Facebook Ads

Facebook Ads 4 Công thức viết bài quảng cáo Facebook

facebook-ads

Nội dung quảng cáo Facebook là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định khách hàng có mua hoặc tìm hiểu sản phẩm của doanh nghiệp hay không. Có nhiều loại định dạng nội dung khác nhau nhưng để một bài viết Facebook đạt được hiệu quả cao nhất có thể, nhà quảng cáo có thể áp dụng 4 công thức viết bài sau đây:

CÔNG THỨC AIDA

Attention – Gây chú ý

Đây là bước đầu tiên và đóng vai trò quan trọng, nó quyết định xem người đọc có quan tâm đến bài viết của doanh nghiệp hay không. Tiêu đề bài viết chính là ưu tiên số một trong bước này và tiếp theo là hình ảnh minh họa.

Interest – Tạo sự hứng thú, quan tâm từ lợi ích sản phẩm

Sau khi đã gây sự chú ý với khách hàng, ở bước tiếp theo nhà quảng cáo cần triển khai những vấn đề mà đối tượng mục tiêu quan tâm. Hãy “đánh” vào những thứ mà họ tò mò, thắc mắc liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp đang quảng bá.

Desire – Khơi gợi nhu cầu khách hàng

Đây chính là lúc doanh nghiệp cho khách hàng giải pháp, cho họ thấy họ được gì khi mua sản phẩm. Đặc biệt, nhà quảng cáo cần làm nổi bật lợi ích trong sản phẩm/dịch vụ đó.

Action – Kêu gọi hành động

Hãy đưa ra phương thức rõ ràng để khách hàng mua sản phẩm một cách dễ dàng.

facebook

CÔNG THỨC PAS

Problem – Vấn đề, nỗi đau của khách hàng

Đưa ra vấn đề xã hội “chấn động”, câu chuyện “nhức nhối” được báo chí hay nhắc đến.

Aggravate – Xoáy sâu vào nỗi đau

Dùng các dữ liệu từ các bên thứ ba như số liệu nghiên cứu, thông báo từ tổ chức, giới chuyên môn, báo cáo,… Quan trọng nhất là triển khai các vấn đề làm “khuấy động” tâm trí người đọc.

Solve – Giải pháp

Sau khi đưa ra các vấn đề và “đánh vào tâm lý” người đọc, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp và khéo léo lồng ghép lợi ích của sản phẩm/dịch vụ.

cong thuc PAS

CÔNG THỨC 3S

Star – Ngôi sao

Đây chính là nhân vật chính, là trọng tâm câu chuyện. Nhân vật này có thể chính là độc giả, một người tiêu dùng mà doanh nghiệp muốn đánh động mối quan tâm. Nhân vật chính cũng có thể là công ty, thậm chí là sản phẩm, để từ đó nhà quảng cáo kể nên câu chuyện thăng trầm về quá trình làm ra sản phẩm nhằm chia sẻ những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Story – Câu chuyện

Miêu tả về những vấn đề mà “nhân vật chính” phải đối mặt, những thăng trầm, niềm vui cũng như những khó khăn, thách thức, đó là những điều thu hút sự chú ý đến các sản phẩm/dịch vụ.

Solution – Giải pháp

Tiết lộ giải pháp và cách giải quyết để “nhân vật chính” cần thực hiện để thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn dựa trên câu chuyện mà nhà quảng cáo đã xây dựng.

cong thuc 3s la gi

CÔNG THỨC STRING

Đây là công thức viết bài mà ở đó nhà quảng cáo sẽ cho đi trước khi nhận lại. Hãy truyền tải những kiến thức bổ ích về ngành, sản phẩm hoặc tác dụng của nó và đừng đề cập đến việc bán hàng. Khi bài viết của doanh nghiệp thực sự hữu ích, điều đó sẽ khiến độc giả quan tâm, chia sẻ bài viết.

tai xuong 1

Xem thêm: 6 phương pháp soạn content marketing cho người mới

Xem thêm
Facebook Ads, Google Ads

Facebook và Google: Cuộc đua quảng cáo trực tuyến

Facebook giới thiệu Audience Network, thể hiện sức mạnh của mình trong hệ sinh thái quảng cáo di động. Trong khi đó, Google phát hành công cụ quảng cáo, hỗ trợ marketer trên YouTube.

1. Facebook Audience Network

Facebook Audience Network (FAN) đem đến nhiều lợi điểm cho nhiều nhóm đối tượng, và theo Facebook, “nó không phá vỡ những quy tắc đảm bảo tính riêng tư”, giúp Facebook kiếm tiền nhiều hơn và cạnh tranh mạnh mẽ với Google AdMob, Apple iAds, Flurry và Millennial Media.

Điều đáng lo ngại cho các đối thủ, Audience Network hoạt động trên nhiều thiết bị di động, phân phối đa dạng các dạng quảng cáo đến người dùng trong và ngoài mạng xã hội. Ngoài ra, Facebook quá “hiểu” người dùng đến từng chi tiết, cung cấp cho các nhà quảng cáo lượng khách hàng tiềm năng mục tiêu chính xác hơn bao giờ hết.

