Branding, Marketing, Performance

Top 10 chiến lược truyền thông mạng xã hội dành cho mọi doanh nghiệp B2B

Chiến lược truyền thông mạng xã hội doanh nghiệp B2B có rất nhiều điểm khác biệt so với B2C. Bài viết này, Life Media – chúng tôi sẽ cung cấp 10 chiến lược marketing dễ tiếp cận nhất để giúp bạn nhanh chóng áp dụng với doanh nghiệp của mình.

1. Thiết lập mục tiêu SMART

SMART tượng trưng cho Specific – Measurable – Attainable – Relevant – Time – Bound. Đây là thước đo mức độ thành công của một mục tiêu. Một chiến lược truyền thông mạng xã hội có KPI cụ thể sẽ giúp bạn biết cách đi đến chiến thắng. Mục tiêu của việc truyền thông doanh nghiệp có thể là được nhiều người biết đến hoặc chuyển đổi được nhiều đối tượng tiềm năng thành khách hàng hơn.

Doanh nghiệp phải biết rõ cụ thể điều mình muốn là gì rồi chuyển đổi chúng thành các KPI. Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ cần sử dụng những chỉ số đo lường riêng. Ví dụ doanh nghiệp A muốn tăng độ nhận biết thương hiệu thì nên tập trung vào lượt tương tác và độ phủ sóng của bài.

Dưới đây là một ví dụ về đặt mục tiêu theo mô hình SMART cho chiến lược truyền thông mạng xã hội.

Mục tiêu: Tăng độ nhận diện thương hiệu trên mạng xã hội

  • Specific (tính cụ thể): Đăng bài thường xuyên lên Facebook, Instagram và Tik Tok, 2 bài Facebook mỗi ngày, 3 bài Instagram mỗi ngày và 3 clip Tik Tok mỗi ngày.
  • Measurable (có thể đo lường được): Tăng 3% tỉ lệ tương tác trên mạng xã hội.
  • Attainable (tính khả thi): Tỉ lệ tương tác đã tăng lên 2% khi tăng tần suất đăng bài và nâng cao chất lượng nội dung vào tháng trước.
  • Relevant (tính phù hợp): Tăng tỉ lệ tương tác sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn.
  • Time-bound (giới hạn thời gian): Cuối tháng này.
  • Mục tiêu SMART: Tăng tỉ lệ tương tác lên 3% vào cuối tháng này bằng cách tăng tần suất đăng bài và nâng cao chất lượng bài viết.

truyền thông mạng xã hội

2. Luôn quan sát đối thủ cạnh tranh

  • Mạng xã hội là nền tảng giúp doanh nghiệp theo dõi đối thủ cạnh tranh của mình một cách dễ dàng. Do đó hãy luôn quan sát để biết rằng đối thủ có đang đi đúng hướng để tiếp cận khách hàng hay không?
  • Nếu đối thủ đang làm tốt, doanh nghiệp hoàn toàn có thể học hỏi tuy nhiên tuyệt đối không được sao chép mà phải thay đổi cho phù hợp, tạo sự khác biệt để nổi bật hơn. Tuy nhiên, nếu đối thủ đang chưa tốt, doanh nghiệp hãy phân tích và rút kinh nghiệm từ thất bại của họ để có định hướng đúng.

3. Định hướng nội dung độc đáo

  • “Content is King”. Bất kỳ thời đại, một chiến lược nội dung độc đáo, dễ hiểu, dễ nhớ sẽ khiến người dùng ấn tượng sâu sắc. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp có thói quen lượm lặt ý tưởng từ những nguồn khác rồi đăng tải lại trên trang của mình cho có.
  • Khách hàng ngày nay đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, họ rất “kén chọn” nội dung. Bởi họ biết đâu là nội dung sáng tạo, có giá trị, đâu là nội dung sao chép, vay mượn. Vì vậy với những nội dung đạo nhái, không có giá trị, khách hàng chắc chắn sẽ bỏ qua thậm chí là block.
  • Do đó doanh nghiệp cần phải học hỏi ở mọi nơi để có thêm nhiều ý tưởng và xây dựng kho nội dung chất lượng. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, nếu không đủ nguồn lực và tài nguyên thì hãy tập trung phát triển một kênh social media chiếm lượng lớn đối tượng khách hàng đang sử dụng.

truyền thông mạng xã hội

4. Tận dụng tối đa tính năng của mạng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội luôn cập nhật những tính năng mới để tăng trải nghiệm khách hàng. Điều này có lợi cho marketers vì họ có thể tận dụng chúng để đổi mới nội dung và hoạt động tương tác với khách hàng.

Instagram Story, Instagram Reel hay Facebook Story là những ví dụ điển hình giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng, nếu bạn lướt Facebook hay tìm kiếm thông tin doanh nghiệp và chỉ thấy các bài đăng dạng văn bản truyền thống. Chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và rời đi nhanh chóng trước khi tìm hiểu về doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy các story dạng video ngắn vừa có hình ảnh, vừa có âm thanh thì dù ít hay nhiều bạn sẽ nán lại và xem tiếp các nội dung khác của doanh nghiệp.

5. Xây dựng hình ảnh thương hiệu bằng đội ngũ nhân viên

  • Mỗi nhân viên sẽ là một đại sứ thương hiệu tuyệt vời trong mắt của khách hàng. Bởi trước khi nhớ đến thương hiệu thì khách hàng sẽ nhớ đến phong thái, thái độ phục vụ của nhân viên – những “điểm chạm” đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc và ấn tượng. Do đó, xây dựng câu chuyện về nhân viên chính là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tốt cho cấp lãnh đạo và bộ mặt công ty.
  • Không chỉ vậy nhiều doanh nghiệp thường xuyên cho nhân viên của mình “lên sóng”. Bởi chiến lược này còn giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và công nhận. Qua đó, nhân viên sẽ tự kể câu chuyện về doanh nghiệp với bạn bè và người thân của họ.
  • Ví dụ thay vì đăng một bức ảnh về sản phẩm, doanh nghiệp có thể chia sẻ một bức ảnh về 20 người đã tạo nên sản phẩm đó. Điều này sẽ giúp nội dung đó có thể được chia sẻ và nhận được tương tác trong mạng lưới bạn bè của 20 nhân viên đó.

6. Thể hiện “tiếng nói” thương hiệu

  • “Tiếng nói” thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nổi bật trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Mỗi bài đăng lên mạng xã hội phải thể hiện được “tiếng nói” thương hiệu đồng nhất với tầm nhìn và định hướng của doanh nghiệp.
  • Điều này được thể hiện qua các yếu tố như văn phong, giọng điệu, cách doanh nghiệp tương tác hay phản hồi với khách hàng thông qua các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội.
  • Cụ thể, các tập đoàn công nghệ lớn như Intel, IBM,… thì đối tượng khách hàng mà họ hướng đến là những doanh nghiệp lớn, chủ doanh nghiệp,… Do đó các nội dung mà họ chia sẻ luôn là những bài viết có tính chuyên môn cao, lối hành văn trang trọng thể hiện hình ảnh “chuyên gia”, uy tín, đáng tin cậy với khách hàng.
  • Ngược lại, những thương hiệu hướng đến tầng lớp các bạn trẻ, dân văn phòng như Baemin thì họ chọn xây dựng cho mình hình ảnh trẻ trung, gần gũi. Có thể thấy ở những doanh nghiệp này, nội dung mà họ chia sẻ sẽ có yếu tố hài hước, dí dỏm với nhiều bài viết “bắt trend” hay meme để thu hút được khách hàng mục tiêu.
  • Do đó, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định tiếng nói thương hiệu, hãy xem lại tất tần tật các bài đăng của mình và nỗ lực để tìm ra cách truyền tải tốt hơn.

truyền thông mạng xã hội, doanh nghiệp B2B

7. Chủ động phản hồi và hỗ trợ khách hàng

  • Khách hàng luôn có vấn đề, luôn có hàng ngàn câu hỏi và băn khoăn trong đầu trước những sự lựa chọn. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp giúp họ gỡ rối nhanh chóng, kịp thời. Điều này sẽ làm khách hàng khó chịu và bỏ đi.
  • Do đó các doanh nghiệp cần phải xây dựng một đội ngũ nhân viên luôn chủ động tìm kiếm và giải đáp mọi vấn đề cho khách hàng. Hãy cho khách hàng biết rằng bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ họ bất kể thời gian hoàn cảnh nào để từ đó củng cố và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời, việc này cũng giúp doanh nghiệp xây dựng độ uy tín, ghi điểm tốt hơn trong mắt khách hàng tương lai.

8. Xây dựng chiến lược nội dung nhất quán, thường xuyên

  • Sự đồng nhất là thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp khi lựa chọn truyền thông trên mạng xã hội. Việc đăng tải lên nhiều nền tảng khác nhau tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược nội dung thông minh để thu hút khách hàng.
  • Cụ thể từ một bài đăng sẵn có, doanh nghiệp cần cố gắng “chế biến” thành nhiều bài để hợp với các nền tảng khác nhau nhưng vẫn sự được chất riêng và nội dung chính. Hoặc để tiết kiệm và giảm tần suất đăng bài, doanh nghiệp cần tập trung xây dựng nội dung bài viết thật “chất” để nó xuất hiện nhiều hơn trên newfeed của khách hàng.
  • Để duy trì sự nhất quán, doanh nghiệp còn cần phải có lịch truyền thông, đăng bài rõ ràng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các công cụ cho phép lên lịch, tự động đăng bài sẽ giúp doanh nghiệp chủ động và đồng nhất lịch đăng bài theo từng ngày.

truyền thông mạng xã hội, doanh nghiệp B2B

9. Lưu ý đến loại nội dung và thời gian đăng bài phù hợp

Sau khi đã xây dựng kế hoạch và lịch trình đăng bài cụ thể, bạn hãy đăng tải nội dung ở những thời điểm khác nhau để khám phá thị hiếu của khách hàng. Đừng ngần ngại thử nghiệm để tìm ra phương án tối ưu nhất.

Sau đây là một số gợi ý giúp bạn khám phá khách hàng:

  • Luân phiên đặt câu hỏi hoặc bỏ số liệu vào trong bài đăng để xem cách nào thu hút người đọc hơn
  • Chèn link vào các vị trí khác nhau để xem bài nào được click vào nhiều hơn
  • Thêm các biểu tượng cảm xúc để tăng tương tác
  • Tăng tần suất đăng bài
  • Giảm tần suất đăng bài
  • Sử dụng video và ảnh xem người dùng thích định dạng nào hơn
  • Phân loại người xem để thử phản ứng trước mỗi bài đăng của từng nhóm
  • Thử nghiệm nhiều loại hashtag để kiểm tra hiệu quả

Đối với truyền thông mạng xã hội, thử nghiệm là phương án tốt hơn cả những lý thuyết chung chung áp dụng trong ngành.

10. Tăng mức độ tương tác giữa thương hiệu và khách hàng

  • Mạng xã hội là nơi gắn kết con người vì thế bạn không thể để mình nằm ngoài cuộc vui này. Tuy nhiên hãy nói nhiều về điều khách hàng quan tâm hơn là chỉ cung cấp thông tin một chiều về sản phẩm hoặc thương hiệu của mình.
  • Xây dựng chiến lược truyền thông mạng xã hội cho doanh nghiệp B2B là một thách thức lớn nhưng không kém phần thú vị.
  • Nếu bạn quan tâm đến các chiến dịch truyền thông dành riêng cho doanh nghiệp có thể liên hệ ngay tới LifeMedia, với đội ngũ nhân viên tận tình và sự am hiểu tận tình thị trường quảng cáo để đem tới giải pháp tối ưu nhất. 

 

Xem thêm
Branding

Brand Marketing là gì và 5 kỹ năng cần có khi làm Brand Marketing

Đối với các doanh nghiệp, ngoài việc thúc đẩy doanh số bán hàng, thì một trong những việc mà họ quan tâm hàng đầu nữa là xây dựng và phát triển thương hiệu. Sau đây Life Media sẽ giúp bạn hiểu Brand Marketing là gì và 5 kỹ năng mà một người làm Brand Marketing cần có.

1. Brand Marketing là gì?

– Brand Marketing là một chiến lược mà các doanh nghiệp đưa ra nhằm quảng bá, giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ nào đó tới khách hàng thông qua việc phát triển thương hiệu, khắc sâu vào tâm trí khách hàng và làm cho khách hàng cảm thấy yêu thích sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

– Hiện nay, các doanh nghiệp, các công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã tiên phong trong việc lấy trung tâm và mọi chiến lược truyền thông khác đều xoay quanh, khác hẳn với việc chỉ tập trung vào sản phẩm do với cách Marketing truyền thống trước đó.

– Khi làm Brand Marketing, nếu như các thương hiệu tốt khi tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu của mình thường có tính đồng nhất và xuyên suốt thì các thương hiệu chưa tốt lại luôn luôn làm ngược lại, họ thường xuyên thay đổi “tính cách” khi tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu của mình.

