi, bạn cần tối ưu hóa chiến lược của mình: tạo nội dung sáng tạo, chất lượng cao và gây tiếng vang trong độc giả.

    quảng cáo online, quảng cáo

    2. Meta: tăng doanh thu tăng cả lợi nhuận

    Meta cũng là một nền tảng quảng cáo nổi bật trong năm 2023. Mặc dù lượng đầu tư cho Meta đã giảm 12% trong năm 2022 do các điều kiện kinh tế vĩ mô và sự xuất hiện của hệ điều hành iOS 14.5, nền tảng này vẫn chứng tỏ được các ưu điểm trong quảng cáo online về: khả năng chọn mục tiêu một cách chi tiết, khả năng tối ưu hóa và tầm bao phủ rộng. Vì thế, năm 2023 vẫn là một tương lai tươi sáng, hứa hẹn cho Meta.

    Quảng cáo online, quảng cáo

    3. Performance Max (Google): mới mẻ nhưng không kém tiềm năng

    Nền tảng Performance Max của Google đã khởi đầu ấn tượng trong năm 2022. Tuy nhiên, có lẽ các nhãn hàng sẽ cân nhắc nó kĩ lưỡng hơn bởi một số nghiên cứu cho thấy thành công của Performance Max do ở hào quang chứ không thực chất.

    Google đã tích hợp một số công cụ vào Performance Max làm tăng các chỉ số ROAS nhưng doanh thu các nhãn hàng không tăng đáng kể. Dầu vậy, nền tảng này vẫn khá tiềm năng và đáng thử nghiệm.

    Quảng cáo online, quảng cáo

    4. Pinterest: gừng càng già càng cay

    Pinterest được kỳ vọng sẽ ấn định vị thế kênh quảng cáo đứng đầu trong năm 2023. Vốn nổi tiếng trong giới thương hiệu nội thất, nay Pinterest mở rộng ảnh hưởng sang nhiều ngành hàng khác.

    Nền tảng này có tính tương tác cao và tích cực tìm các sản phẩm cùng ý tưởng mới mẻ; là một công cụ quý cho các nhãn hàng, giúp họ thử nghiệm các sản phẩm mới. Hơn nữa, Pinterest còn có ROAS trung bình cao liên tục – một chỉ dấu rõ ràng cho sức mạnh của mình.

    Quảng cáo online, quảng cáo

    Các doanh nghiệp lớn thường chọn các nền tảng hàng đầu để quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp, tuy nhiên do vấn đề suy thoái kinh tế khiến ngân sách vào quảng cáo ngày càng trở nên hạn hẹp. Việc sử dụng các ứng dụng quảng cáo rẻ với ngân sách thấp dễ gây tình trạng hiệu quả không được như ý.

    Nhà quảng cáo phải hiểu rõ ứng dụng quảng cáo của mình đang sử dụng để tối ưu hóa chi phí và đạt hiệu quả cao. Nếu quý doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn có thể liên hệ ngay với LifeMedia để được hỗ trợ và tư vấn chiến lược tối ưu nhất.

    Xem thêm
    OOH

    Phong bì kẹp vé máy bay VietNamAirlines ( BOARDING PASS COVER )

    Hình thức quảng cáo “Phong bì kẹp vé máy bay” Broarding Pass Cover là gì?

    – Là hình thức phát phong bì kẹp vé máy bay tại các quầy check-in của VietNam Airlines tại nhà Ga T1 (trên các chuyến bay nội địa ) tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
    – Là 1 giải pháp quảng bá cho quý khách hàng với chi phí hợp lý, hiệu qủa lan toả mạnh mẽ, đúng đối tượng mà các kênh khác không có được.
    – Đối tượng khách hàng: Khách hàng thương gia & Ưu Tiên, Khách hàng phổ thông:
    + Khách hàng thương gia và Ưu Tiên: Là những đối tượng có thu nhập cao, có networking và sức ảnh hưởng lớn ( chính khách Việt Nam ) => Phù hợp với các nhãn hàng cao cấp.
    + Khách hàng phổ thông: số lượng đông đảo tạo độ phủ cho thương hiệu. Phù hợp với các nhãn hàng tiêu dùng và dịch vụ phổ thông.
    phong bì kẹp vé máy bay