 

Video giới thiệu về Facebook Audience Network

Đầu tiên, các nhà phát triển có thể kiếm ra tiền mà không cần bán quảng cáo của chính họ, tự kiếm khách hàng quảng cáo mục tiêu, tự đo lường hay chuyển hướng chi trả. Facebook sẽ chăm lo tất cả những điều này. Các nhà phát triển chỉ cần nhúng một đoạn mã nhỏ để vận hành FAN trong các banner quảng cáo, hoặc làm việc trực tiếp với Facebook để tạo ra các sản phẩm quảng cáo tự nhiên (native ads).

Các nhà quảng cáo có thể theo dõi các thống kê chi tiết từ các quảng cáo FAN, bao gồm cả thông tin đồ họa, những số liệu trạng thái khác về khách hàng của họ. Các nhà xuất bản có thể lọc xem những lĩnh vực quảng cáo trên ứng dụng của mình, có thể từ chối quảng cáo bài bạc, tài chính, hay cho phép các quảng cáo về giáo dục, giải trí…

Ngoài các hình thức như thu hút quảng cáo và mời cài đặt ứng dụng, Facebook sẽ mở rộng Audience Network để phục vụ các doanh nghiệp trong những mục tiêu tiếp thị khác như thu hút lượng truy cập website, hoặc gia tăng lượng mua cho hệ thống thương mại điện tử.

cuochienquangcaotructuyen1

Dạng quảng cáo banner IAB tiêu chuẩn, và dạng trang đệm chiếm toàn màn hình, mời gọi cài đặt ứng dụng … Một trong số các hình thức quảng cáo trên di động do Audience Network đưa tới – Ảnh: TechCrunch

Chính sách sử dụng Audience Network chỉ cho phép các nhà xuất bản chỉ có thể hiển thị một lần một quảng cáo trên màn hình. Các nhà xuất không thể che giấu quảng cáo trong giai diện của họ, đặt chúng trên các nút để “tranh thủ” các lượt click nhầm, hay biến chúng thành cách duy nhất để thoát khỏi màn hình. Các tùy chọn như Custom Audiences, Core Audiences, và Look-Alike Audiences giúp xác định khách hàng mục tiêu chính xác hơn.

Audience Network sẽ được triển khai rộng rãi trong vài tháng tới, hiện Facebook đã mở chương trình thử dùng trước cho các nhà quảng cáo quan tâm. Trong giai đoạn đầu, các quảng cáo sẽ gồm ba định dạng: banner IAB (*) tiêu chuẩn, trang đệm IAB tiêu chuẩn, quảng cáo tự nhiên.

2. Google trợ lực YouTube

Trước tiên, người dùng YouTube có thể bổ sung một đoạn giới thiệu dài ba giây phát mở đầu cho tất cả các video trong kênh YouTube của mình. Theo YouTube, chức năng này hỗ trợ “nhận diện thương hiệu“, giúp người dùng xây dựng thương hiệu riêng cho kênh (channel) YouTube của mình.

facebook-google-ads

YouTube là một thế lực truyền thông mạnh mẽ trong giai đoạn quảng cáo kỹ thuật số lên ngôi

Chức năng trên nằm trong trang InVideo Programming, tùy chọn “add a channel branding intro“. Cần lưu ý, đoạn “intro” không thể sử dụng như quảng cáo, thông tin tài trợ, hay giới thiệu sản phẩm, chỉ được dùng để quảng bá thương hiệu.

Kế đến, Google Preferred giúp các nhà quảng cáo đưa chương trình khuyến mãi của mình đến đúng đối tượng khách hàng trên YouTube. Google Preferred “nắm giữ” 5% nội dung hàng đầu trên YouTube thuộc 14 lĩnh vực (làm đẹp, thời trang, hài, đồ ăn và âm nhạc…), giúp các nhà tiếp thị có thể dễ dàng mua quảng cáo hơn.

Theo khảo sát từ IAB (Cục quảng cáo tương tác), gần 2/3 các nhà quảng cáo tham gia khảo sát cho biết sẽ chi nhiều hơn cho video quảng cáo kỹ thuật số trong năm 2014 so với 2013.

Theo eMaketer và Wall Street Journal, trong khi các loại hình quảng cáo truyền thống chững lại thì quảng cáo kỹ thuật số sẽ tăng gấp đôi trong năm 2018. Và cùng thời điểm đó, chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số sẽ vượt mức chi tiêu cho quảng cáo truyền hình.

cuochienquangcaotructuyen3

Quảng cáo kỹ thuật số sẽ vượt xa các loại hình quảng cáo truyền thống

Năm 2014, doanh thu khổng lồ từ quảng cáo kỹ thuật số tại Mỹ của Google ước tính đạt 19,1 tỉ USD, nắm giữ 40% thị trường. Kế đến là Facebook với 4,8 tỉ USD, Microsoft (2,7 tỉ USD) và Yahoo! (2,6 tỉ USD). Mảng quảng cáo di động dự kiến tăng gấp đôi năm 2013. Google và Facebook đang chiếm lĩnh 60% chi tiêu toàn cầu cho quảng cáo trên phân khúc thị trường này.