– Ví dụ: Những doanh nghiệp lớn như Adidas, Vinamilk, Apple,… họ sẽ phát triển thương hiệu cho từng dòng sản phẩm riêng biệt. Bên cạnh đó, những thương hiệu ấy cũng đều có chiến lược Brand Marketing cho một phân khúc khách hàng cụ, nhưng dù vậy thì tất cả các dòng sản phẩm đó đều mang tính cách xuyên suốt của thương hiệu mẹ.

Brand Marketing

2. Khác nhau giữa Brand Marketing với Trade Marketing

– Xét về bản chất mục tiêu Brand Marketing và Trade Marketing vẫn có mối quan hệ vô cùng mật thiết, gắn bó trong tổng thể chiến lược chung của cả doanh nghiệp và đều vì một mục tiêu sau cùng là đưa sản phẩm của mình tiếp cận được với khách hàng, từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận nhưng:

+ Nếu làm “brand” giúp thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng, thì làm “trade” sẽ giúp thương hiệu giành lợi thế tại các điểm bán hàng truyền thống và hiện đại.

+ Trade Marketing tập trung vào việc truyền tải giá trị của thương hiệu thông qua các hoạt động như nghiên cứu thị trường bán, quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng và truyền thông tại điểm bán. Trong khi đó, làm Brand Marketing là làm khách hàng nhớ, tin tưởng gắn bó và yêu quý thương hiệu của mình thông qua bộ nhận diện thương hiệu và các hoạt động truyền thông.

– Vì vậy để 1 doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững không thể thiếu một trong hai công cụ này.

Brand Marketing

3. 5 kỹ năng mà Brand Marketing cần có

Khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh

– Để làm tốt việc nghiên cứu đối thủ, những người làm Brand Marketing cần xem xét tất cả các dữ liệu liên quan đến hoạt động quản trị thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh. Thường được chia làm ba loại chính:

 + Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Có sản phẩm tương tự với sản phẩm của doanh nghiệp bạn trong cùng một ngành hàng. Ví dụ như Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady,… với các sản phẩm cạnh tranh lẫn nhau trong ngành hàng sữa nước.

 + Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Có sản phẩm khác nhưng giải quyết được vấn đề của khách hàng mục tiêu của bạn. Chẳng hạn Coca-Cola là dòng sản phẩm đồ uống có ga đóng chai giúp giải khát, tuy nhiên vẫn có nhiều sản phẩm khác giải quyết được nhu cầu đó của người tiêu dùng như các chuỗi cửa hàng cà phê như Starbuck, dạng trà đóng gói Lipton,…

 + Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức: Thường dựa trên quan điểm của người tiêu dùng. Chẳng hạn, nhiều người có thể sẽ nghĩ rằng thay vì mua những quả cam tươi để cung cấp vitamin C thì họ có thể thay thế bằng thực phẩm chức năng.

Định vị thương hiệu

– Việc định vị thương hiệu của doanh nghiệp là thu thập những dữ liệu quan trọng từ phân tích đối thủ cạnh tranh và từ đó sáng tạo một thông điệp ngắn gọn, trực quan, nhưng khác biệt với đối thủ của doanh nghiệp.

– Việc định vị thương hiệu được cấu thành từ 3 thành phần chính:

+ Audience: Khán giả hoặc đối tượng riêng mà thương hiệu muốn tiếp cận.

+ Value props: Giá trị mà thương hiệu đang mang đến cho khách hàng.

+ Voice and persona: Cách mà thương hiệu “giao tiếp” với khách hàng.

– Nếu phân tích đối thủ cạnh tranh là một nhiệm vụ dựa trên nhiều dữ liệu hơn, thì đây là một nhiệm vụ sáng tạo, trong đó tính độc đáo là chìa khóa.

Brand Marketing

Xây dựng chiến lược thương hiệu

– Một người làm Branding Marketing với kiến thức và kinh nghiệm dày dạn về chiến lược thương hiệu sẽ xây dựng các nguyên tắc tổng thể, để từ đó đảm bảo các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm hỗ trợ vị thế thương hiệu cho hiện tại và tương lai.

– Chẳng hạn, thương hiệu Dove với các sản phẩm tôn lên vẻ đẹp đích thực – “Real Beauty” đã cho ra mắt chiến lược của họ là sử dụng các người mẫu mang những nét đẹp khác với quy chuẩn truyền thống, như người da màu, phụ nữ từ nhiều độ tuổi và vóc dáng cơ thể khác nhau,…

Quản lý thương hiệu

– Để lên chiến lược thương hiệu hoàn hảo cần tư duy tổng thể, nhưng cũng không thể thiếu những công việc cần tư duy ở cấp độ chi tiết. Người làm Brand Marketing sẽ phải có kỹ năng quản lý thương hiệu, liên quan đến việc thực hiện các nguyên tắc thương hiệu ở cấp độ từng bộ phận và từng trường hợp cụ thể hơn.

– Một Branding Marketing thường giải quyết các câu hỏi cụ thể như:

+ Việc hợp tác với KOL này để quảng bá thương hiệu có giúp ích gì cho nhãn hàng không?

+ Diễn viên này có phù hợp với thông điệp của quảng cáo này không?

+ Logo, màu sắc hay thông điệp này có thực sự là cách tốt nhất để thể hiện cảm nhận và gây ấn tượng cho khách hàng mục tiêu không?

Quản lý dự án

– Người làm Branding Marketing cần có kỹ năng quản lý dự án và tư duy hệ thống logic để đảm bảo tính xuyên suốt từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến đo lường hiệu quả truyền thông

– Nếu không có một quy trình bài bản và các thông số có thể phân phối không rõ ràng, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ và mất kiểm soát.

– Kỹ năng này đặc biệt quan trọng vì người làm Brand Marketing thường xuyên làm việc với con người với nhiều vai trò khác nhau từ nhân viên thiết kế đồ họa đến người làm nội dung hay đối tác quảng cáo và khách hàng của thương hiệu,…

Xem thêm
Marketing, Branding, Performance

7 kênh Digital Marketing phù hợp để tăng nhận biết thương hiệu

71% khách hàng tin rằng việc nhận biết được thương hiệu của sản phẩm là rất quan trọng trước khi đưa quyết định mua hàng. (theo marketingchart)

Thống kê trên đã chỉ ra việc khách hàng có nhận biết về thương hiệu của doanh nghiệp hay không là yếu tố sống còn đối với nhiều doanh nghiệp.

Và thực tế, xây dựng nhận biết thương hiệu vẫn là hoạt động marketing số 1 trong nhiều công ty.

Nếu trước đây, TVC, báo đài, quảng cáo banner, bảng biểu vẫn là các phương thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phục vụ mục đích trên.

Vậy trong thời đại internet là 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, doanh nghiệp cần sử dụng kênh nào để xây dựng nhận biết thương hiệu trên môi trường online?

Hãy cùng Life Media tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé.

1 . SEO

SEO là phương pháp online marketing tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên thông qua công cụ tìm kiếm của Google.

Bằng cách xuất hiện trên top đầu của công cụ tìm kiếm Google, website của bạn sẽ có cơ hội lớn tiếp cận đến đúng khách hàng mục tiêu khi có hơn 63% người dùng Internet tại Việt Nam tìm kiếm thông tin trên Google mỗi tuần. (theo dantri)

Việc làm SEO Tổng thể cho nhiều từ khóa thông tin, hỏi đáp khác nhau sẽ có tác dụng cộng hưởng đối với các từ khóa thương hiệu, và direct traffic.

Vì khi khách hàng search thông tin và gặp website của bạn đủ nhiều, thì trang của doanh nghiệp sẽ là một nguồn uy tín về chủ để họ đang quan tâm. Thay vì search Google, họ sẽ search tên thương hiệu hoặc vào thẳng website của bạn.

Lưu ý:

– Đối với những từ khóa thương hiệu, doanh nghiệp cần lên đúng trang đích, không sẽ lãng phí traffic và làm giảm trải nghiệm người dùng khi họ không thể tìm ra được thông tin cần thiết.

– Doanh nghiệp có thể nhận thấy sự hiệu quả từ các chiến dịch nhận diện thương hiệu thông qua các lượng search các từ khóa thương hiệu, lưu lượng truy cập trực tiếp (direct traffic)

digital marketing

2. Google Search Ads

Giống như SEO, Google Search Ads là một hình thức quảng cáo trên mạng tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, thay vì phải cần thời gian để thấy sự hiệu quả như SEO, Google Search Ads sẽ có thể giúp trang web của doanh nghiệp lên TOP ngay với chi phí phù hợp.

Một báo cáo của Google chỉ ra rằng, sử dụng Google Search Ads đã giúp doanh nghiệp tăng 6,6% khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng.

digital marketing

Điều này một phần đến từ đặc điểm của hình thức quảng cáo CPC (cost per click), khi doanh nghiệp chỉ mất tiền nếu quảng cáo được click.

Vậy nên kể cả khi không ai click vào quảng của bạn, khách hàng cũng đã có thể nhận biết được tên website, thương hiệu của doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, sử dụng Google Search Ads không phải là phương thức chính trong việc tăng nhận biết thương hiệu do kênh này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có ngân sách lớn vì cần liên tục bỏ chi phí để duy trì sự xuất hiện trên TOP Google.

Hơn nữa, thế mạnh của Google Search Ads nằm trong việc tạo ra chuyển đổi và tăng traffic về site. Nên những doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ nên sử dụng nếu kết hợp được

3. Google Display Network

Trong số các công cụ quảng cáo của Google, Google Display Network (GDN), hay còn gọi là quảng cáo mạng hiển thị, được xây dựng đặc biệt hiệu quả trong mục tiêu tăng nhận biết thương hiệu với 4 lý do chính:

Thứ nhất, khi doanh nghiệp lựa chọn quảng cáo với hình thức CPM (Cost per 1000 impression ), chi phí trên 1000 lần hiển thị, thì chi phí bỏ ra là tương đối thấp nếu so với các hình thức khác.

Theo kinh nghiệm đa số các ngành sẽ có chỉ có chi phí vài nghìn đồng cho 1000 lần hiển thị.

Theo BrandsVietnam, chỉ có ngành dịch vụ địa phương chịu đầu tư lớn lên tới 118đ/ lượt hiển thị. Còn với các ngành còn lại khá thấp chỉ từ 2.9đ đến 50đ/ lượt hiển thị.

Thứ hai, với việc được sử dụng banner hình ảnh trong nội dung quảng cáo, thương hiệu của bạn trở nên nổi bật và dễ nhớ hơn trong tâm trí khách hàng.

Thứ ba, với khả năng nhắm chọn đối tượng mục tiêu tương đối chính xác, quảng cáo GDN sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng các khách hàng tiềm năng.

Cuối cùng, hình thức quảng cáo này cho phép bạn thực hiện tiếp thị lại (remarketing) đối với những người đã vào website. Việc này không chỉ trực tiếp giảm chi phí trên mỗi lượt hiển thị mà còn giúp đưa quảng cáo của bạn tiếp cận 1 khách hàng với tần suất cao.

Để khi đến bước ra quyết định mua hàng, doanh nghiệp dịch vụ của bạn luôn nằm trong tâm trí của khách hàng (Top of minds). Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc khách hàng có chọn bạn hay không.

các định dạng quảng cáo với GDN
Các định dạng quảng cáo trên mạng hiển thị GDN

4. Youtube

Hơn 45 triệu người dùng Việt Nam/ 2 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới biến Youtube là mạng tìm kiếm lớn thứ 2 chỉ sau Google.

57% người dùng được khảo sát cho thấy muốn nhìn thấy nhiều nội dung video hơn từ các doanh nghiệp chứng

Người xem video nhớ đến hơn 95% nội dung quảng cáo nếu so với 10% của quảng cáo chỉ toàn chữ (wordstream)

Tất cả những thông số trên chứng minh Youtube là một kênh đặc biệt tiềm năng cho các nhà quảng cáo, phù hợp cho nhiều mục tiêu khác nhau và không chỉ trong việc gia tăng nhận biết thương hiệu.

Với Youtube, doanh nghiệp có 2 cách để gia tăng nhận biết thương hiệu:

  • Xây dựng nội dung hữu ích trên channel riêng của doanh nghiệp
  • Tận dụng hình thức quảng cáo trả phí trên Youtube

Lưu ý:

– Với quảng cáo trả phí từ Youtube, hãy cố gắng thu hút sự chú ý của khách hàng và làm nổi bật thương hiệu trong 5s đầu tiên. Vì đối với loại hình quảng cáo 30s, nếu người dùng skip trong 5s đầu tiên bạn sẽ không phải trả phí cho lượt xem đó, những người dùng vẫn biết về thương hiệu của bạn.

Hãy tận dụng 5s đầu tiên của quảng cáo để gây ấn tương với người xem

5. Social Media

Gia tăng nhận biết thương hiệu không thể bỏ qua các hình thức marketing trên Social Media.