    11

    #NHẬN DIỆN TỐT HƠN

    Các thiết kế dạng tờ gập tinh tế, tương đương với tiêu chuẩn hàng không. Tạo độ phủ cho thương hiệu với nhận diện đẳng cấp, chuyên nghiệp.

    phong bì kẹp vé máy bay ve

    #ĐỊA ĐIỂM ĐẮC ĐỊA

    Quầy check-in của sân bay luôn tấp nập, là địa điểm đắc địa để các nhãn hàng quảng bá sản phẩm, thương hiệu mà không phải đơn vị nào cũng có thể khai thác.phong bì kẹp vé máy bay

    #PHÂN LỌC KHÁCH HÀNG

    Có thể phân lọc chuyến bay, độ tuổi, giới tính, khách hàng tiềm năng cho từng nhãn hàng quảng cáo.

    phong bì kẹp vé máy bay

    #CHI PHÍ HỢP LÝ

    Chi phí khai thác cạnh tranh, phù hợp với mọi nhãn hàng. Từ các nhãn lớn với ngân sách dồi dào cần độ phủ lớn và rộng, cho tới các nhãn vừa và nhỏ với nhu cầu tiếp cận và push sales trực tiếp.

    – Phù hợp với nhiều nhóm ngành như: Bất động sản, du lịch, tài chính ngân hàng, bán lẻ….

    Một số nhãn hàng và đối tác đã sử dụng sản phẩm ” phong bì kẹp vé máy bay tại quầy check-in của hãng hàng không VietNam Airlines ”

    Capture 2

    Quảng cáo trên PHONG BÌ KẸP VÉ MÁY BAY ( Boarding Pass Cover) là một hình thức truyền thông cực kỳ đẳng cấp với tiềm năng phát triển vượt trội trong tương lai gần. Nó giúp cho hình ảnh thương hiệu được nâng lên một tầm cao mới, giúp doanh nghiệp phủ sóng hiệu quả trên thị trường, hướng tới đối tượng khách hàng tiềm năng ở phân khúc khá trở lên.

    Mỗi ngày, có hơn 200 chuyến bay đi – về, hoạt động 24/24h để đáp ứng nhu cầu của 24 triệu lượt hành khách. Chính vì vậy, quảng cáo trên máy bay sở hữu rất nhiều lợi thế để tiếp cận với đông đảo người xem. Họ sẽ tiếp xúc với hình ảnh quảng cáo trong suốt thời gian bay mà không bị giới hạn số lần.
    Các thiết kế quảng cáo dạng tờ gấp tinh tế, tương đương với tiêu chuẩn hàng không. Tạo độ phủ cho thương hiệu với nhận diện đẳng cấp, chuyên nghiệp.

    Với chi phí khai thác cạnh tranh, phù hợp với mọi nhãn hàng, từ các nhãn lớn với ngân sách dồi dào cần độ phủ lớn và rộng, cho tới các nhãn vừa và nhỏ với nhu cầu tiếp cận và push sales trực tiếp. Quảng cáo phù hợp với nhiều nhóm ngành như: Bất động sản, du lịch, tài chính ngân hàng, bán lẻ…

    Liên hệ Quảng cáo: “Phong bì kẹp vé máy bay” Broarding Pass Cover

    Life Media, chúng tôi đã và đang là đơn vị khai thác dịch vụ quảng cáo phong bì kẹp vé máy bay hạng economy của hãng hàng không Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn nhất.

    Các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu đặt quảng cáo vui lòng liên hệ Life Media tại đây.

    phong bì kẹp vé máy bay

    6

    Xem thêm
    Facebook Ads

    5 chiến lược bidding Facebook Ads phổ biến: Ưu, nhược điểm và cách chọn chiến lược phù hợp

    329726 329726 facebook ads bidding co 1673189787

    Các chiến lược bidding (đấu thầu) trên Facebook Ads (Meta) thường bị các nhà quảng cáo đánh giá thấp vì họ cho rằng quảng cáo trên Facebook giống như việc “chỉ làm một lần duy nhất và quên đi ngay sau đó”. Đây là một tư duy lỗi thời khi Facebook Ads chính là một nền tảng tiềm năng cho việc quảng cáo số. Quá tin tưởng vào quảng cáo số có thể khiến bạn trượt dài, nhưng đối với các chiến lược bidding của Facebook thì đây lại là câu chuyện khác.