(*) IAB: Cục quảng cáo tương tác

Xem Thêm: Google Adwords vs. Facebook Ad

 

Xem thêm
Google Ads, Facebook Ads

Google Adwords vs. Facebook Ads

Khi nhắc tới quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, chúng ta có thể kể ra 1 vài cái tên như: Bing, Google, Facebook, Yahoo, AdMicro, Ad360,…

Chúng ta có thể loại bỏ đi Bing + Yahoo do không được người Việt ưa chuộng, loại đi các mạng quảng cáo AdMicro, Ad360… do họ đang dần bị chiếm mất thị phần vào tay 2 gã khó chơi, không ai khác chính là Google và Facebook.

Khi nhu cầu của bạn là muốn trả tiền cho từng nhấp chuột thì Google AdWords là sự lựa chọn hoàn hảo.

Nếu bạn đang tìm các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội thì Facebook Ads là lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua.

google-facebook-ads

Mặc dù chúng ta có thể dễ dàng phân biệt các đặc điểm của quảng cáo Google và quảng cáo Facebook, tuy nhiên có 1 thực tế rằng 2 “ông lớn” này đang cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau bằng việc liên tục cải thiến hệ thống, mở rộng tính năng… Cùng Life Media xem họ cạnh tranh nhau như thế nào nhé!

Nhắm mục tiêu theo từ khóa

Khi bắt đầu quảng cáo Google AdWords, bạn sẽ được lựa chọn các từ khóa, cụm từ tìm kiếm mà người dùng mô tả sản phẩm của bạn trên Google. Do đó quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị khi ai đó có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp giúp tối ưu chi phí quảng cáo bởi khi có nhu cầu thực sự thì họ mới Search.

Quảng cáo Facebook lại không thể lựa chọn từ khóa quảng cáo, tuy nhiên trên Facebook bạn lại có ít đối thủ hơn, do đó thị trường vẫn còn khá lớn cho bạn khai thác. Trong khi ở những lĩnh vực cạnh tranh cao, bạn sẽ phải gồng mình để “đánh nhau” với ít nhất 10 đối thủ sừng sỏ nếu muốn quảng cáo trên Google.

GoogleFacebook1 ID3348

Sự khác nhau về chi phí

Cả Google và Facebook đều áp dụng CPC để thu phí. Khi đó nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi người dùng Click vào quảng cáo, những lượt hiển thị mà không bị Click sẽ không bị tính phí.

Một số ngành hot, ví dụ: “vận chuyển nhà” bạn có thể phải trả 20,000 – 50,000đ cho 1 Click nếu quảng cáo Google. Nhưng bạn có thể chỉ phải trả 100 – 2,000đ cho 1 click khi quảng cáo trên Facebook.

Lý do xảy ra sự chênh lệch giữa chi phí trên Google và Facebook là:

– Quảng cáo Google hiển thị khi ai đó tìm kiếm từ khóa đã được mua từ trước;

– Quảng cáo Facebook lại hiển thị ở những vị trí có sẵn trên Facebook trước tất cả những ai phù hợp với cách nhắm mục tiêu được chọn.

Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học

GoogleFacebook2 ID3348

Quảng cáo trên Facebook có thể giúp bạn hiển thị quảng cáo trên 1 tỷ người dùng Facebook dựa trên tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, sở thích mà bạn chọn 1 cách tương đối chính xác.

Trong khi quảng cáo Google cũng mới cập nhật các tính năng này trên Mạng hiển thị tuy nhiên mới dừng lại ở mức “chưa áp dụng tốt cho Việt Nam”.

Landing page – Trang đích

Landing page là 1 yếu tố quan trọng trong quảng cáo Google AdWords, nó tác động trực tiếp tới điểm chất lượng từ khóa, ảnh hưởng tới chi phí phải trả cao hay thấp… Khi đó để làm tốt quảng cáo Google, bạn cần phải có kiến thức tối ưu trang đích cho tốt. Nếu bạn không có một Website tốt, bạn có thể sử dụng quảng cáo Facebook, bởi trên Facebook trang đích không phải là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá.

Để tìm hiểu những bài viết hữu ích khác về Landing page, bạn vui lòng xem tại đây

GoogleFacebook5 ID3348Quảng cáo đeo bám (Re-marketing)

Gần đây Facebook đã có thể sử dụng quảng cáo “bám đuôi” người dùng khi họ đã thấy quảng cáo từ trước đó, tuy nhiên, điểm trừ cho Facebook khi bên thứ 3 là người cung cấp hình thức đó chứ không phải Facebook.

Còn Google thì ngược lại, họ quá mạnh trong lĩnh vực này, không chỉ còn là việc bạn cho quảng cáo đuổi theo trên các trang trực thuộc mạng hiển thị nữa, nay bạn có thể sử dụng quảng cáo đeo bám cả trên mạng tìm kiếm Google Search.

Dù doanh nghiệp bạn nhỏ hay lớn, bạn cũng nên tìm hiểu về Re-marketing và Re-targeting ngay hôm nay, chắc chắn bạn sẽ thấy thú vị.

Google và Facebook. Cái nào tốt hơn?

Một số điểm so sánh để cho các bạn thấy rằng Google và Facebook có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.

GoogleFacebook3 ID3348

Chúng ta sẽ không thể nói rằng Google hay Facebook cái nào mạnh, cái nào yếu, họ tạo ra các cơ sở hạ tầng, các công cụ sẵn có. Còn việc sử dụng như thế nào là do bạn, công cụ đó có hiệu quả hay không là do bạn, cái nào mạnh – cái nào yếu cũng là do bạn.