Đặc biệt là Facebook, khi đây là mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam với hơn 57% dân số Việt Nam sử dụng, trải dài trong mọi độ tuổi từ 13 đến trên 65, trong đó độ tuổi từ 18 -34 chiếm nhiều nhất. Xếp theo sau có thể kể đến như Zalo, Instagram, hay Linkedin.

Tuy nhiên, dù có vẻ như Facebook có thể phù hợp cho mọi đối tượng nhưng tùy theo từng loại hình sản phẩm dịch vụ khác nhau mà doanh nghiệp có thể chọn các kênh social media khác.

Ví dụ như nếu dịch vụ, sản phẩm thiên về lifestyle như ăn uống, du lịch, thời trang thì Instagram nên được sử dụng khi đây là một trang chuyên về chia sẻ hình ảnh, và tập trung đông đảo giới trẻ.

Tương tự như vậy, nếu bạn muốn làm video thiên về giải trí hãy đến với Tik Tok. Hay thiên về các sản phẩm B2B, việc làm hãy qua linkedin.

Điều quan trọng vẫn là bạn cần am hiểu về khách hàng của mình. Biết họ thích gì và hay xuất hiện trên môi trường nào để lựa chọn kênh và xây dựng nội dung quảng cáo phù hợp.

Một số cách giúp tăng nhận diện thương hiệu phổ biến trên mạng xã hội có thể kể đến như:

  • Mini game tăng tương tác
  • Sử dụng các hình thức quảng cáo trả phí của chính mạng xã hội đó.
  • Booking quảng cáo các page, group với lượng người theo dõi đông đảo.
Mini game trên facebook
Mini game là phương thức tận dụng tính năng chia sẻ trên MXH để tăng nhận biết thương hiệu

6. Đặt bài PR trên báo điện tử

Trước khi có cả khái niệm về online marketing, đặt bài PR trên báo chí đã là một kênh rất phổ biến để xây dựng nhân biết về thương hiệu.

Khi internet bùng nổ, báo giấy dần thoái trào thì các loại hình báo mạng lại nổi lên. Và hành vi online hàng ngày của nhiều người dân Việt Nam vẫn không thể thiếu việc “đọc báo”

Chính vì thế nên việc booking các bài PR báo chí vẫn có hiệu quả trong việc tăng nhận biết thương hiệu.

Báo giá bài PR trên báo

Không chỉ vậy, việc có 1 bài đăng trên các báo nổi tiếng tại Việt Nam như dantri.vn hay VNexpress sẽ còn giúp tăng tính chính danh và độ uy tín của thương hiệu.

Nếu khách hàng có thể mạng xã hội để xem thông tin review, ý kiến trái chiều cho 1 thương hiệu thì đối với loại hình báo chí, đây sẽ là kênh thông tin để khách hàng tìm chứng minh về sự uy tín của thương hiệu.

Nếu sản phẩm không tốt, hay có dấu hiệu lừa đảo, scandal, v.v thì rất khó để doanh nghiệp có thể book bài trên báo. Ví dụ như công ty Monsanto năm 2017, khi doanh nghiệp dính líu đến scandal sản phẩm có chứa yếu tố gây biến đổi gien. Gần như không một trang báo uy tín nào lúc đó chấp nhận cho đăng bài PR cho doanh nghiệp này trên báo của mình.

7. KOLs

KOLs là viết tắt của Key Opinion Leaders để chỉ những người là chuyên gia, có chuyên môn, am hiểu sâu trong một lĩnh vực nhất định và tạo được sự ảnh hưởng tới nhiều người.

Theo Searchengineland, 88% người tiêu dùng, tin tưởng vào review online của một KOLs, và 72% người nói rằng, các nhận xét tích cực sẽ là nhân tố giúp họ tin tưởng một thương hiệu.

Vậy nên, trong thời điểm hiện nay, KOLs đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là 1 trong những giải pháp trong việc xây dựng nhận biết thương hiệu cho khách hàng bởi tính cá nhân hóa trong nội dung, giúp tạo sự thu hút gần gũi trong thông điệp và quan trọng hơn là có thể tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng.

KOLs dù có thể xuất hiện ở cả 2 môi trường online và offline, nhưng trong thời đại số, KOLs và mạng xã hội thường được đi liền với nhau khi phần lớn KOLs đang hoạt động trên đây.

Một số yếu tố cần quan tâm khi chọn KOLs:

 Độ nổi tiếng của KOL: người đó có được đông đảo công chúng theo dõi hay không? người hâm mộ của KOL có phải khách hàng mục tiêu của bạn hay không

 Sự liên quan của KOL đối với thương hiệu của bạn: bạn không thể lấy một chuyên gia về y tế đề làm KOL cho ngành luật được. Hơn nữa, các thông tin khác như thương hiệu cá nhân, quan niệm sống, thông tin nhân khẩu học, cách phát ngôn, v.v cung cần có sự tương đồng với thương hiệu doanh nghiệp

 Cảm xúc của công chúng đối với KOL: công chúng mục tiêu có cái nhìn tích cực hay tiêu cực đối với KOL? Kể cả khi họ là chuyên gia trong ngành nhưng vì có đời tư hay lối sống không lành mạnh nên thương hiệu có thể bị nhận lại những cái nhìn không mấy thiện cảm nếu quyết định hợp tác với họ.

KOL

Case Study – Giải pháp tăng nhận biết thương hiệu toàn diện cho ngành du lịch

Giới thiệu tổng quan

Đầu tiên, KTO không phải là một đơn vị kinh doanh về du lịch, mục tiêu lớn nhất của tổ chức là quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam một cách thật sự hiệu quả, gián tiếp hỗ trợ được các Agency chuyên về du lịch Hàn Quốc tại đây thu hút được khách hàng tiềm năng.

Từ đề bài đó KTO xây dựng được một bản kế hoạch Online Marketing chi tiết tập trung vào việc xây dựng nhận biết về du lịch Hàn Quốc tới khách hàng tiềm năng tại Việt Nam.

Các quyết định về lựa chọn kênh, xác định đối tượng ,KPI đều dựa trên những nghiên cứu, phân tích chi tiết về hành trình ra quyết định của khách hàng mục tiêu cũng như kinh nghiệm triển rất nhiều dự án tương tư.

1. Mục tiêu của chiến dịch

Quảng bá hình ảnh du lịch Hàn Quốc tới các khách du lịch tiềm năng tại Việt Nam

2. Thông điệp:

Du lịch Hàn Quốc – Cảm nhận sự khác biệt

3. KPIs và kết quả đạt được:

KPI và kết quả

Lời kết

Trên đây Life Media đã giới thiệu đến các bạn 7 phương thức phổ biến và phù hợp nhất để xây dựng nhận biết thương hiệu trên môi trường online.

Để lựa chọn được kênh phù hợp với doanh nghiệp của mình, điều quan trọng nhất bạn vẫn cần hiểu rõ về khách hàng và hành vi của họ trên từng giai đoạn và các kênh khác nhau.

Nếu bạn cần sự tư vấn thêm về vấn đề lựa chọn kênh, Với kinh nghiệm nhiều năm thực hiện hàng trăm chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu cho nhiều khách hàng ở nhiều ngành nghề khác nhau. hãy để Life Media đồng hành cùng bạn BỨT PHÁ THƯƠNG HIỆU.

Xem thêm
Branding

Slogan là gì, 3 khác biệt giữa slogan với tagline

Slogan là một khái niệm quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người, không cần phải hoạt động lâu năm trong lĩnh vực marketing hay quảng cáo nói chung mới biết về slogan. Nó xuất hiện rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, trong các chiến dịch quảng cáo và thậm chí là trong những phát ngôn của người đại diện thương hiệu.

Tuy nhiên sự phổ biến của slogan cùng với niềm tin nhất quán của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, slogan chính là “phát ngôn viên” cho giá trị và văn hoá thương hiệu đã làm cho cách định nghĩa khái niệm này có phần sai lệch.

slogan là gì

Slogan là gì?

Theo thời gian nhiều người đều khẳng định slogan là nhất quán và không thể thay đổi. Slogan gắn liền với lịch sử cũng như quá trình phát triển, slogan là cách để bất cứ nhân viên nào cũng đủ sức dựa vào đó để “truyền thông” cả ngày về thương hiệu. Vậy thực tế thì slogan là gì, những điều kể trên có còn phù hợp khi định nghĩa khái niệm slogan không?

Trên thực tế những đặc tính này nghe giống như đang định nghĩa một khái niệm hoàn toàn khác, đó chính là tagline. Lý do là slogan hay tagline đều có một số đặc điểm nhất định, trong đó phổ biến nhất vẫn là độ ngắn gọn trong câu từ và được sử dụng chủ yếu trên các phương tiện truyền thông. Lâu dần hình thành quan điểm ở không ít người rằng slogan và tagline đều là một, thậm chí lẫn lộn cách định nghĩa giữa slogan với tagline.

Slogan là gì? Đặc điểm của slogan ra sao?

Một trong những đặc điểm thường thấy nhất, dễ nhận diện nhất của một câu slogan chính là độ ngắn gọn của nó. Câu slogan không thể dài dòng, không truyền tải quá nhiều thông tin một lúc. Hoặc không, slogan dễ bị biến tướng trở thành lời hứa và tuyên ngôn thương hiệu, bị ứng dụng sai hoàn cảnh cũng như ý đồ truyền thông.

slogan la gi no co that su quan trong trong thiet ke thuong hieu2

Slogan của một chiến dịch mà Nike thực hiện.

.

Slogan phải được thể hiện ngắn gọn, đúng lúc đúng chỗ mà vẫn truyền tải đầy đủ giá trị và tinh thần của thương hiệu. Nói một cách cụ thể hơn, slogan là thông điệp ngắn truyền tải cả giá trị của sản phẩm lẫn tinh thần của thương hiệu trong một chiến dịch quảng cáo.

Nói như vậy để đồng thời hiểu ra rằng, slogan không xuất hiện liên tục và gắn bó trong suốt chiều dài lịch sử thương hiệu. Slogan chỉ xuất hiện đúng lúc và hoàn thành đúng nhiệm vụ của mình, trong từng chiến dịch truyền thông và kế hoạch quảng cáo sản phẩm nhất định. Trước khi nhường lại đất diễn cho một câu slogan khác, tiếp nhận vai trò sẵn có ở một chiến dịch hay kế hoạch quảng cáo tiếp theo.

Khác biệt giữa slogan với tagline

Slogan với tagline khác nhau về thời lượng và thời gian ứng dụng

Ở phần trên khi đặt câu hỏi rằng slogan là gì, chúng ta đã đi đến kết luận rằng slogan chỉ xuất hiện trong từng chiến dịch truyền thông và quảng cáo sản phẩm cụ thể. Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản giữa slogan với tagline, sự khác biệt nằm ở thời lượng và thời gian ứng dụng của từng khái niệm.

slogan la gi no co that su quan trong trong thiet ke thuong hieu1

Nike đã định và và tạo được tệp khách hàng trung thành với 1 tagline ấn tượng.

Nếu slogan chỉ xuất hiện ngắn hạn, mang đến lợi ích cho doanh nghiệp và thương hiệu ở ngay tại thời điểm ứng dụng, thì tagline lại song hành và đóng góp cho thương hiệu ở một phạm vi rộng lớn hơn. Thậm chí tagline còn được xuất hiện ngay bên cạnh hoặc phía dưới thiết kế logo thương hiệu, trong những đoạn phim quảng cáo hay đoạn outro ngắn nên về thời lượng ứng dụng cũng là dài hơn so với slogan.

Slogan với tagline khác nhau về mục đích sử dụng

Tất nhiên hai khái niệm khác nhau thì mục đích sử dụng cũng khác nhau, ý đồ của đội ngũ xây dựng thương hiệu khi ứng dụng slogan và tagline cũng không giống nhau. Nếu như slogan mang trên mình vai trò “đánh nhanh rút gọn”, ngay lập tức chiếm được thiện cảm và chiếm lĩnh hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu thì tagline lại không như vậy.

Tagline được ra đời để không chỉ thể hiện giá trị, văn hoá hay tinh thần của đội ngũ và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Tagline được tạo ra để lồng ghép vào đó chuỗi giá trị mà thương hiệu theo đuổi, tầm nhìn cũng như sứ mệnh lâu dài và quan trọng hơn hết là giá trị cốt lõi mà thương hiệu từng cam kết.

Mỗi khách hàng tiềm năng đều có thể ấn tượng nhất thời với slogan thương hiệu, nhưng để khắc ghi vai trò và chuỗi giá trị thương hiệu vào trong tâm trí thì cần đến hiệu quả của câu tagline. Câu tagline giống như bản chất của một người đàn ông đích thực – lạnh lùng, nói ít nhưng sâu sắc và luôn kiên định với những mục tiêu mình đã đề ra.