    Bài viết này Life Media sẽ giúp bạn hiểu thêm về bidding trên Facebook cũng như những thứ bạn cần làm để tối ưu nó.

    A42 329726 facebook ads bidding 1 1673149416

    1. Facebook bidding và đấu giá quảng cáo (ad auction)

    Chọn một chiến lược bidding trên trang quảng cáo của Facebook là chọn cách mà bạn muốn thuật toán của Facebook sẽ bid cho bạn trong các phiên đấu giá quảng cáo. Có nghĩa là, khi bạn set một campaign, ad set hoặc ad live, cách mà bạn muốn cạnh tranh trong cuộc đấu giá này – để đảm bảo quảng cáo của bạn đến được với những đối tượng mà bạn muốn – cần dựa vào budget và mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới.

    Và điều này đòi hỏi bạn phải hiểu được một cuộc đấu giá như trên hoạt động như thế nào.

    Bất cứ khi nào có cơ hội được show quảng cáo của mình cho một nhóm đối tượng nào đó, các advertiser cùng nhắm tới nhóm đối tượng này sẽ cùng đấu giá để có thể giành được slot quảng cáo tại Facebook ad targeting của họ. Đây là lí do vì sao chi phí quảng cáo cho một nhóm đối tượng nhỏ sẽ cao hơn rất nhiều so với thông thường. Cạnh tranh cũng sẽ khốc liệt hơn vào các dịp lễ, đồng nghĩa với chi phí quảng cáo vào các thời điểm này cũng tăng cao.

    Theo Meta, để đảm bảo rằng quảng cáo sẽ tối đa hóa giá trị cho cả người xem lẫn doanh nghiệp, quảng cáo thắng cuộc đấu giá sẽ là quảng cáo có tổng giá trị cao nhất. Tổng giá trị ở đây sẽ bao gồm 3 yếu tố:

    • Số tiền bid: Là số tiền sẵn sàng bỏ ra để đạt được mục tiêu quảng cáo của mình.
    • Ước lượng tỉ lệ kết quả đầu ra: Ước lượng tỉ lệ engage/ convert đối với một đối tượng người dùng nhất định từ quảng cáo. Nói đơn giản hơn, tỉ lệ này sẽ tiên đoán kết quả đầu ra sau khi người dùng xem quảng cáo sẽ là engage (tương tác) hay convert (chuyển đổi).
    • Chất lượng quảng cáo: Thước đo đến từ phản hồi của người dùng và đặc tính của quảng cáo như thông tin úp mở, ngôn từ mạnh, và “mồi câu tương tác”.

    A42 329726 facebook ads bidding 2 1673149440

    Nếu yếu tố số 1 của tổng giá trị trên khá đơn giản để nắm bắt thì 2 yếu tố cuối phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng marketing và mục tiêu quảng cáo của bạn.

    Chiến lược bidding của bạn quan trọng như thế nào?

    Khi nhắc tới quảng cáo online, luôn luôn tồn tại một sự ám ảnh cố hữu và nhạy cảm xoay quanh vấn đề xây dựng chiến lược bidding. Điều này chủ yếu bắt nguồn từ niềm tin “ngây thơ” rằng đó là thứ bạn có thể kiểm soát nhiều nhất trên các nền tảng này.

    Nói là “ngây thơ” vì có vô số thứ khác cũng không kém phần quan trọng mà bạn có thể kiểm soát trong chiến lược quảng cáo của mình và chúng hầu như luôn bắt nguồn từ các nguyên tắc marketing cơ bản. Nếu như quảng cáo của bạn không sáng tạo, thiếu mục tiêu thì chiến lược của bạn hoàn toàn không hiệu quả.

    Một khi bạn đã xây dựng 3 yếu tố trên một cách hoàn hảo thì chiến lược bid sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của quảng cáo.