Trong kỷ nguyên ngày nay, nếu bạn muốn mở rộng việc bán hàng trên môi trường mạng, bạn nên sử dụng tốt cả 2 công cụ này song song, tuy nhiên cần hiểu rõ và áp dụng đúng để có hiệu quả.

Xem thêm
Google Ads

Google Ads Search: 7 sai lầm nhà quảng cáo hay mắc phải

Google Ads Search (Quảng cáo trên mạng tìm kiếm) hay người ta vẫn gọi là quảng cáo từ khóa tiếp cận khách hàng vào thời điểm họ tìm kiếm từ hoặc cụm có chủ đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Để sử dụng quảng cáo từ khóa hiệu quả, bạn cần phải chú ý để không mắc phải 7 sai lầm mà hầu hết các nhà quảng cáo hay mắc phải này. Cùng Life Media tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé

google-ads

Google ads Sai lầm 1: Lựa chọn từ khóa

Từ khóa là những từ hoặc cụm từ được sử dụng để khớp quảng cáo của bạn với những cụm từ mọi người đang tìm kiếm. Việc chọn từ khóa phù hợp khi nhắm quảng cáo Search bạn cần phân tích từ khóa, xem list thống kê từ khóa của Google Trend.

google trend1

Việc chọn từ khóa chất lượng cao có liên quan cho chiến dịch quảng cáo của bạn có thể giúp bạn tiếp cận những khách hàng mà bạn mong muốn. Sau khi có danh sách những từ khóa chất lượng, bạn sẽ viết nội dung quảng cáo và chia quảng cáo đúng theo cụm từ khóa đã lên.

Khi khách tìm kiếm một cụm từ khớp với từ khóa của bạn. Thì mẫu quảng cáo của bạn sẽ hiện ra, vị trí top của quảng cáo phụ thuộc vào cách bạn target đối tượng (có đúng đối tượng – nhu cầu hay không) – nội dung mẫu quảng cáo – trải nghiệm tại trang đích (tốc độ, nội dung…) hoặc bạn có thể tham gia vào một phiên đấu giá để xác định xem quảng cáo có được hiển thị hay không?

Chi phí mỗi từ khóa sẽ khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng của từ khóa, Ngoài ra, Google còn đánh giá điểm chất lượng của mẫu quảng cáo, điểm số này dựa trên tỷ lệ dự kiến, mức độ liên quan của quảng cáo và trải nghiệm trang đích. Điểm chất lượng cao hơn thường dẫn đến chi phí thấp hơn và vị trí lên top của quảng cáo sẽ cao hơn.

Bạn muốn tránh trường hợp quảng cáo hiển thị không đúng đối tượng bạn có thể dùng “từ khóa phủ định” để đảm bảo chi phí quảng cáo và mục đích chỉ hiển thị cho đối tượng bạn muốn.

3 Lưu ý thêm

Chọn từ khóa một cách cẩn thận: Lựa chọn những cụm từ khóa sát với mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sẽ tìm kiếm. Từ khóa chứa hai hoặc ba từ có xu hướng hoạt động hiệu quả nhất.

Nhóm các từ khóa tương tự: Ngoài những từ khóa chính hãy thêm những cụm từ khóa phụ. Ví dụ doanh nghiệp bạn bán “Chảo chống dính”, từ khóa phụ bạn có thể đặt “Đồ gia dụng” “Dụng cụ nhà bếp”…

Chọn số lượng từ khóa phù hợp: Khoảng 5-20 từ khóa cho mỗi nhóm quảng cáo.

Thêm vào đó, ngoài việc sở hữu một công cụ nghiên cứu từ khoá chất lượng như Ahref, bạn cũng nên sử dụng các công cụ đánh giá và đo lường độ hiệu quả của từ khoá, ở đây tôi đưa ra một ví dụ với công cụ AdsNGON.

Với AdsNGON bạn sẽ đo lường được:

  • Hiển thị báo cáo về các cụm từ tìm kiếm thực tế người dùng tìm kiếm trên Google đã kích hoạt quảng cáo hiển thị thông qua từ khóa trong Tài Khoản Quảng Cáo của bạn
  • Báo cáo số liệu chi tiết về các cụm từ tìm kiếm, ví dụ như CPC, CTR, CPA, vị trí trung bình, chi phí,…

Thông qua những thông số này bạn có thể biết được rằng từ khoá nào đang thực sự sát với nhu cầu khách hàng và mang lại hiệu quả, từ khoá nào đang gây lãng phí ngân sách, từ đó tạo ra các điều chỉnh phù hợp.

google ads2 1

Google ads Sai lầm 2: Không phân tích kỹ từ khóa, chia từ khóa

Nhiều nhà quảng cáo mắc sai lầm khi bỏ qua việc phân tích từ khóa, chia cụm từ khóa việc này rất quan trọng vì phân tích càng kỹ sẽ biết được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, làm thỏa mãn khách hàng thì khả năng chuyển đổi sẽ cao hơn. Bạn cần hiểu tâm lý khách hàng luôn tìm kiếm những gì sát với nhu cầu của họ