Nội dung của slogan và tagline không giống nhau

Không tuyệt đối, nhưng phần lớn tagline thương hiệu đều ngắn hơn câu slogan trong từng chiến dịch của thương hiệu đó. Lấy ví dụ của thương hiệu thẻ quốc tế Mastercard, họ vẫn luôn nổi tiếng với câu nói: “Có những thứ không mua được bằng tiền, nhưng bạn vẫn có thể mua được chúng bằng thẻ của Mastercard.”

slogan la gi 01

Câu slogan nổi tiếng của Mastercard

Câu nói này nổi tiếng đến mức, bị nhiều người lầm tưởng là tagline của Mastercard và gắn bó xuyên suốt với lịch sử của thương hiệu này. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm hay ấn phẩm thiết kế từ các bên thứ ba cũng sử dụng câu nói này để đặt cạnh logo của Mastercard. Càng làm cho hiểu lầm về tagline và slogan của thương hiệu nước Mỹ ngày một lớn hơn.

Thực tế thì dù sở hữu một câu nói nổi tiếng có độ dài tương đối lớn, văn chương hơn và hoa mỹ hơn so với mặt bằng chung của thế giới thương hiệu, nhưng câu nói này vốn chỉ là slogan của Mastercard mà thôi. Vì họ đã sớm sở hữu một câu tagline khác biệt hơn, ngắn gọn hơn rất nhiều với chỉ duy nhất một từ – Priceless.

Priceless không chỉ xuất hiện bên cạnh thiết kế logo của Master card trong các ấn phẩm chính thức, không dừng lại trong giới hạn của những đoạn intro hay outro quảng cáo, mà Priceless đã song hành xuyên suốt và thay đội ngũ thương hiệu nói lên giá trị bền vững Mastercard muốn mang lại.

Trong đoạn phim quảng cáo nổi tiếng lấy hình ảnh người cha dẫn con trai đi xem bóng chày, Mastercard đã thông qua đó để giới thiệu và phân tích về tagline của mình. Thẻ Mastercard không chỉ giúp họ mua được vé vào sân, mua được đồ ăn vặt và nước ngọt có gas bên ngoài sân bóng, nó còn mua được cả những phút giây đoàn tụ mà đôi khi chúng ta quên đi mất giữa nhịp sống hối hả.

Slogan 2022 02

Tagline ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của thương hiệu Hoa Kỳ 

Đó chính là “priceless” mà Mastercard muốn nói đến, sản phẩm của họ không chỉ giúp khách hàng thoả mãn trọn vẹn những nhu cầu vật chất. Nó còn mang đến những phút giây hạnh phúc, viên mãn khi tất cả đều được dịp quay trở về bên người thân yêu.

Tagline của nhiều thương hiệu khác cũng tương tự như vậy. Nội dung giữa slogan với tagline tất nhiên là không giống nhau, độ dài ngắn cũng có thể khác nhau, nhưng tựu trung lại thì slogan giống như một “phiên bản phát triển” từ tagline ban đầu. Tagline thể hiện giá trị cốt lõi và triết lý vận hành của một thương hiệu, để rồi slogan làm thay nhiệm vụ giải thích và truyền thông những tinh hoa đó đến rộng rãi khách hàng mục tiêu.

Những yếu tố làm nên câu slogan khác biệt và hiệu quả

Không có một công thức nào để tạo ra một câu slogan hoàn chỉnh, khác biệt và hiệu quả. Dù là tagline hay slogan thì chúng đều là tài sản của một thương hiệu, cần được tạo dựng dựa trên năng lực thấu hiểu thương hiệu của lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập hoặc chính đội ngũ xây dựng thương hiệu đó.

Sử dụng câu chữ đơn giản và dễ hiểu

Slogan thương hiệu thì phải dễ đọc và dễ nhớ, vì tính cạnh tranh của thị trường và ngành hàng chỉ mãi đi lên chứ không bao giờ đi xuống. Số lượng thông điệp quảng cáo mà mỗi người tiếp nhận hằng ngày không ngừng dày thêm.

Câu slogan khó đọc, khó nhớ và càng dài dòng thì khả năng gây ấn tượng hay chiếm lĩnh nhận thức khách hàng càng thấp. Nếu như Mastercard có câu slogan vang danh thế giới trong ví dụ kể trên, thì công ty thẻ đối thủ là VISA cũng không chịu thua kém.

slogan visa

“It’s everywhere you want to be.” Câu slogan của VISA là lời khẳng định rõ ràng, đanh thép và dù ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện đầy đủ chuỗi giá trị của công ty thẻ toàn cầu. Hay nhìn sang Apple – một thương hiệu luôn nổi tiếng với những thông điệp truyền thông ngắn gọn, dễ hiểu và sử dụng loại ngôn ngữ mà chúng ta có thể bắt gặp trên đường phố. Một trong những slogan nổi tiếng của họ trong các sự kiện đó là “One more thing…”

Mỗi khi CEO Tim Cook hay trước kia là Steve Jobs bước ra sân khấu và nói rằng: “But there’s one more thing”, cả khán phòng nơi diễn ra sự kiện sẽ ngập trong những tiếng vỗ tay và tán thán không ngừng. Thật kì lạ có phải không, vào thời điểm đó tất cả mọi người đều đã biết trước sản phẩm nào sắp được Apple giới thiệu. Nhưng họ vẫn hào hứng, vẫn khấp khởi chờ đợi cái phép màu mà Táo Khuyết luôn sẵn sàng mang đến.

Sử dụng những tính từ mang lại cảm giác thoả mãn

Trong một bài chia sẻ trước đây về tâm lý học marketing, có một yếu tố từng được đề cập đến với tên gọi Điều khoản của Chúa. Đây là khái niệm được tạo ra bởi Kenneth Burke – nhà thơ và là nhà lý luận văn học nổi tiếng người Mỹ. Nó bao gồm nhóm từ ngữ giúp lan toả và nâng cao các giá trị đạo đức. Chẳng hạn như hạnh phúc, tuyệt vời, đam mê, chiến thắng, thành tựu,…

Những từ ngữ này thường được sử dụng trong các chiến dịch hay thông điệp quảng cáo, chúng có một sức mạnh to lớn trong việc thúc đẩy hành vi. Tạo ra thói quen tin tưởng, mua hàng tích cực hay thậm chí là lôi kéo những người xung quanh cùng tham gia mua sắm. Câu slogan dĩ nhiên cũng không phải là ngoại lệ, sự xuất hiện của những tính từ mang lại cảm giác thoả mãn sẽ tạo ra sức mạnh giúp thúc đẩy nhận thức thương hiệu tích cực.

Thể hiện năng lực giải quyết vấn đề của thương hiệu

Trong thế giới thương hiệu rộng lớn có không ít những câu slogan tương tự như vậy, với công thức tìm ra vấn đề thực tại của khách hàng mục tiêu rồi đi tìm cách giải quyết nó. Nhiều thương hiệu và lãnh đạo doanh nghiệp luôn muốn theo đuổi những mục tiêu viễn vông, những con số báo cáo kết quả kinh doanh vô hồn mà quên mất rằng, bản thân mỗi khách hàng mục tiêu chỉ cần thương hiệu và sản phẩm giải quyết tốt các vấn đề của họ.

iPhone của Apple ra đời để chấm dứt kỷ nguyên của những chiếc bàn phím vật lí trên điện thoại, xe điện Tesla ra đời để cải thiện tốc độ chuyển đổi sang năng lượng bền vững của thế giới. Năng lực giải quyết vấn đề luôn là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu khác biệt hoá, không ngừng thu hút thêm nhiều khách hàng mới và ngày càng củng cố được niềm tin của khách hàng trung thành.

steve

Steve Jobs được mệnh danh là Người đàn ông đặt cả thế giới dưới ngón tay của bạn 

Và sẽ thật đáng tiếc nếu năng lực giải quyết vấn đề không được đưa vào trong slogan thương hiệu, trở thành một ưu thế cạnh tranh quan trọng ngay từ khâu truyền thông quảng cáo. Trước khi thương hiệu xây dựng và vun đắp niềm tin nơi khách hàng mục tiêu bằng sản phẩm, dịch vụ và bản sắc của riêng mình.

 

 

Xem thêm
Branding

Logo YouTube, lịch sử và ý nghĩa thú vị của nền tảng phát video từ 2005

Logo YouTube là biểu tượng quen thuộc với người dùng internet Việt Nam. Nền tảng phát video trực tuyến này cũng giúp rất nhiều người trẻ thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về logo YouTube và câu chuyện thành lập thú vị.

Tháng 3/2010, YouTube lần đầu ra mắt chức năng truyền hình trực tiếp (livestream) miễn phí, bao gồm 60 trận đấu của giải Indian Cricket Premier League. Vào ngày 31/3/2010 YouTube công bố một giao diện website hoàn toàn mới với mục tiêu đơn giản hoá trải nghiệm của người dùng, giúp người dùng tăng thời lượng xem video và truy cập xem các video khác.

Theo thống kê, người Việt Nam xem YouTube nhiều nhất Châu Á với 25 triệu người kết nối các thiết bị với mạng để xem YouTube.logo youtubeCâu chuyện hình thành YouTube

YouTube được thành lập vào năm 2005, bởi 3 cựu nhân viên của PayPal gồm Steve Chen, Chad Hurley  Jawed Karim. Điều thú vị là YouTube vốn được lập ra với ý tưởng là một website hỗ trợ việc hẹn hò, nhắm vào phân khúc khách hàng rất hẹp – những người muốn tìm kiếm bạn đời. Họ sẽ đăng tải video lên website thay vì hình ảnh như những mạng xã hội khác.

Ý tưởng ban đầu khá tuyệt vời, tuy nhiên sau khi công bố website, những nhà sáng lập nhận ra tiềm năng lớn hơn rất nhiều so với một website hẹn hò. YouTube có khả năng trở thành một website video trực tuyến không giới hạn nội dung với hàng triệu người dùng và nhà sáng tạo video tiềm năng.

Từ đây YouTube tập trung vào tầm nhìn khác lớn hơn, trở thành một website chia sẻ video, thay vì chỉ đơn giản là những video hẹn hò ban đầu. Điều này đã thay đổi môi trường internet.

A33 Chad Hurley Jawed Karim 1641887451

Steve Chen, Chad Hurley và Jawed Karim (từ trái sang)

Bước ngoặt khi Google mua lại YouTube

Vào ngày 9/9/2006, Google công bố rằng họ đã hoàn tất thủ tục mua lại YouTube với giá 1,65 tỉ USD bằng cổ phiếu của Google, hợp đồng này có hiệu lực vào ngày 13/11/2006. Việc Google mua lại YouTube đã tạo ra một cú hích lớn với thị trường là các website chia sẻ video.

YouTube suýt chút nữa đã thuộc về Yahoo chứ không phải Google, cuối cùng Google đồng ý với giá cao hơn Yahoo, thương vụ Google mua YouTube được ký vào ban đêm tại bãi giữ xe, ngay trước thời điểm sáng ngày mai Yahoo có cuộc họp chốt mua lại với YouTube.

Ý nghĩa tên thương hiệu YouTube

Thuật ngữ Tube trong tên thương hiệu YouTube liên quan đến ống tia cực âm (Cathode Ray Tube), được sử dụng trong các tivi với màn hình công nghệ cũ.

Phương pháp thiết kế logo YouTube

Logo YouTube được thiết kế với phương pháp thiết kế Pictorial Marks, thể hiện một biểu tượng trực quan, dễ hình dung, logo cũng đã trải qua nhiều thay đổi theo thời gian. Một biểu tượng màu đỏ với hình tam giác tượng trưng cho nút play.

A33 Logo YouTube 1641887791

Logo YouTube 2005-2011

Logo YouTube đầu tiên được công bố vào năm 2005, do nhà sáng lập YouTube Chad Hurley thiết kế, với 3 màu đen – trắng – đỏ, tên You và Tube được tách riêng, Tube là màu trắng được đặt trên một viền màu đỏ như hình dạng của chiếc TV, logo có sử dụng gradient màu trắng để tạo khối.

Logo YouTube 2011 – 2013

Tại phiên bản điều chỉnh đầu tiên, logo YouTube đã được làm sậm màu hơn, bóng gradient trên màu đỏ đã được loại bỏ, chữ Tube được làm nổi khối với phần chân. Logo YouTube này đã trở nên nghiêm túc hơn và được hiệu chỉnh tinh tế.

Logo YouTube 2013 – 2015

Vào năm 2013, bảng màu logo YouTube lại được điều chỉnh sáng hơn, logo đã dần chuyển sang flat design, tại phiên bản mới này, bóng đỏ dưới chữ Tube đã được làm đơn giản đem lại cảm giác chắc chắn và thanh lịch.

Logo YouTube 2015 – 2017

YouTube lại một lần nữa thay đổi logo tối hơn, bố cục, kiểu chữ không bị ảnh hưởng, có những điều chỉnh kỹ lưỡng hơn tại phông chữ đem lại sự nghiêm túc.