    2. Các chiến lược bidding trên Facebook

    Với Facebook, có 3 dạng chung cho các chiến lược bidding mà bạn có thể sử dụng để tối đa hóa hiệu suất các chiến dịch quảng cáo và tối ưu mục tiêu quảng cáo của mình: Spend-based (dựa vào ngân sách), Goal-based (dựa vào mục tiêu), và thủ công (manual). 3 dạng này bao gồm:

    1. Volume cao nhất – Highest volume (trước đây là chi phí thấp nhất – lowest cost)
    2. Giá trị cao nhất – Highest value
    3. Chi phí cho mỗi kết quả – Cost per results (trước đây là chi phí tối đa – cost cap)
    4. Mục tiêu ROAS – Return on ad spend (trước đây là ROAS tối thiểu)
    5. Bid tối đa (Bid cap)

    Chiến lược bidding theo ngân sách (Spend-based bidding)

    Bidding theo ngân sách là dạng cơ bản nhất và cũng đơn giản nhất khi bạn chọn một mục tiêu cho campaign của mình. Nó đòi hỏi bạn phải tập trung hoàn toàn ngân sách để có thể thu về kết quả tốt nhất trong khả năng. Chiến lược này bao gồm 2 chiến lược nhỏ sau:

    1. Volume cao nhất

    Tối đa hóa chuyển đổi với nguồn ngân sách mà bạn có. Có nghĩa là bạn sẽ yêu cầu Facebook lấy về cho bạn nhiều kết quả nhất với một mức chi phí nhất định mà bạn đề ra, tương tự như bidding cho tối đa hóa lượt click (maximize click) đối với Google Ads.

    A42 329726 facebook ads bidding 3 1673149467

    Chiến lược này hoạt động tốt nhất khi toàn bộ ngân sách được sử dụng và không có một CPA (cost per action) cụ thể hoặc mục tiêu ROAS (tỉ lệ kết quả thu về trên chi phí cho quảng cáo). Nếu sự cạnh tranh trong đấu giá giảm, CPA của bạn có thể giảm theo, nhưng nếu nó tăng thì CPA cũng sẽ tăng theo.

    2. Giá trị lớn nhất

    Chiến lược này tập trung nhiều hơn vào E-commerce/ ROAS khi mà nó vẫn sử dụng ngân sách của bạn nhưng lại tập trung vào các giao dịch mua hoặc chuyển đổi có giá trị cao nhất. Ví dụ, một seller có thể dùng chiến lược này để bán một vật phẩm có giá trị cao hơn nhằm tối đa hóa giá trị và kết quả nhận về so với chi phí quảng cáo. Như vậy nó sẽ tập trung vào giá trị chuyển đổi hơn volume chuyển đổi (tương tự bidding cho chuyển đổi tối đa – max conversion value của Google Ads).

    A42 329726 facebook ads bidding 4 1673149495

    Mặc dù chiến lược này sẽ giúp bạn có tỉ lệ chuyển đổi chất lượng và cao hơn trong khi vẫn sử dụng hết ngân sách, nhưng hãy nhớ rằng bạn cần phải set up để theo dõi tỉ lệ cũng như các giá trị chuyển đổi mà bạn đã yêu cầu đối với ngân sách của mình.

    Bidding dựa vào mục tiêu (Goal-based bidding)

    Goal-based bidding cho phép bạn đặt ra một chi phí cũng như giá trị mà bạn muốn đạt được.

    3. Cost per results bidding – Bidding chi phí cho mỗi kết quả (trước đây là chi phí tối đa – cost cap)

    Như cái tên của nó, chiến lược này nhắm vào việc duy trì chi phí trung bình cho mỗi kết quả xuyên suốt chiến dịch mà bạn đã đề ra. Nó sẽ phù hợp nếu bạn nắm được chi phí tối đa cho mỗi một chuyển đổi hoặc kết quả mà bạn chi trả trong khi duy trì lợi nhuận từ việc quảng cáo.

    A42 329726 facebook ads bidding 5 1673149528

    Lưu ý rằng chi phí mà bạn đề ra sẽ được Facebook trung bình hóa xuyên suốt thời gian chạy chiến dịch quảng cáo. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí cho mỗi kết quả của bạn có thể không đạt yêu cầu trong ngày hôm nay nhưng lại vượt chỉ tiêu trong ngày hôm sau.

    Nếu bạn set chi phí này quá thấp, Facebook cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để sử dụng ngân sách của bạn và kéo dài quá trình học (learning phase). Facebook sẽ không thể tiến đến bước tối ưu hóa quảng cáo nếu như nó không thể hoàn thành learning phase. Cho đến lúc đó, chi phí và hiệu suất quảng cáo sẽ không ổn định.

    Vậy nên, chiến lược này chỉ hoạt động tốt nhất nếu bạn nắm được CPA trung bình. Nếu bạn không chắc chắn, hãy thử nghiệm bidding cho volume cao nhất trong một khoản thời gian ngắn để nắm được CPA.