Ví dụ: Khách hàng muốn tìm kiếm sản phẩm: “Iphone 7 plus màu đỏ 128GB”. Bạn làm quảng cáo sản phẩm Iphone 7plus nhưng mà không cụ thể màu sắc và dung lượng. Trang trỏ về là Iphone 7plus màu đỏ hoặc Iphone 7 plus 128GB. Cả hai kết quả này đều không phù hợp với nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm, điều này sẽ làm khách hàng không hài lòng.

google ads3

Có thể vì đã không tìm hết nhu cầu của khách hàng nên dẫn đến việc không phân tích kỹ từ khóa. Điều này dẫn đến hậu quả: Không giải quyết được vấn đề của khách hàng. Bởi đôi khi khách hàng không biết đúng bệnh của mình mà chỉ tìm hiểu theo triệu chứng mình gặp phải. Ví dụ từ khóa tìm kiếm: “Đau xương khớp”.

google ads4

Google ads Sai lầm 3: Lựa chọn đối sánh

Có ba loại đối sánh bạn cần lưu ý là: rộng, cụm từ và chính xác. Khi cài đặt phạm vi từ khóa bạn cần xác định kỹ mục này để giới hạn phạm vi, nhưng điều đặc biệt cần quan tâm là phân tích kỹ từ khóa trước khi vào bước này.

Đối sánh rộng

Lấy ví dụ từ khóa: “Học tiếng anh” (một trong ba từ này đã có khả năng kích hoạt quảng cáo), đây là 1 cụm từ khóa rộng bao hàm nhiều thông tin nên khách hàng có thể tìm kiếm “ tiếng anh” hoặc “ Học tiếng anh giao tiếp”. Và một biến thể khác là rộng có sửa đổi: “+học +tiếng +anh” đó là khi bạn cài đặt cụm từ khóa có chứa dấu “+” và phải có cả ba từ trên, ví dụ: “Học giao tiếp bằng tiếng anh” hoặc “ Học tiếng anh tại nhà”.

google ads5

Đối sánh cụm từ

Bạn cài đặt khi khách hàng tìm kiếm bắt buộc phải có cụm từ ấy và có thể có thêm tiền tố và hậu tố nhưng không thể chen giữa. Cùng quay lại với ví dụ: “Học tiếng anh” người dùng tìm kiếm cụm “Học tiếng anh với người nước ngoài” thì quảng cáo của bạn vẫn hiển thị nhưng khi khách hàng tìm kiếm cụm: “Học giao tiếp bằng tiếng anh” thì quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị. Đó là đặc trưng khác biệt của quảng cáo đối sánh cụm từ.

Đối sánh chính xác

Tìm đúng cụm từ mình cài đặt mới xuất hiện. Cài đặt này khá hẹp nghĩa là khi khách hàng tìm đúng cụm từ tìm kiếm bạn cài đặt thì quảng cáo mới xuất hiện. Chắc chắn với cụm từ khách hàng tìm kiếm, với những ngành hẹp như: Dược, Thực phẩm chức năng, Công nghệ.

Chúng tôi khuyên bạn nên nghiên cứu toàn bộ từ khóa để chia nhỏ bộ từ khóa thành nhiều chiến dịch để chạy, thường sẽ để cài đặt “Cụm từ” và “Rộng sửa đổi”. Sau một thời gian chạy, bạn biết được từ khóa khách hàng hay tìm kiếm lúc đấy hãy nghĩ đến việc sửa đổi cài đặt.

Google ads Sai lầm 4: Lựa chọn sai trang đích

Hậu quả của việc không phân tích kỹ từ khóa sẽ dẫn đến trỏ sai trang mà khách hàng yêu cầu tìm kiếm. Ví dụ khách hàng tìm “IPhone màu đỏ 128GB” Nhưng bạn để trỏ về trang list sản phẩm “iphone màu đỏ” có nhiều dung lượng khác nhau hoặc về trang “Iphone 128GB” nhưng có nhiều màu khác nhau. Điều này sẽ khiến khách hàng không hài lòng trong trải nghiệm, cơ hội chuyển đổi giảm thiểu.

google ads6

Google ads Sai lầm 5: Không tối ưu trang đích

Đối với quảng cáo Google để chạy quảng cáo tốt bạn cần có trang web chất lượng. Trang đích cần có nội dung liên quan đến sản phẩm dịch vụ và nguyên bản không sao chép ở những nguồn khác. Đội ngũ của bạn cần dốc tâm sức để sản xuất những nội dung chất lượng

Trang web cần có điều hướng rõ ràng, thời gian tải nhanh, livechat tư vấn hoặc có cửa sổ pop up. Trang web được tối ưu tốt thì điểm chất lượng quảng cáo, trải nghiệm khách hàng tăng cao chắc chắn tỷ lệ chuyển đổi nhiều.

google ads7

Hãy kiểm tra xem trang đích có phù hợp với quảng cáo và từ khóa của bạn không?

Trang web của bạn có thân thiện với thiết bị di động không?

Trang có dễ điều hướng không?

Nội dung bạn cung cấp có hữu ích và độc đáo với khách hàng không?

Tất nhiên việc tối ưu trang đích là tương đối khó khăn do hành vi người dùng chỉ có thể được vẽ ra tương đối chứ không thể nào đạt độ chính xác cao. Vì thế bạn nên sử dụng những nội dung mang tính điều hướng bằng các nút trong trang.