Logo YouTube 2017 – Nay

Đây là mẫu logo YouTube mà chúng ta thấy ngày nay, tại phiên bản này khối màu đỏ đã được đứng tách biệt và thêm biểu tượng nút play, tên thương hiệu You và Tube đã được chuyển đồng màu đen.

Xem thêm
Branding

Top 8 thương hiệu nhượng quyền giá trị nhất ở Việt Nam

Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp lại 8 trong top 10 thương hiệu nhượng quyền lớn ở Việt Nam và các thông tin liên quan đến nhượng quyền của nhữngtop 10 thương hiệu nhượng quyền doanh nghiệp này.

1. Thương hiệu nhượng quyền Highland Coffe

Highlands Coffee là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê top 10 thương hiệu nhượng quyền được nhiều người yêu thích nhất ở Việt Nam hiện nay. Cho tới thời điểm này, Highlands đã có mặt tại hơn 400 địa điểm trên cả nước với vị trí “đặc địa” và doanh thu “khủng”, do đó hoạt động nhượng quyền của thương hiệu này được nhiều những nhà đầu tư quan tâm. Các lý giải cho sức “hot” của nhượng quyền thương hiệu Highlands Coffee có thể kể đến như:

  • Mức độ nhận diện thương hiệu và độ phủ sóng rất cao: Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, người Việt, đặc biệt là những người sống ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã rất quen thuộc với thương hiệu này. Các cửa hàng Highlands xuất hiện trong hầu hết các trung tâm thương mại, các tòa nhà, văn phòng,… hoặc các tuyến phố đông đúc người qua lại. Tới nay, ta có thể tự tin nói rằng Highlands coffee là một trong những thương hiệu cà phê thành công nhất ở Việt Nam. Với tầm ảnh hưởng có sẵn như vậy, mua thương hiệu nhượng quyền của Highlands sẽ mang lại một tệp khách hàng lớn sẵn có nhờ thế mà việc thu hút khách hàng dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Không gian rộng mở, độc đáo, thoải mái, kết hợp hiện đại và truyền thống. Đặc biệt, một lợi thế của Highlands Coffee đó là các quán đều sở hữu view rất đẹp.
  • Menu đa dạng với nhiều món nước độc đáo, mức giá vừa phải, có nhiều điểm nhấn khác biệt so với nhiều sản phẩm khác trên thị trường.

Với những tiềm năng như vậy, mua lại nhường quyền Highlands mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư:

  • Highlands Coffee sẽ hỗ trợ trong các bước đầu tiên như tìm địa điểm kinh doanh thuận lợi, setup quán, công thức pha chế và vận hành quán, hoàn tất thủ tục kinh doanh theo quy định của pháp luật,…
  • Menu và bảng giá áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống.
  • Thêm nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Truyền thông với một thương hiệu được nhiều người biết đến đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều..
  • Doanh thu khá và khả năng thu hồi vốn nhanh

.highland coffe thương hiệu nhượng quyền

Với một thương hiệu uy tín, nổi tiếng lâu đời như Highlands, chi phí nhượng quyền không hề nhỏ:

  • Chi phí ban đầu để trở thành quán cafe top 10 thương hiệu nhượng quyền của Highlands Coffee được ước tính khoảng 3 tỷ đến 5 tỷ đồng.
  • Phí nhượng quyền hàng tháng là 7% trên doanh số (kéo dài trong vòng 5 năm).
  • Phí quản lý hàng tháng là 5% trên doanh số (kéo dài trong vòng 5 năm).

Bên cạnh đó, muốn mua nhượng quyền thương hiệu Highlands, các nhà đầu tư còn phải đáp ứng yêu cầu về mặt bằng và địa điểm. Các cửa hàng phải nằm ở vị trí đắc địa, gần khu vực đông dân cư, có nhiều tòa nhà văn phòng, căn hộ và trung tâm mua sắm. Diện tích quán tối thiểu từ 150 – 250 m² trở lên, đảm bảo không gian cho khách hàng.

2. Thương hiệu nhượng quyền King BBQ

King BBQ là một chuỗi nhà hàng đồ nướng được nhiều người yêu thích và lọt trong top 10 thương hiệu nhượng quyền ở Việt Nam. Với khoảng 60 cửa hàng tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, King BBQ chủ yếu xuất hiện trong các trung tâm thương mại. Trong đó số lượng cửa hàng nhượng quyền của King BBQ chiếm khoảng ⅓ tổng số cửa hàng ở Việt Nam.

king bbq nhượng quyền

Với mức giá trung bình 300.000 VNĐ/ người, King BBQ hướng tới tệp khách hàng có thu nhập trung bình-cao. Trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu này rất kén đối tác với rất nhiều những tiêu chuẩn gắt gao, đặc biệt tiêu chuẩn về vốn đầu tư ban đầu cao thuộc hàng top trong thị trường nhượng quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự cẩn thận này là cần thiết để đảm bảo danh tiếng cho thương hiệu và các cửa hàng nhượng quyền khác. Do đó, top 10 thương hiệu nhượng quyền King BBQ vẫn luôn là một lựa chọn tốt khi nhắc đến nhượng quyền thương hiệu.

3. Thương hiệu nhượng quyền aha coffe

Aha Cafe là một chuỗi cửa hàng cà phê tiêu biểu cho top 10 thương hiệu nhượng quyền và phong cách cà phê vỉa hè truyền thống của Việt Nam. Tính đến nay, chuỗi cà phê Aha đã có khoảng hơn 70 cửa hàng tại Hà Nội và Tp HCM thu hút được rất nhiều khách hàng tới quán thưởng thức đồ uống. Vậy nếu bạn đang muốn đầu tư mua lại nhượng quyền thương hiệu của Aha Coffee, bạn cần chuẩn bị những gì nào?

Chi phí nhượng quyền của top 10 thương hiệu nhượng quyền Aha Coffee rơi vào khoảng 225-320 triệu trong khoảng thời gian 5 năm. Trong đó, chi phí đầu tư ban đầu thuộc khoảng từ 1,6 – 2,2 tỷ đồng. Theo tính toán từ Aha, doanh thu của 1 cửa hàng nhượng quyền sẽ đạt từ 150 – 600 triệu đồng/tháng. Nếu kinh doanh ổn định, chưa cần tới 2 năm, chủ cửa hàng có thể hòa vốn ban đầu.

Cùng với đó, còn có các chi phí vận hành của quán trong kinh doanh bằng các chiến dịch quảng cáo, đào tạo và hỗ trợ bán hàng, Aha Coffee thu thêm phí quản lý là 3% trên tổng doanh thu của quán.

aha coffe nhượng quyền

4. Cửa hàng nhượng quyền Nhật Bản PanPan

PANPAN là thương hiệu thực phẩm Nhật nội địa tại Việt Nam. Đây là mô hình top 10 thương hiệu nhượng quyền cửa hàng tiện lợi Nhật Bản đang nhượng quyền đang có rất nhiều tiềm năng trên thị trường bán lẻ hiện nay tại Việt Nam. Hàng Nhật, nhất là hàng Nhật nội địa được người Việt tin tưởng và lựa chọn vì có chất lượng tốt hơn so với mặt bằng chung sản phẩm trên thị trường. Chuỗi cửa hàng PANPAN phân phối hơn 5000 mặt hàng Nhật nội địa được nhập khẩu và kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng.

panpan

Khi trở thành đối tác kinh doanh của top 10 thương hiệu nhượng quyền PANPAN, các nhà đầu tư sẽ nhận được các lợi ích như:

  • Hứa hẹn doanh thu ổn định hàng tháng (kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu).
  • PANPAN sẽ hỗ trợ bên nhận nhượng quyền trong hoạt động Marketing, đào tạo nhân sự, kiểm soát tồn kho… để đảm bảo các cửa hàng sẽ hoạt động hiệu quả nhất.
  • Được đào tạo bán hàng trên cả hai kênh trực tiếp và trực tuyến.
  • Được hỗ trợ thiết kế của hành theo quy chuẩn chung.
  • Hỗ trợ xử lý hàng hóa khi có phát sinh.

Ngoài ra còn nhiều quyền lợi khác PANPAN hỗ trợ cho bên nhượng quyền để đảm bảo một chuỗi cửa hàng uy tín, thống nhất và vận hành hiệu quả.

5. Thương hiệu nhượng quyền phòng tập gym 25fit

25 FIT là chuỗi phòng tập áp dụng công nghệ EMS đầu tiên và chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam hiện nay. 25 FIT khai trương cơ sở đầu tiên tại TPHCM vào khoảng giữa năm 2019 và nhanh chóng được người dân đón nhận, từ đó đạt doanh thu 1 tỷ chỉ sau 3 tháng đi vào hoạt động. Tiếp nối với thành công đó, 25 FIT tiếp tục mở rộng chi nhánh tại quận 1 TP Hồ Chí Minh sau đó nửa năm. Để đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ hơn, top 10 thương hiệu nhượng quyền 25 FIT đã thực hiện nhượng quyền thương hiệu. Chiến lược này bắt đầu khi 25 FIT chiêu mộ thành công chuyên gia nhượng quyền là bà Nguyễn Phi Vân.

25 fit

Ưu điểm của FIT 25 là có những lợi thế kinh doanh hơn hẳn các phòng tập khác: Đội ngũ sáng lập đầy sáng tạo, mô hình hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả, không yêu cầu diện tích phòng tập lớn, nhân sự vận hành ít, triển khai nhanh chóng và đặc biệt là doanh thu cao.

Khi mua nhượng quyền của 25 FIT, bên nhận sẽ được hỗ trợ tìm kiếm mặt hàng, huấn luyện nhân viên, quản lý nhà đầu tư, hỗ trợ các hoạt động quảng bá thương hiệu, marketing, tìm kiếm khách hàng và các chương trình marketing chung cho khách hàng trong toàn bộ chuỗi 25 FIT trên cả nước.

Yêu cầu để trở thành đối tác của 25 FIT không hề phức tạp, chỉ cần bạn có yêu thích với lĩnh vực dịch vụ sức khoẻ, có thời gian, nguồn lực để quản trị và vận hành chi nhánh theo các tiêu chuẩn chung của top 10 thương hiệu nhượng quyền 25 FIT,…

6. Tocotoco

Trà sữa Đài Loan bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những năm 2000 nhưng phải cũng phải mất vài năm mới nhận được sự đón nhận của thị trường. Nhưng sau đó một thời gian, trào lưu trà sữa dần hạ nhiệt. Đến năm 2012 làn sóng trà sữa trở lại Việt Nam còn mạnh hơn trước. Tocotoco trở thành top 10 thương hiệu nhượng quyền và là thương hiệu trà sữa đi đầu được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Hiện nay, Tocotoco đã xuất hiện ở khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, chủ yếu tập trung nhiều ở các thành phố lớn.

Chi phí cơ bản để mở một cửa hàng trà sữa Tocotoco sẽ rơi vào khoảng từ 160-300 triệu đồng cho 3 năm hoạt động, trong đó tùy vào khu vực mà chi phí có thể khác nhau:

tocotoco

Đây là một số tiền đầu tư không nhỏ nếu mang so với các thương hiệu nhượng quyền khác. Tuy nhiên, với giá bán tương đối cao, từ 30k-50k, doanh thu của các quán trà sữa thường rất lớn, nên khả năng hoàn vốn cao.

7. Phở 24

Phở 24 là một trong những thương hiệu nhượng quyền điển hình tại Việt Nam. Tiệm Phở 24 khai trương cơ sở đầu tiên vào tháng 6/2003 tại Thành phố Hồ Chí Minh do ông Lý Quí Trung làm chủ. Ông được coi là một trong những người đầu tiên mang mô hình nhượng quyền thương mại vào Việt Nam. Hơn một năm sau, Lý Quí Trung mở tiệm phở đầu tiên ngay giữa Hà Nội. Ông là người tiên phong xây dựng thương hiệu phở của mình theo mô hình chuỗi và xây dựng thương hiệu một cách bài bản.

Với tôn chỉ đảm bảo cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, top 10 thương hiệu nhượng quyền Phở 24 đã từng bước chinh phục thị trường trong nước và lan ra cả thị trường quốc tế. Cụ thể, đến tháng 6/2012, Phở 24 đã mở 70 cửa hàng trong đó phần lớn đặt tại các tỉnh thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, và số còn lại ở thị trường quốc tế như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Phnom Penh (Campuchia), Ma Cao – Hồng Kông và Tokyo (Nhật Bản). Nhưng hiện tại, Phở 24 đang gặp phải thách thức về việc quản lý chuỗi khi đã xuất hiện dấu hiệu không đồng bộ về chất lượng trong cả hệ thống.