    4. Mục tiêu ROAS (trước đây là ROAS tối thiểu)

    ROAS là một chiến lược phổ biến nếu tỉ lệ chuyển đổi của bạn nắm giữ trực tiếp một lượng doanh thu nhất định. Các doanh nghiệp E-commerce thường sử dụng chiến lược này hơn bởi nó đảm bảo rằng quảng cáo của họ sẽ mang về lợi nhuận khi mà mục tiêu cũng chính là số sales. Đối với những doanh nghiệp mà kết quả chuyển đổi không hướng đến lợi nhuận, chiến lược này sẽ ít phổ biến hơn vì khó có thể chỉ định giá trị chuyển đổi.

    A42 329726 facebook ads bidding 6 1673149543

    Lưu ý rằng nếu bạn mới bắt đầu quảng cáo trên Facebook, doanh nghiệp của bạn sẽ cần phải được kiểm duyệt hoặc chạy quảng cáo trong một vài tuần trước.

    Mục tiêu ROAS khác với giá trị cao nhất ở chỗ nó không đảm bảo Facebook sẽ sử dụng hết ngân sách của bạn. Thay vì đó, Facebook sẽ cố gắng lấy về cho bạn nhiều cơ hội nhất có thể trong khoản giá trị ROAS tương ứng.

    Bidding thủ công (Manual Bidding)

    Bidding thủ công là một chiến lược khá cũ nhưng lại cho phép kiểm soát chi phí bạn muốn đầu tư trong mỗi cuộc đấu giá.

    5. Chi phí tối đa

    Chiến lược này cho phép bạn set số tiền cao nhất mà bạn muốn bid cho quảng cáo trong các cuộc đấu giá. Nó trái ngược với việc để Facebook đưa ra quyết định bid cho bạn. Bạn có thể chọn chiến lược này nếu đã nắm rõ chi phí quảng cáo trên Facebook, tự tin về tỉ lệ chuyển đổi của mình và có khả năng tính toán chi phí bid hợp lý.

    A42 329726 facebook ads bidding 7 1673149583

    Chiến lược bidding nào là tốt nhất?

    Dưới đây là 2 mô hình doanh nghiệp và mục tiêu của họ trên Facebook, cùng các chiến lược có thể phù hợp.

    Các chiến lược bidding được khuyến khích sử dụng cho chuyển đổi khách hàng tiềm năng (lead generation)

    Đa phần các advertiser sử dụng Facebook Ads với mục tiêu biến người dùng tiềm năng thành khách hàng. Có nghĩa là, những gì họ mang lại thông qua quảng cáo của mình không trực tiếp là doanh số bán, mà là những nội dung có thể tải về được, các bản dùng thử hoặc tư vấn. Những quảng cáo dạng này sẽ đưa người dùng đến với trang web hoặc trang chủ tại nền tảng của doanh nghiệp để có thể thu thập dữ liệu từ họ.

    Rất nhiều advertiser đồng ý rằng Facebook là một nền tảng tuyệt vời để có thể đạt được mục tiêu này với chi phí thấp, mà sau cùng sẽ dẫn tới việc tăng doanh số sales. Điều này có nghĩa là sự chuyển đổi không trực tiếp tạo ra lợi nhuận bởi mục tiêu của chúng nằm ở chỗ khác. Đối với mục tiêu này, bạn nên sử dụng volume cao nhất hoặc chi phí cho mỗi kết quả.

    Hầu hết các doanh nghiệp đều thử nghiệm thành công với volume cao nhất, đặc biệt khi một chi phí lý tưởng cho mỗi chuyển đổi không hề được biết trước tại thời điểm đó. Nếu bạn có một cái phễu marketing mà trong đó bạn có chi phí và tỉ lệ chuyển đổi, vậy thì sử dụng CPA mục tiêu sẽ hợp lý hơn. Tất cả đều phụ thuộc vào sự tinh tế của bạn trong quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng, marketing và các chiến dịch sales.

    Các chiến lược bidding được khuyến khích sử dụng cho doanh nghiệp E-commerce

    Nếu bạn đang chạy quảng cáo dẫn người dùng hoàn tất giao dịch mua với một số tiền cố định thì CPA, ROAS cũng như giá trị cao nhất (highest value) sẽ phù hợp hơn cả.