Bạn có thể sử dụng METU để thêm menu thứ 2 cho website. Công cụ này cho phép bạn tuỳ chỉnh và thu gọn những nội dung bạn mong muốn khách hàng truy cập thành những phím tắt vô cùng thuận lợi. Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với thông tin trên trang, từ đó giảm tối đa tỉ lệ thoát trang (Bounce rate).google ads8

Với Smart CTA, bạn hoàn toàn có thể biến các nút của METU thành những lời kêu gọi hành động như: Đăng ký – Dùng thử – Gọi hay Review sản phẩm … Giúp tăng tương tác cũng như tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang, từ đó gia tăng rất đáng kể tỉ lệ chuyển đổi.

Google ads Sai lầm 6: Không đo lường chuyển đổi

Chẳng nhẽ bạn cài đặt quảng cáo xong mà không theo dõi xem hiệu quả của nó như thế nào? Vậy không khác nào bạn ném tiền qua cửa sổ. Bạn cần biết mức độ hiệu quả của các nhấp chuột vào quảng cáo, chi tiết về hiệu suất của quảng cáo, theo dõi chuyểnđổi còn giúp bạn xác định quảng cáo và từ khóa nào thành công cho doanh nghiệp mình.

Google ads Sai lầm 7: Tối ưu vị trí thay vì tối ưu ROI

(ROI: Return On Investment: Tỷ suất hoàn vốn)

Đấu giá càng nhiều thì vị trí lên càng cao không hẳn vậy. Bạn đừng cố gắng bỏ chi phí để quảng cáo của mình lên top 1, ví dụ ở top 1 bạn phải trả 100.000đ mà nếu quảng cáo của bạn đang ở top 3 chỉ mất 10.000đ thì bạn nên bỏ tiền để giữ vừng top 3. Điều bạn nên làm là tìm vị trí mình thích hợp nhất để tối ưu chứ không nhất thiết chạy đua để ở top 1. Thêm nữa đấu giá cao để lên top 1 nhưng chưa chắc chuyển đổi lớn, bạn chỉ cần ở top 2, 3, hoặc 4 nhưng lượng chuyển đổi cao thì bạn đã tối ưu ROI thành công.

google ads9

Bạn cần đi đúng quy trình: Phân tích từ khóa đúng – Viết mẫu quãng cáo đúng – Về trang đích đúng – Đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng – Chuyển đổi tốt (ROI cao). Bạn có thể đi tắt khi đã thuần thục con đường nhưng khi mới bắt đầu đừng chủ quan hay đi tắt.

Xem thêm: 7 lỗi sai cần tránh khi tự chạy Google Ads

Xem thêm
Google Ads

Tổng quan về Google Ads: Hiểu đúng để làm đúng

Tản mạn một chút: khi nghĩ về Google Ads, chắc hẳn ai cũng nghĩ về quảng cáo từ khóa. Ban đầu tôi cũng vậy, và giờ tôi cũng nghĩ vậy. Dựa vào 8 năm kinh nghiệm trong nghề mà nói, quảng cáo Keyword và Shopping vẫn đang là linh hồn của Google Ads. Điều đó có nghĩa là Google Ads, ngoài việc đem doanh số về, vẫn là một kênh để “phủ thị trường” đối với những khách hàng đã định hình rõ trong đầu nhu cầu họ tìm kiếm. Đấy bạn thấy không, mỗi kênh có những điểm mạnh riêng. Và vấn đề của người làm Digital Marketing là phải hiểu rõ từng kênh, hiểu rõ business để đưa ra một cách đánh Digital Marketing cho phù hợp.

Nếu bạn đang tìm hiểu kiến thức cơ bản về quảng cáo Google và băn khoăn “Làm thế nào để chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả”, hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn!

google-ads

Rất nhiều doanh nghiệp, người làm kinh doanh Online đã và đang dành một khoản ngân sách nhất định để triển khai quảng cáo trên Google. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về giải pháp quảng cáo này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Nội dung bài viết không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản về chạy quảng cáo Google Ads mà còn hướng dẫn cách tạo tài khoản, tạo chiến dịch Google Ads hiệu quả,…

Tổng quan về quảng cáo trên Google

Trước khi đi vào tìm hiểu cách tạo tài khoản Google Ads hay cách chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả sẽ có ở phần sau, bạn cần hiểu rõ về công cụ này. Cùng tìm hiểu các kiến thức cơ bản về Google Ads dưới đây.

Quảng cáo Google Ads là gì?

Quảng cáo Google Ads là giải pháp quảng cáo của Google. Với hình thức này, bạn sẽ phải trả phí để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên Google tìm kiếm, Youtube cũng như các trang Web khác. Nói cách khác, mục đích khi chạy quảng cáo Google Ads là để quảng cáo của bạn xuất hiện trong Top tìm kiếm của Google hoặc quảng cáo hiển thị.

chay quang cao google ads 2

Khi chạy quảng cáo Google, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở vị trí Top trong trang kết quả tìm kiếm.

Nhìn chung, chạy quảng cáo trên Google đang là kênh được nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh Online lựa chọn. Cụ thể, khi triển khai chạy quảng cáo Google Ads, bạn sẽ nhận được lợi ích hay gặp phải hạn chế gì? Cùng theo dõi trong nội dung tiếp theo.