 

phở 24

8. Cafe Trung Nguyên

E-Coffee của Trung Nguyên Legend đang trở thành hệ thống cửa hàng cà nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay. Lý giải cho sự phổ biến này là những ưu thế về kinh doanh cũng như mức giá nhượng quyền hợp lý. Khi mua thương hiệu nhượng quyền của Trung Nguyên, bên nhận sẽ nhận được các hỗ trợ

  • Hỗ trợ chi phí nhượng quyền cafe và phí quản lý 0đ: Ở giai đoạn đầu, Trung Nguyên sẽ không thu phí nhượng quyền và hỗ trợ phí quản lý 0đ. Chủ đầu tư sẽ được hưởng 100% lợi nhuận ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, Trung Nguyên cũng đề xuất nhiều mức nhượng quyền khác nhau từ 65 triệu đồng cho đến 175 triệu đồng để phù hợp cho mọi đối tượng muốn kinh doanh quán cafe.
  • Không đòi hỏi cao về mặt bằng kinh doanh: Trung Nguyên không yêu cầu cụ thể với bên nhận về địa điểm cũng như diện tích của mặt bằng

Mục tiêu mang lại cơ hội khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ, Trung Nguyên Legend đưa ra nhiều mức phí nhượng quyền E-Coffee khác nhau mọi đối tượng với hỗ trợ phí quản lí 0đ. Chi phí nhượng quyền sẽ gồm 3 gói chính:

  • Gói kết nối: Với chi phí chỉ từ 65 triệu đồng, mức phí này phù hợp cho những người chưa có nhiều vốn và có cửa hàng diện tích khoảng 4m2. Trong điều khoản của gói này, Trung Nguyên hỗ trợ khai trương, đồng phục, nguyên liệu cafe cho 500 ly cà phê, dụng cụ pha chế, đào tạo menu cà phê, nghiệp vụ vận hành, chi phí setup,…
  • Gói khởi nghiệp: Gói này có chi phí từ 120 triệu đồng, phù hợp cho những mặt bằng có diện tích từ 8m2 – 20m2. Thời gian hoàn thành dự kiến là từ 20 – 30 ngày.
  • Gói thịnh vượng: Gói này phù hợp cho những khách hàng có nhu cầu cung ứng toàn bộ gói đầu tư mở quán cafe Trung Nguyên E-Coffee. Chi phí đầu tư là 175 triệu đồng với diện tích cửa hàng trên 40m2.

Để kinh doanh thương hiệu cà phê Trung Nguyên, chúng ta phải trải qua một quy trình nhượng quyền E-Coffee gồm 6 bước:

  1. Tìm hiểu thông tin: Bạn sẽ nhận được những tư vấn cụ thể về E-Coffee để đưa ra quyết định kinh doanh
  2. Tìm hiểu mặt bằng kinh doanh: Sau khi đã quyết định đầu tư, bạn sẽ cần gửi cho E-Coffee về mặt bằng mà bạn chọn. E-Coffee sẽ tính toán các yếu tố như khoảng cách, mật độ dân cư để xét duyệt cho bạn.
  3. Đặt cọc: Sau khi đã duyệt xong địa điểm, bạn sẽ tiến hành đặt cọc cho vị trí mặt bằng của mình. Tiếp theo là thiết kế mô hình quán, nhân viên của E-Coffee sẽ đến để đo đạc và lấy số liệu để phác họa mô hình quán.
  4. Ký kết hợp đồng và hoàn thành khóa đào tạo nhượng quyền thương hiệu E – Coffee Trung Nguyên: Ở bước này, hai bên sẽ ký kết hợp đồng và thanh toán chi phí. Sau đó, bên nhận nhượng quyền sẽ được tham gia khóa đào tạo về pha chế, vận hành và quản lý quán.
  5. Lắp đặt, thi công quán cafe: E-Coffee tiến hành lắp đặt và thi công quán, mọi chi phí liên quan đều được tính toán trong hợp đồng và bạn không cần phải trả thêm.
  6. Nghiệm thu quán: Sau khi quán cà phê đã hoàn thành, bạn chỉ cần nghiệm thu. Khi mọi thứ đã hoàn hảo cũng là lúc bạn có thể bắt tay vào vận hành quán của mình.

Trên đây là thông tin tổng quát về hoạt động nhượng quyền thương hiệu của 8 thương hiệu nhượng quyền thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ở thị trường Việt Nam.

 

Xem thêm
Branding

Audio Ads – Đại diện Castrol: “Quảng cáo âm thanh đang tăng trưởng mạnh và là một kênh tiềm năng”

Mạnh dạn đầu tư và thử nghiệm hình thức audio ads, Castrol – một trong những cái tên nổi bật của thị trường dầu nhớt – đã thu được những gì từ lần đầu triển khai hình thức này trên Spotify?

Audio Ads Talks là series podcast nhằm giới thiệu những
 chiến dịch quảng cáo âm thanh thú vị và ấn tượng. 
Từ đó, hình thành nguồn tư liệu tham khảo cho các 
thương hiệu khi triển khai chiến dịch quảng cáo
 âm thanh trong tương lai.

Chị Mai Ngọc Sao Mai hiện là Head of Communications, Media & PR tại Castrol Việt Nam có chia sẻ về quyết định triển khai audio ads trên nền tảng Spotify trong chiến dịch truyền thông gần đây.

* Trong Audio Ads, Castrol đã lựa chọn hướng tiếp cận yếu tố lý tính cho sản phẩm Castrol POWER1 Ultimate và sức mạnh nam châm của dòng Castrol MAGNATEC. Chị Mai có thể chia sẻ lý do lựa chọn hướng tiếp cận này cho hình thức audio?

Trong quá trình lên chiến lược truyền thông, quảng bá cho 2 sản phẩm dầu nhớt, kết quả nghiên cứu của Kantar cho thấy người tiêu dùng vẫn chưa thật sự hiểu rõ về các thông tin kỹ thuật, công nghệ và tính năng của sản phẩm, mặc dù thương hiệu Castrol đạt độ nhận biết tối đa. Do đó, chúng tôi quyết định lựa chọn hướng tiếp cận lý tính cho các quảng cáo hiện nay của thương hiệu: tập trung vào các ưu điểm nổi bật, tính năng cao cấp khác biệt và công nghệ tiên tiến độc quyền của các dòng sản phẩm thuộc Castrol.

Castrol POWER1 Ultimate 

Chị Mai Ngọc Sao Mai hiện là Head of Communications, Media & PR tại Castrol Việt Nam
Nguồn: Castrol

Hai quảng cáo được phát vừa rồi đều hướng đến mục tiêu giúp người dùng dễ dàng nhớ các tính năng lý tính của sản phẩm.

Cụ thể, Castrol POWER1 Ultimate là thế hệ dầu mới nhất, tích hợp công thức tiên tiến “5 trong 1” nên chúng tôi lựa chọn thông điệp “hiệu suất cực đỉnh và trải nghiệm cực chất” nhằm làm rõ độ hiệu quả của sản phẩm trên mọi cung đường, được kiểm chứng qua các thử nghiệm về 5 ưu điểm của dầu. Song song đó, nhãn hàng cũng muốn truyền đi thông điệp “hãy cứ trải nghiệm và bước ra khỏi vùng an toàn để thử thách và khẳng định dấu ấn của bản thân” đến với người trẻ – nhóm người dùng chủ lực trên các nền tảng streaming nhạc hiện nay.

Còn đoạn audio ads của Castrol MAGNATEC, chúng tôi tập trung giới thiệu công nghệ DUALOCK với các phân tử thông minh bám dính – liên kết – bảo vệ động cơ xe hơi bằng “sức mạnh nam châm”, hình thành lớp màng dầu bảo vệ mạnh mẽ, giúp bảo vệ chống mài mòn tốt hơn đến 50% trong cả 2 giai đoạn làm nóng máy và chạy-dừng. Tính năng này sẽ là giải pháp phù hợp cho xe vận hành ở khu vực đô thị. Do đó, trong các quảng cáo, thông điệp “Vượt ải kẹt xe” được khéo léo nhắc đến như một “bệnh đô thị”. Hướng tiếp cận này đánh vào tâm lý bảo vệ xe của người dùng để thúc đẩy họ chủ động tìm hiểu và lựa chọn loại dầu nhớt phù hợp với xe và tình trạng giao thông.

* Đâu là lý do khiến Brand Team quyết định chọn thử nghiệm hình thức quảng cáo âm thanh cho lần quảng bá 2 sản phẩm này?

Chiến lược quảng cáo truyền thông của Castrol tập trung triển khai cách tiếp cận đa kênh cho tất cả các nhãn hàng, bao gồm quảng cáo TV, quảng cáo kỹ thuật số, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo radio, quảng cáo mạng xã hội… Do đó, chúng tôi luôn thường xuyên xem xét thử nghiệm các kênh mới để tăng lượng tiếp cận, tần suất và độ phủ.

Hình thức quảng cáo âm thanh tuy không quá mới nhưng đang tăng trưởng mạnh thành một kênh tiềm năng trong thời gian gần đây. Từ sự tăng trưởng đó, Castrol đã quyết định bổ sung kênh audio vào danh mục đa kênh để tiếp cận người tiêu dùng của mình thông qua hoạt động nghe nhạc. Đây cũng là cách chúng tôi đa dạng hoá các nội dung, hình thức và định dạng quảng cáo trong cùng một chiến dịch quảng cáo để thu hút sự chú ý và yêu thích của người tiêu dùng mà không làm họ nhàm chán.

* Vậy đối với hình thức audio ads, thương hiệu nhắm đến nhóm TA nào? Họ có những insight về media consumption nào khiến thương hiệu quyết định sử dụng hình thức audio ad?

Castrol POWER1 Ultimate 

Castrol POWER1 Ultimate với thông điệp “hiệu suất cực đỉnh và trải nghiệm cực chất”
Nguồn: Castrol

Trong số những hoạt động trên mạng thì nghe nhạc vẫn luôn là hoạt động hàng đầu về giải trí của người dùng Việt Nam. Nên các thương hiệu, không riêng gì Castrol vẫn thường tiếp cận sở thích ấy của người dùng để có thể kéo gần khoảng cách với họ một cách tối đa.

Castrol POWER1 tập trung vào nhóm người tiêu dùng trẻ trên 18 tuổi, đặc biệt Gen Z lần đầu tiên được chính thức sở hữu xe máy. Họ thường dành nhiều thời gian nghe nhạc và thích thử nghiệm những thứ mới. Bởi theo số liệu tôi có của Audience Insight năm 2020, người trẻ Việt Nam nghe nhạc trung bình hơn 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Trong khi đó, dòng sản phẩm Castrol MAGNATEC tập trung vào nhóm người thu nhập cao, sở hữu và lái xe ô tô. Họ thường có thói quen nghe nhạc trong khi lái hoặc sử dụng xe hơi. Có đến 40% người nghe nhạc thường nghe nhạc trong lúc di chuyển, theo báo cáo Audio Ads Survey.

* Vai trò của kênh Audio trong tổng thể chiến dịch? Những mong đợi của thương hiệu với kênh này?

Thực chất, audio là một kênh mới và chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong chiến lược quảng cáo đa kênh của Castrol. Với một kênh ngách như vậy, mục tiêu chúng tôi đề ra là tăng lượng tiếp cận, tần suất và độ phủ, đặc biệt với người tiêu dùng trẻ và người lái xe hơi ở ngay nền tảng nghe nhạc yêu thích của họ.

Đồng thời, Castrol cũng kỳ vọng audio ads sẽ giúp đa dạng các nội dung, hình thức và định dạng quảng cáo của mình để thu hút sự chú ý và yêu thích của người tiêu dùng.

* Cụ thể, thương hiệu đã sử dụng những hình thức audio ads nào khi triển khai chiến dịch trên nền tảng Spotify?

Castrol POWER1 và Castrol MAGNATEC đều là nhãn hàng cao cấp nên chúng tôi cũng ưu tiên chọn những kênh quảng cáo có định vị khớp với định vị của thương hiệu và đảm bảo về Brand Safety. Một ưu điểm nổi bật của Spotify là khả năng cá nhân hoá nhạc nghe theo sở thích của từng người dùng. Tính năng này được đặc biệt yêu thích bởi giới trẻ và người chạy xe hơi, vốn là 2 nhóm đối tượng mục tiêu mà 2 thương hiệu đang nhắm đến. Đồng thời, hình ảnh của Spotify cao cấp, hiện đại, trendy, hi-tech và mang tầm quốc tế cũng tương xứng với hình ảnh của các thương hiệu thuộc Castrol. Đó là những lý do Castrol đã quyết định sử dụng quảng cáo âm thanh trên Spotify.

Vì là lần đầu tiên Castrol sử dụng hình thức quảng cáo trên Spotify nên đã thử nghiệm hầu hết các giải pháp quảng cáo của nền tảng như Standard Audio Ads; Sponsored Playlists: Audio, Homepage take-over, Overlay; Sponsored Session,Video Take-over, Branded Profile.

* Quá trình lên ý tưởng, triển khai và đo lường của hình thức audio ads có những điểm khác biệt nào so với các hình thức quảng cáo trên các kênh khác?