    Bởi vì các chuyển đổi của bạn có một giá trị mặc định được set sẵn, mục tiêu của bạn không cần thiết phải là tối đa hóa volume chuyển đổi (maximize conversion volume) thông qua việc chi tiêu mà là tối đa hóa lợi nhuận đến từ chi phí quảng cáo.

    Mục tiêu ROAS được khuyến khích sử dụng cho E-commerce bởi vì nó cho phép bạn lên kế hoạch và chiến lược hóa dựa vào những gì có thể mang lại lợi nhuận cao nhất với chi phí quảng cáo mà bạn có.

    A42 329726 facebook ads bidding 8 1673149601

    Đừng suy nghĩ quá nhiều

    Các công ty công nghệ lớn như Google và Facebook có thể khiến nhiều người cảm thấy không đáng tin và những gì họ làm là thu phí của người dùng dưới vỏ bọc “tự động hóa”. Tuy vậy, điều này chỉ đúng ở một mức độ nhất định, và đối với thuật toán của Facebook, sử dụng đúng cách có thể mang lại kết quả ngoài mong đợi.

    Vì thế, khi nhắc đến các chiến lược bidding với Facebook, bạn nên sử dụng những gì ít phức tạp nhất có thể. Hầu hết các khách hàng là doanh nghiệp đều ưa dùng chiến lược bidding “volume cao nhất dựa trên chi phí – highest volume spend-based” và chúng hoàn toàn có thể mang lại lợi nhuận.

    Điều quan trọng là bạn cần phải biết được loại hình hoạt động của doanh nghiệp để có thể lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cũng như những mục tiêu, chuyển đổi mà bạn hướng đến để có thể tối đa hóa quảng cáo trên nền tảng này.

    Nguồn: Internet

    Xem thêm:

    7 Mẹo giảm chi phí quảng cáo Facebook

    Facebook Ads tiêu chuẩn quảng cáo của Meta cập nhật mới nhất 2023

    Xem thêm
    Zalo Ads

    Zalo Broadcast gửi tin nhắn hàng loạt không cần tạo nhóm chat riêng

    Zalo Broadcast là một tính năng của ứng dụng Zalo, cho phép người sử dụng gửi tin nhắn đến phần đông người cùng lúc mà không cần tạo một nhóm chat riêng. Tính năng này cho phép người tiêu dùng tạo một danh sách liên lạc và gửi tin nhắn đến danh sách đấy.

    Với Zalo Broadcast, người sử dụng có thể gửi Thông báo, tin tức, nội dung khuyến mãi, hoặc các thông điệp truyền thông marketing đến phần đông người một cách dễ dàng và tiện lợi. Điều này làm giảm thời gian và công sức mà người sử dụng phải bỏ ra khi phải gửi thông điệp tương tự cho từng người một trong danh sách liên lạc của mình. Hãy cùng mình tìm hiểu thêm về tính năng này qua nội dung sau đây nhé.

    Giới thiệu Zalo Broadcast

    Zalo Broadcast

    Zalo Broadcast là công cụ quản lý tin nhắn đa kênh của ứng dụng nhắn tin Zalo. Nó cho phép người tiêu dùng gửi tin nhắn đến phần đông người cùng một lúc thông qua các kênh khác nhau như Zalo Official account, Zalo cửa hàng hoặc danh bạ cá nhân trên Zalo.

    Với Zalo Broadcast, người sử dụng có thể tạo và quản lý danh sách người tiêu dùng tùy chỉnh nội dung tin nhắn và lịch trình gửi tin nhắn tự động. Nó cũng cho phép người sử dụng chia loại khách hàng theo dấu hiệu như độ tuổi, giới tính hoặc vị trí địa lý để gửi tin nhắn thích hợp với mỗi đối tượng mục tiêu người sử dụng.

    Lưu ý:

    • Từ ngày 22/06/2022, OA đã xác thực mới có thể sử dụng tính năng Broadcast.
    • Số lượng tin Broadcast khác nhau phụ thuộc vào loại Gói dịch vụ OA đăng ký.
    • Hạn mức nhận tin Broadcast của người lưu ý OA sẽ được cài đặt lại vào ngày 01 hàng tháng.
    • Hạn mức OA gửi tin Broadcast, số bài đăng xuất bản, tin nhắn chủ động sẽ được cài đặt lại cùng ngày đăng ký Gói của tháng tiếp theo.