Ưu điểm của quảng cáo Google Ads

Dưới đây là các ưu điểm cũng như hiệu quả doanh nghiệp sẽ nhận được khi chạy quảng cáo Google Ads:

  • Quảng cáo Google Ads giúp tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng (quảng cáo được hiển thị đúng theo mục tiêu bạn đặt ra).
  • Dễ dàng kiểm soát ngân sách (đặt giá thầu cho từng chiến dịch, theo dõi được nguồn tiền đã chi).
  • Chi phí trả cho quảng cáo minh bạch, chỉ phải trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo.
  • Đo lường kết quả dễ dàng và nhanh chóng.
  • So với nhiều phương pháp quảng cáo khác, Google Ads đem lại hiệu quả nhanh chóng. Bạn sẽ có mặt trong Top đầu kết quả tìm kiếm trong vòng vài phút sau khi khởi tạo chiến dịch thành công.
  • Chạy quảng cáo Google có thể phục vụ hiệu quả cho việc tiếp thị lại (Remarketing) với người đã truy cập vào Website của bạn trước đó.
chay quang cao google ads 3
Chạy quảng cáo Google có nhiều ưu điểm, thuyết phục doanh nghiệp triển khai.

Hạn chế khi triển khai quảng cáo trên Google

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội trên, chạy quảng cáo trên Google cũng có một số hạn chế cần cân nhắc sau:

  • Chạy quảng cáo Google Ads phức tạp, yêu cầu chuyên môn cao. Việc thiết lập lúc đầu khá dễ dàng. Nhưng về lâu dài, để cạnh tranh và tối ưu hiệu quả quảng cáo đòi hỏi người triển khai phải có kiến thức, phân tích chuyên sâu.
  • Tính cạnh tranh rất cao. Có thể thấy một thực tế là rất nhiều công ty lớn nhỏ hiện nay khi triển khai Marketing Online đều hướng đến hoạt động Google Ads. Bởi vậy, quảng cáo Google Ads có tính cạnh tranh cao ở hầu hết tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
  • Xét về chi phí, nếu triển khai dài hạn, chi phí chạy quảng cáo Google Ads sẽ rất lớn. Bạn sẽ phải liên tục chi tiền quảng cáo để duy trì vị trí của mình trong kết quả tìm kiếm Google.

Cách tạo tài khoản Google Ads

Sau khi tìm hiểu các thông tin tổng quan trên, bạn đã có đang băn khoăn về câu hỏi chạy quảng cáo trên Google cần những gì? Câu trả lời đầu tiên là bạn cần có tài khoản Google Ads.

Để tạo tài khoản Google Ads, bạn cần chuẩn bị 1 Gmail chưa từng đăng ký tài khoản Google Ads và 1 thẻ thanh toán quốc tế – thẻ Mastercard hoặc thẻ Visa. Còn cụ thể cách tạo tài khoản Google Ads như thế nào mời bạn theo dõi hướng dẫn dưới đây.

Đăng ký tài khoản Google Ads

Các bước để đăng ký tài khoản Google Ads như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào https://ads.google.com và nhấp chọn “Đăng ký”. Tại đây, bạn sẽ đăng nhập Gmail bạn muốn tạo tài khoản Google Ads.
  • Bước 2: Google Ads sẽ hiển thị các tùy chọn cho câu hỏi “Mục tiêu quảng cáo chính của bạn là gì?”. Căn cứ vào mục đích của mình bạn có thể Click chọn 1 trong 4 mục tiêu. Tuy nhiên, bạn có thể nhấn “Chuyển sang chế độ chuyên gia” để hoàn thành việc đăng ký tài khoản trước. Sau đó sẽ quay lại thiết lập chiến dịch sau.
chay quang cao google ads 4
Giao diện thiết lập mục tiêu chiến dịch trong Google Ads.
  • Bước 3: Click chọn “Tạo tài khoản mà không cần chiến dịch”.
  • Bước 4: Sau đó, bạn sẽ điền các thông tin về quốc gia thanh toán, múi giờ và tiền tệ.
  • Bước 5: Nhấn nút “Gửi” để hoàn thành việc đăng ký tài khoản.

Thêm phương thức thanh toán

Khi đã đăng ký tài khoản Google Ads, để chạy quảng cáo, bước tiếp theo bạn cần làm là thêm phương thức thanh toán. Lúc này cần chuẩn bị sẵn thẻ ngân hàng có chức năng thanh toán quốc tế. Sau đó làm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Trong tài khoản Google Ads, nhấn vào “Cài đặt” và chọn “Thanh toán”.
  • Bước 2: Chọn quốc gia hoặc vùng lãnh thổ và nhấn “Tiếp tục”.
  • Bước 3: Điền địa chỉ doanh nghiệp. Sau đó nhấn “Tiếp tục”.
  • Bước 4: Lựa chọn thanh toán và nhập thông tin thanh toán thẻ thanh toán mà bạn muốn sử dụng cho tài khoản này.
  • Bước 5: Nhấp chọn “Gửi và kích hoạt”.
chay quang cao google ads 5
Hướng dẫn thêm phương thức thanh toán trong Google Ads.

Cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads

Khi hoàn thành các bước trên và sở hữu một tài khoản Google Ads, bạn đã có thể bắt đầu tạo chiến dịch đầu tiên. Để việc tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads dễ dàng hơn, đừng bỏ qua những hướng dẫn sau đây.