Castrol POWER1 Ultimate 

KV Castrol MAGNATEC
Nguồn: Castrol

Trước đây, với những kênh lớn và phổ biến khác chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trên thị trường hơn, nên có thể xác định sẵn những phương cách quảng cáo hiệu quả. Cũng chính vì độ phổ biến của các kênh lớn nên đội ngũ Castrol cũng đã tìm được nhiều case-study hơn để tham khảo . Nhưng tại thời điểm Castrol bắt đầu thử nghiệm năm ngoái, hình thức audio ads cùng Spotify vẫn còn khá mới, cũng là lần đầu khai thác nên chúng tôi phải vừa thử nghiệm vừa đánh giá tất cả các giải pháp audio ads để xác định cách quảng cáo hiệu quả đối với nhiều tập người tiêu dùng khác nhau.

Brand Team và agency đã sản xuất thêm file quảng cáo âm thanh riêng cho audio ads dựa trên các TVC có sẵn của các thương hiệu, đảm bảo thông điệp quảng cáo chính xác được truyền tải đầy đủ một cách hấp dẫn trên một nền tảng nghe nhạc. Vì vậy, trong quá trình sản xuất audio ads, chúng tôi phải nghiên cứu những nhạc nghe nhiều trên Spotify để việc chèn quảng cáo Castrol được mượt mà tự nhiên và dễ chịu cho khán giả.

Về khâu đo lường, những chỉ số chính chúng tôi theo dõi là Impression và Completed Listen. Ngoài ra, vì Castrol có chạy hình thức video và take-over nên có đo lường thêm Completed View và Click.

* Chị Mai có thể chia sẻ những kết quả thu được của audio ads, chiến dịch và key learnings của Castrol sau lần thử nghiệm này?

Về phần kết quả, khá là may mắn khi thương hiệu đạt được những chỉ số khá khả quan với lần đầu tiên thử nghiệm. Cụ thể, chiến dịch audio ads của Castrol đạt được khoảng 27 triệu Impressions, 19 triệu Completed Listens, 1,2 triệu Completed Views và 75.000 Clicks. Tất cả đều vượt so với chỉ tiêu kế hoạch.

Để nói về những đúc kết chính sau lần đầu tiên này, tôi có thể liệt kê 4 điểm mạnh của Spotify bao gồm: (1) Tỉ lệ completed listen của nền tảng thuộc nhóm cao so với thị trường, (2) Nhóm đối tượng mục tiêu của nền tảng – người trẻ và người lái xe hơi – khớp một cách vừa vặn với nhóm đối tượng mục tiêu chính của thương hiệu trong 2 chiến dịch này, (3) Hình ảnh thương hiệu của Spotify phù hợp với hình ảnh Castrol đang hướng đến như cao cấp, hiện đại, trendy, mang tầm quốc tế và (4) Sự yên tâm với những đảm bảo về Brand Safety trong suốt quá trình hợp tác.

Bàn về ưu điểm hẳn cũng sẽ có những điểm còn hạn chế. Sau lần thử nghiệm này, chúng tôi nhận thấy điểm cần khắc phục lớn nhất của Spotify là độ phủ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng người dùng ở Việt Nam của Spotify thuộc nhóm cao, tuy nhiên quy mô cũng chưa quá lớn. Cụ thể, hiện số người dùng thường xuyên hàng tháng của Spotify đạt 4,7 triệu, chỉ bằng một phần tư của Zing MP3. Nên sẽ khó khi nhãn hàng muốn tăng quy mô chiến dịch thêm trên kênh này.

Xem thêm
6 Website thiet ke banner mien phi ava
Branding, Performance

WEBSITE THIẾT KẾ LÀ GÌ? 6 WEBSITE THIẾT KẾ BANNER MIỄN PHÍ

VIệc ngày càng nhiều người có nhu cầu thiết kế banner quảng cáo khiến cho dịch vụ thiết kế banner ngày càng phát triển và mở rộng. Tuy vậy nhưng giá cả thì lại có rất nhiều biến động, chính vì những lí do đó rất nhiều người lựa chọn một phương hướng khác là tự thiết kế trên các website thiết kế. Vậy cùng LIFE MEDIA VIỆT NAM tìm hiểu về những website thiết kế banner quảng cáo đang được rất nhiều người sử dụng qua bài viết dưới đây

6 Website thiet ke banner mien phi ava

Website thiết kế là gì?

Là các công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến miễn phí dễ sử dụng trên điện thoại  máy tính, với nguồn tài nguyên phong phú dành cho cả dân chuyên nghiệp lẫn những người mới bắt đầu. Thay vào việc bạn phải có kiến thức về các phần mềm thiết kế cũng như về màu sắc bố cục thì bằng một cách đơn giản hơn bạn có thể tìm kiếm trên các trang web thiết kế.

Website thiết kế miễn phí

Website thiết kế Fotojet

Fotojet là công cụ thiết kế đồ họa, thiết kế banner online hoàn toàn miễn phí. Là nơi có thể cắt dán, chỉnh sửa ảnh, biến bức ảnh của mình thành những tác phẩm nghệ thuật chỉ trong vài phút ! Được phát triển bởi công ty PearlMountain Limited – công ty phát triển phần mềm đồ họa. Chiến lược của Fotojet là mang tới một công cụ đắc lực, đồng thời dễ dàng sử dụng để thiết kế, phù hợp với tất cả mọi đối tượng.

WEBSITE THIẾT KẾ LÀ ? 6 WEBSITE THIẾT KẾ BANNER MIỄN PHÍ

Người dùng chính là ưu tiên hàng đầu của Fotojet. Fotojet luôn hướng tới việc đưa ra những sản phẩm tích ứng công nghệ cao, chất lượng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp cho người dùng.

Rate: 8/10

Link website: https://www.fotojet.com

Website thiết kế Vecteezy

Vecteezy nổi tiếng với việc tạo dựng một cộng đồng chuyên về đồ họa trên thế giới. Ở Vecteezy bạn có thể khám phá và thảo luận về những thiết kế banner hay thiết kế của những nhà thiết kế nổi tiếng trên toàn thế giới, hoặc chỉ đơn giản là tìm kiếm những mẫu thiết kế phù hợp cho công việc của mình

WEBSITE THIẾT KẾ LÀ ? 6 WEBSITE THIẾT KẾ BANNER MIỄN PHÍ

Hàng ngàn các mẫu thiết kế về đồ họa trên toàn thế giới, và hầu hết đều được download miễn phí, hỗ trợ trên nhiều định dạng khác nhau. Mục tiêu của Vecteezy là cung cấp một kho dữ liệu để người dùng có thể thực hiện cho các hoạt động quảng cáo, thiết kế,…

Rate: 7.5/10

Link website: https://www.vecteezy.com/ 

Website thiết kế Canva

Canva là một trong những công cụ thiết kế đồ họa online nổi tiếng nhất trên thế giới. Chắc hẳn cũng không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Với Canva bạn có thể dễ dàng tạo ra những thiết kế vô cùng đặc sắc, chuyên nghiệp.

WEBSITE THIẾT KẾ LÀ ? 6 WEBSITE THIẾT KẾ BANNER MIỄN PHÍ

Gần 5 năm hình thành và phát triển, có hơn 100 triệu bản thiết kế được sử dụng qua Canva, hơn 10 triệu người dùng trên toàn thế giới, cung cấp rất rất nhiều các tính năng thiết kế cho từng đối tượng riêng biệt. Dù bạn có là học sinh, sinh viên hay giáo viên, bạn là những công ty start-up, bạn là doanh nghiệp lớn hoặc chỉ muốn tự thiết kế cho mục đích cá nhân, thì Canva đều cung cấp những lựa chọn tuyệt vời, tính ứng dụng rất cao.

Đây xứng đáng là một công cụ tuyệt vời dành cho tất cả mọi người để có thể thiết kế banner hoàn chỉnh

“ Công cụ thiết kế dễ dàng nhất!” theo đánh giá của The Webbys

Rate: 9.5/10

Link website: https://www.canva.com/

Website thiết kế Be funky

Be funky – cái tên để thể hiện sự khác biệt, chất “funky”, chất riêng mà website thiết kế có thể hỗ trợ tới người dùng. Với mục đích rõ ràng, Befunky cung cấp những tiện ích có thể sử dụng dễ dàng bởi tất cả mọi người, thiết kế banner, tạo những bức ảnh đẹp, sắc nét, và chất lượng cao mà không cần những kỹ năng chuyên biệt về đồ họa quá cao.

WEBSITE THIẾT KẾ LÀ ? 6 WEBSITE THIẾT KẾ BANNER MIỄN PHÍ

Triết lý của Be funky gồm năm điều:

  • Be open: Luôn luôn suy nghĩ sáng tạo, cố gắng đưa ra nhiều cách tiếp cận cho một vấn đề. Bạn sẽ không bao giờ biết cái gì sẽ là nguồn cảm hứng đang chờ đợi mình
  • Be effortless: Danh họa Leonardo Da Vinci đã viết rằng:” Đơn giản là đỉnh cao của sự tinh tế” , đừng quá chú trọng đến sự phức tạp và cầu kì
  • Be creative: Hãy để sự sáng tạo của bạn được bay bổng trên Be funky
  • Be funky: Đừng bao giờ lo sợ việc đi ngược lại đám đông, hãy khác biệt

Rate: 8.5/10

Link website: https://www.befunky.com/

Website thiết kế Bannersnack

Bannersnack là công cụ chuyên để thiết kế banner online. Bannersnack hoạt động dựa trên quy trình, bắt đầu từ yêu cầu về kích cỡ của người dùng hoặc là gợi ý về kích cỡ từ kho dữ liệu. Thêm các ảnh nền, hiệu ứng cho chữ và các hình khối. Sau đó là trải nghiệm các màu sắc khác nhau để tạo nên một banner hoàn toàn khác biệt.

WEBSITE THIẾT KẾ LÀ ? 6 WEBSITE THIẾT KẾ BANNER MIỄN PHÍ

Bannersnack là một website thiết kế được đánh giá là một cuộc cách mạng trong thiết kế banner online. Hỗ trợ mọi định dạng như JPG, PNG, HTML5, GIF,… chia sẻ dễ dàng trên mạng xã hội hoặc nhúng thẳng lên website thiết kế. Không mất quá nhiều tiền và dành cho thiết kế banner, với Bannersnack bạn hoàn thành chúng chỉ trong vài phút.

Rate: 8.5/10

Link website: https://www.bannersnack.com/

Website thiết kế Uplevo

Và cuối cùng là Uplevo – công cụ thiết kế thương hiệu & truyền thông trực tuyến đầu tiên tại việt nam. Mục đích tạo ra uplevo là để cung cấp các công cụ thiết kế trực tuyến giúp cho các nhà thiết kế, các nhà tiếp thị, các chủ doanh nghiệp và bất kỳ ai muốn có những thiết kế tuyệt vời cho doanh nghiệp, dịch vụ kinh doanh… dễ dàng nhất lại tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bạn có thể tự thiết kế logo, thiết kế thương hiệu hay thiết kế tài liệu truyền thông… tức thì mà không phải chờ đợi với lợi thế thiết kế trực tuyến. Hãy tự mình thiết kế những banner bạn mong muốn với sự trợ giúp của đội ngũ nhân viên trong ngành thiết kế với nhiều năm kinh nghiệm. Chắc chắn bạn sẽ với những trải nghiệm mà mình có được.

WEBSITE THIẾT KẾ LÀ ? 6 WEBSITE THIẾT KẾ BANNER MIỄN PHÍ

Với kinh nghiệm dày dặn và kiến thức đã tích lũy qua nhiều năm, Uplevo được trang bị  kho dữ liệu chuyên nghiệp và phong phú bạn có thể dễ dàng có thêm nhiều ý tưởng, phục vụ cho mục đích của cá nhân mình. Là một công cụ của VIệt Nam, làm ra để phục vụ cho đối tượng chính là người Việt Nam, chắc chắn Uplevo sẽ có những đặc điểm riêng về các mẫu thiết kế mà không website nước ngoài nào có được.

Rate:9/10

Trải nghiệm ngay tại:http://www.uplevo.com/get-started

Kết luận

Việc có hiểu biết về các phần mềm như Illustrator, Photoshop,… là các yếu tố rất quan trọng trong quá trình thiết kế banner quảng cáo tuy nhiên với sự xuất hiện của các website thiết kế đã hỗ trợ rất nhiều trong việc thiết kế một cách đơn giản hiệu quả và thân thiện hơn. LIFE MEDIA VIỆT NAM hi vọng với 6 website thiết kế miễn phí được đề cập ở trên bài viết sẽ cung cấp thêm những phương pháp thiết kế nhanh gọn, thuận tiện hơn. Tìm hiểu thêm về các bài viết khác

Xem thêm
Branding, Marketing

7 MÀU SẮC CHỦ ĐẠO VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG TRONG THIẾT KẾ

Tư duy về màu sắc là kiến thức không thể thiếu của designer. Đó là 1 nền tảng quan trọng trong quá trình sáng tạo sản phẩm để truyền tải thông điệp tới khách hàng. Trong thời đại mạng xã hội, với việc phải đưa mắt qua hàng trăm sản phẩm mỗi ngày, những khách hàng tiềm năng của chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ những thứ thiếu chất lượng, thiếu chiều sâu và ưu ái những thiết kế sáng tạo, nổi bật và đem lại cảm xúc.