    Zalo Broadcast là một công cụ có ích cho các doanh nghiệp và nhà tiếp thị để tiếp cận người sử dụng một cách nhanh chóng và đạt kết quả tốt. Nó giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc gửi tin nhắn đến từng người tiêu dùng một cách thủ công.

    Lợi ích của Zalo Broadcast đối với doanh nghiệp

    Zalo Broadcast là một tool tiếp thị đa kênh cho công ty. Nó cho phép doanh nghiệp gửi tin nhắn đến hàng ngàn người sử dụng cùng một lúc thông qua nhiều kênh không giống nhau như Zalo Official account, Zalo shop hoặc danh bạ cá nhân trên Zalo.

    U81259 Screenshot 2023 05 12 085101 1683856277

    Một vài lợi ích của Zalo Broadcast đối với doanh nghiệp bao gồm:

    • Tiết kiệm thời gian: công ty có thể gửi tin nhắn đến hàng ngàn người sử dụng cùng một lúc
    • Tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh chóng: Zalo Broadcast tiếp cận khách hàng qua nhiều kênh không giống nhau. Việc này giúp công ty đạt cho được mục đích tiếp thị và tăng doanh số bán hàng.
    • Tương tác cá nhân hóa: doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thông tin tin nhắn và phân loại người sử dụng theo dấu hiệu . Việc này giúp doanh nghiệp tăng khả năng thu hút sự chú ý của người sử dụng đến mặt hàng hoặc dịch vụ của tổ chức.
    • Đo lường dữ liệu: Zalo Broadcast cung cấp các giải pháp đo đạc dữ liệu và theo dõi để doanh nghiệp nhận xét đạt kết quả tốt của chiến dịch và điều tiết kế hoạch tiếp thị.

    Với những lợi ích trên, Zalo Broadcast là công cụ quan trọng để doanh nghiệp đạt cho được mục đích tiếp thị và tăng doanh số bán hàng.

    Các bước gửi Zalo Broadcast

    Zalo Broadcast là một tính năng trên phần mềm Zalo cho phép chúng ta gửi tin nhắn đến nhiều người cùng lúc. Đây là một công cụ có ích cho các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân mong muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thông cáo cho nhiều người cùng một lúc.

    U81259 Zalo 1683856582Để dùng tính năng Zalo Broadcast, chúng ta có thể làm theo chu trình sau:

    Bước 1: Truy tìm trang quản lý http://oa.zalo.me.manage/oa . Chọn tài khoản mong muốn hành động gửi Broadcast.

    Bước 2: Tại thanh công cụ chọn biểu tượng “Broadcast” -> gửi “ Broadcast” nội dung được phép gửi gồm có : bài đăng, video, mặt hàng,… có cơ hội chọn tối đa 5 thông tin.

    Bước 3: Cài đặt đối tượng mục tiêu gửi và lên lịch gửi ( tùy chọn ).

    • Đối tượng gửi : Cho phép nắm rõ ràng đối tượng mục tiêu nhận tin theo các yếu tố : vị trí, đối tượng, giới tính,..
    • Lên lịch gửi : Cho phép lựa chọn thời gian rõ ràng để tin được gửi đến cho người sử dụng vào khung giờ từ 6:00 sáng – 20:00 tối.
    • Đối với tin “ đặt lịch gửi” một khi lên lịch gửi người tiêu dùng có thể khác biệt nội dung hoặc hủy thiết lập gửi Broadcast đã tạo theo nhu cầu.

    Bước 4: Nhấn nút “gửi Broadcast” và chọn “ gửi ngay” để hoàn tất chu trình gửi tin

    Kết luận

    Chúng ta hãy nhớ rằng để dùng công dụng Zalo Broadcast, bạn phải cần có một account Zalo chính xác và được xác thực. Bên cạnh đấy, để hạn chế vi phạm chính sách sử dụng của Zalo. Bạn phải cần làm đúng theo quy định về việc gửi tin nhắn đến người sử dụng và không gửi tin nhắn quá thường xuyên để tránh bị spam và liên quan góc nhìn của người tiêu dùng tới thương hiệu của mình.

    Xem thêm:

    Zalo ZNS: Giải pháp nhắn tin chăm sóc khách hàng vượt trội nhất hiện nay

    3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp

    Xem thêm
    Liên hệ ngay