Bởi vậy, lựa chọn và kết hợp màu sắc như thế nào để làm sản phẩm của mình nổi bật và đọng lại trong tâm trí khách hàng là việc không hề dễ. Chỉ bằng 1 sản phẩm thị giác, người thiết kế phải chọn lọc và sắp xếp để khách hàng hiểu và ngẫm nghĩ về câu chuyện ngầm mà họ muốn kể. Bây giờ, hãy cùng LIFE MEDIA VIỆT NAM đi sâu khám phá bản chất của thế giới màu sắc tưởng chừng như rất đơn giản này nhé.

Y NGHIA CUA MAU SAC TRONG THIET KE AVATAR

Các màu sắc chủ đạo và ý nghĩa

Màu đỏ

Đỏ kích thích tuyến yên, làm tăng nhịp đập của tim và khiến cho người ta thở gấp. Phản ứng nội tạng của cơ thể khi tiếp xúc màu đỏ làm cho người ta năng nổ, mạnh mẽ, kích thích. Vì thế, các thương hiệu đồ ăn nhanh như Lotteria, KFC, McDonald`s thường chọn đỏ. Chúng gây cho người khác một sự đáp ứng say mê, cho dù không phải khi nào cũng đáp ứng theo hướng thuận lợi. Ví dụ, đỏ thường là biểu hiện của sự nguy hiểm.

7 màu sắc chủ đạo và ý nghĩa của chúng trong thiết kế

Nhìn chung, người châu Âu không mấy ưa màu đỏ, trái lại, cư dân châu Á, trong đó có Việt Nam coi đỏ là may mắn, thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng.

Mùa vàng

Cả Ðông và Tây đều coi vàng tượng trưng cho mặt trời. Như vậy, vàng thể hiện sự lạc quan, tích cực, nhẹ nhàng và ấm áp. Ở mức độ đậm nhạt khác nhau tùy người cảm nhận, nhưng chúng còn thể hiện sự sáng tạo và sinh lực. Con mắt nhận ra màu vàng trước tiên, vì thế sản phẩm có màu vàng sẽ bắt mắt người mua hàng khi đặt trên kệ hàng cùng với các sản phẩm khác.

7 màu sắc chủ đạo và ý nghĩa của chúng trong thiết kế

Vàng cũng bị ảnh hưởng theo các nền văn hóa khác nhau, chẳng hạn, ở Ai Cập, là màu của tang tóc, nhưng ở Nhật Bản,vàng lại thể hiện sự can đảm, và ở Ấn Độ, đó là của các thương gia. Trong thiết kế, màu vàng tươi tạo một cảm giác hạnh phúc và vui tươi. Vàng là màu của giới trẻ và các em bé.

Màu xanh lá

Nhìn chung, xanh lá bao hàm ý nghĩa sức khỏe, tươi mát và êm đềm. Gam đậm nhạt cũng có ý nghĩa khác nhau. Màu xanh lá đậm biểu trưng cho sự giàu có và thanh thế́. Những thương hiệu lớn sử dụng gam màu xanh lá với mục đích thể hiện ý nghĩa này có thể kể đến Land Rover hay Starbucks.

7 màu sắc chủ đạo và ý nghĩa của chúng trong thiết kế

Cùng với đó,xanh lá nhạt thể hiện sự hài lòng, êm đềm được sử dụng bởi logo hệ điều hành Android hay dịch vụ âm nhạc trực tuyến hàng đầu thế giới Spotify. Ngoài ra, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường cũng thường sử dụng  bởi sự liên kết chặt chẽ với thương hiệu mà nó đem lại.

 

xanh gây cho người ta cảm nhận về sự tin tưởng, sự trông cậy, có trách nhiệm về tài chính và tính bảo đảm. Chúng khiến người ta liên tưởng đến trời và biển, gây cảm giác thanh bình và dễ mến. Các doanh nghiệp trong ngành tài chính, ngân hàng, thường chọn xanh vì nó truyền cho người ta sư ổn định và gợi lên sự tin cậy. Có thể kể tên các doanh nghiệp Việt Nam như BIDV, Vietinbank chọn xanh làm màu chủ đạo để đại diện cho thương hiệu.

Màu cam

Màu cam gây cảm giác vui vẻ, cởi mở và sức sống. Màu cam trộn giữa đỏ và vàng tạo cảm giác tập thể và thường gắn với tuổi thơ. Màu cam là màu sắc rất rực rỡ và tràn đầy năng lượng. Nó được gắn liền với đất và mùa thu – đó là màu của sự thay đổi và chuyển động.

7 màu sắc chủ đạo và ý nghĩa của chúng trong thiết kế

Cam là tên gọi của một trái cây, nên màu cam còn làm cho chúng ta liên tưởng tới màu của sức khỏe và sự sống. Trong thiết kế, chúng được sử dụng để lôi cuốn sự chú ý nhưng không áp đảo như đỏ, nó dùng để thể hiện sự thân thiện và sự thú vị. Vietjet sử dụng màu cam để mang đến sự thân thiện và trẻ trung. Hãng vận chuyển FEDEx kết hợp tím và cam để thể hiện uy tín và tốc độ.

Màu hồng

7 màu sắc chủ đạo và ý nghĩa của chúng trong thiết kế

Màu hồng khá kén thương hiệu bởi sự khó kết hợp mà nó mang lại. Tuy nhiên, khi được sử dụng đúng cách, chúng sẽ giúp thương hiệu nổi bật và đọng lại sâu trong tâm trí khách hàng. Các thương hiệu như Baskin Robbins, Barbie hay Johnson and Johnson đều sử dụng màu hồng là tông chính. Có thể thấy rõ, những thương hiệu nổi tiếng này đều nằm trong phân khúc trẻ em. Hồng cũng thường được sử dụng bởi các thương hiệu mỹ phẩm bình dân, thể hiện sự nữ tính và lãng mạn.

Màu trắng

Trong hầu hết các nền văn hóa, trắng là biểu tượng cho sự giản dị và tinh khiết tuyệt đối. Điều này rất đơn giản để giải thích, bởi chỉ một vết bẩn nhỏ, thậm chí một giọt nước rơi vào nền trắng, cũng dễ dàng bị nhận ra. Với xu hướng thiết kế và nhiếp ảnh hiện đại, trắng được sử dụng khá nhiều để tượng trưng cho phong cách tối giản ( minimalism ). Với những sản phẩm thiết kế đi theo sự tối giản, chủ thể được thể hiện 1 cách tối đa cùng với sự tĩnh lặng ở background, mang đến cảm giác nhẹ nhàng và sạch sẽ.

7 màu sắc chủ đạo và ý nghĩa của chúng trong thiết kế

Ngoài ra, màu trắng còn mang ý nghĩa hòa giải, hòa bình, trung lập. Đôi khi, màu trắng vì quá đơn giản nên thường tạo cảm giác lạnh lẽo, đơn độc và thất bại. Có thể đó là lý do những lá cờ đầu hàng có màu trắng.

Màu đen

Đen luôn mang lại sự huyền bí nhưng sang trọng. Trong cuộc sống chúng luôn có một sức hấp dẫn, lôi cuốn và vô cùng bí ẩn. Nó có khả năng che lấp mọi cái xấu, mọi cái không tốt của con người. Màu đen còn là biểu tượng của cái ác, của những thế lực xấu xa và đen tối. Nếu coi cuộc sống này là một bộ phim thì đen thể hiện những nhân vật xấu xa. Khi ngắm nhìn màu đen con người ta vừa có cảm giác run sợ, vừa có cảm giác bị lôi cuốn kích thích trí tò mò.

7 màu sắc chủ đạo và ý nghĩa của chúng trong thiết kế

Trong quan niệm hiện đại, đen là biểu tượng của giàu sang và quyền lực. Bởi vậy, chúng được sử dụng trong các thiết kế hướng đến đối tượng cao cấp. Nó tạo ra một bí ẩn, sang trọng trong logo, chúng còn thể hiện sự vững chắc, thường được lưu ý dành cho các thương hiệu làm về thời trang, ngành công nghiệp sản xuất, hoặc hình ảnh của các tập đoàn hàng đầu.

KẾT LUẬN

Màu sắc luôn xuất hiện xung quanh chúng ta việc có thể nắm bắt được ý nghĩa của chúng nhằm tạo nên những bản thiết kế có thể thỏa mãn được ý tưởng bản thân cũng như làm hài lòng khách hàng là một việc vô cùng quan trọng. LIFE MEDIA VIỆT NAM hi vọng với bài viết trên đây có thể phần nào hỗ trợ các bạn trong quá trình thiết kế. Tham khảo các bài viết khác trên trang

Xem thêm
5 buoc co ban thiet ke Poster phim6
Branding, Marketing

5 bước đơn giản để thiết kế một poster phim ấn tượng

Thiết kế Poster phim là thiết kế một tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi các designer phải thể hiện được tư duy và ý tưởng sáng tạo của mình nhưng vẫn phải đảm bảo giá trị thông tin và hiệu quả truyền đạt của bộ phim tới khán giả. Hãy cùng LIFE MEDIA VIỆT NAM  khám phá 5 bước đơn giản để thiết kế một poster phim ấn tượng nhé.

poster phim

Các bước để thiết kế một poster phim ấn tượng  

Bước 1: Chọn ảnh chủ đề cho poster phim

Bạn cần chọn một bức ảnh đẹp mắt với chất lượng tốt để đưa vào poster phim. Bạn có thể chọn bức ảnh về một cảnh quay ấn tượng từ bộ phim. Hoặc là một nhân vật trong phim giúp người xem có cái nhìn chân thực nhất về bộ phim của bạn.

poster phim

Hãy chắc chắn rằng bức ảnh bạn chọn mang ý nghĩa cho bộ phim. Nó phải truyền tải được thông điệp và tạo ấn tượng mạnh. Để bắt đầu thiết kế một poster phim, bạn phải chắc chắn rằng bạn đã có ý tưởng hay. Điều đó giúp bạn tiết kiệm thời gian và tạo được ấn tượng cho sản phẩm.

Bước 2: Tạo hiệu ứng cho hình ảnh trong poster phim ảnh

Nếu bạn xem qua poster của các bộ phim nổi tiếng, bạn sẽ thấy có rất ít bộ phim sử dụng một bức ảnh thẳng. Hầu hết đã có một số thao tác chỉnh sửa hình ảnh và tạo hiệu ứng là một trong những thao tác quan trọng nhất. Hiệu ứng hình ảnh bắt mắt luôn khiến poster của bạn ấn tượng và có chiều sâu hơn bao giờ hết.

poster phim

Bước 3: Đặt tiêu đề cho poster phim

Đây là bước bạn đưa tên bộ phim vào thiết kế của bạn. Bạn nên cân nhắc để lựa chọn bố cục phù hợp cho poster của mình. Việc cân bằng bố cục và nhìn ra được cái người xem sẽ cuốn hút vào đó khi xem tấm poster của bạn là kỹ năng thiết yếu lúc này.poster phim

Nếu bạn gặp phải khó khăn trong việc phân bố bố cục hợp lí khi thêm tiêu đề phim vào, bạn nên sử dụng mạng lưới kẻ ô để giúp căn chỉnh những chữ quan trọng hơn nữa vẫn toát được nên tinh thần của bộ phim. Ở bước này, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng trong việc chọn hình ảnh phù hợp với bộ phim vì bạn có thể kể một phần thông điệp qua hình ảnh thay vì những con chữ.

 

Bước 4: Thêm phần credits của bộ poster phim

Credits là danh sách những người đóng góp cho bộ phim, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất,…. Đây là phần rất dễ bị bỏ qua khi thiết kế và một tips nho nhỏ cho phần này là hãy bắt chước các bộ phim bom tấn, sau đó thay đổi các thông tin cơ bản để phù hợp với bộ phim của bạn.

poster phim

Bước 5: Đừng quên thêm tagline cho poster phim

Một bộ phim hay luôn cần một khẩu hiệu ấn tượng để thu hút người xem. Một poster phim đáng nhớ cũng luôn cần một khẩu hiệu đáng nhớ. Tagline thường là một câu ngắn gọn để tạo ấn tượng khiến người xem luôn nhớ đến phim của bạn.

Kết luận

Trong quá trình thiết kế, hãy phác thảo ý tưởng của bạn thật tốt. Sau đó tham khảo qua thật nhiều poster của các bộ phim khác cùng thể loại hoặc đã nổi tiếng trước đó, chắc chắn bạn sẽ tìm ra thật nhiều ý tưởng để phát triển thiết kế poster của mình. Tìm hiểu thêm về những bài viết khác

Xem thêm
Liên hệ ngay