Tạo chiến dịch Google Ads

Các bước cơ bản để tạo chiến dịch Google Ads như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads.
  • Bước 2: Ở trình đơn ở bên trái, Click chọn “Chiến dịch” rồi nhấn “Chiến dịch mới”.
  • Bước 3: Chọn mục tiêu chiến dịch bạn muốn hướng đến. Sau đó nhấn “Tiếp tục”.
  • Bước 4: Chọn loại chiến dịch: Google Ads sẽ đề xuất các loại chiến dịch phù hợp nhất để giúp bạn đạt được mục tiêu đã chọn. Sau khi chọn loại chiến dịch phù hợp bạn có thể nhấn “Tiếp tục”.
  • Bước 5: Bạn sẽ được đưa đến một trang mới để chọn tùy chọn cài đặt cho chiến dịch, thiết lập nhóm quảng cáo và tạo quảng cáo. Nhìn chung với mỗi loại chiến dịch bạn chọn (chiến dịch tìm kiếm, chiến dịch hiển thị, chiến dịch Video,…) sẽ có quy trình thiết lập riêng.
chay quang cao google ads 6
Với mỗi loại chiến dịch bạn chọn sẽ có quy trình thiết lập riêng.

Tạo từ khóa và mẫu quảng cáo

Việc tạo danh sách từ khóa phù hợp có thể giúp quảng cáo của bạn hiển thị với đúng khách hàng tiềm năng, tránh lãng phí ngân sách. Nhìn chung, từ khóa được chọn phải phù hợp đặc điểm, mô tả của sản phẩm/dịch vụ hoặc khớp với những từ khóa mà khách hàng tiềm năng có thể tìm kiếm trên Google.

Tiếp đó, khi thiết lập chiến dịch chạy quảng cáo trên Google, bạn cần chọn loại đối sánh từ khóa. Cụ thể sẽ có 1 trong 4 hình thức đối sánh từ khóa đó là:

  • Đối sánh rộng.
  • Đối sánh rộng có sửa đổi.
  • Đối sánh cụm từ.
  • Đối sánh chính xác.
google-ads
Các loại đối sánh từ khóa Google Ads.

Sau khi phân chia từ khóa vào các nhóm, việc tiếp theo là tạo mẫu quảng cáo. Mẫu quảng cáo gồm 3 phần: tiêu đề (3 tiêu đề), URL hiển thị và văn bản mô tả.

Để mẫu quảng cáo Google Ads hiệu quả, thu hút, bạn có thể thực hiện theo các lưu ý sau:

  • Viết ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu. Đưa ra thông tin có giá trị, điểm mạnh, nổi trội của sản phẩm/dịch vụ, điểm hấp dẫn để thu hút khách hàng.
  • Cụm từ khóa chính cần xuất hiện trong tiêu đề và văn bản mô tả.
  • Không nên lạm dụng sử dụng ký tự đặc biệt trong mẫu quảng cáo.
  • Đưa ra lời kêu gọi hành động CTA trong mẫu quảng cáo.
  • Test các mẫu quảng cáo khác nhau để chọn mẫu tốt nhất.

Một số lưu ý để chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả

Các nội dung phía trên đã chia sẻ đến bạn một số hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads cơ bản. Để việc chạy quảng cáo Google này thực sự hiệu quả, dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm.

Xác định rõ ràng mục đích chạy quảng cáo trên Google

Xác định mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp bạn tạo chiến dịch quảng cáo phù hợp. Từ đó đạt được hiệu quả đúng như mục tiêu đặt ra. Bởi như đã chia sẻ trong nội dung trước, tùy mục đích, bạn có thể chọn loại chiến dịch và Keyword phù hợp.

Chẳng hạn, mục tiêu của bạn là đơn hàng, có doanh thu nên sử dụng Keyword chứa từ “mua”. Trong trường hợp mục đích chạy quảng cáo Google là làm Branding có thể sử dụng chiến dịch quảng cáo Banner.

Tối ưu Website và trang đích (Landing Page)

chay quang cao google ads 8
Tối ưu Website và LadingPage để tăng khả năng chuyển đổi

Trong các hướng dẫn chạy quảng cáo Google hiệu quả, tối ưu Website và trang đích là việc làm bắt buộc. Bạn cần thực hiện việc này trước khi chạy quảng cáo. Bởi sau khi mất nhiều chi phí để thu hút khách hàng Click đến trang đích, khách hàng quyết định mua sản phẩm hay rời đi sẽ phụ thuộc vào chất lượng trang đích này.

Nhìn chung, nếu trang đích tải chậm, nội dung sơ sài hoặc không khớp với Keyword/mẫu quảng cáo,… sẽ đem đến trải nghiệm tệ cho khách hàng. Google vì thế cũng đánh giá quảng cáo không tốt. Điều này vừa ảnh hưởng đến kết quả chạy quảng cáo vừa ảnh hưởng đến hình ảnh Website, thương hiệu.

Tracking đầy đủ trước khi chạy

Một trong những sai lầm khiến quảng cáo không hiệu quả đến từ việc không Tracking đầy đủ trước khi chạy. Việc Tracking này lại quay về lưu ý số 1: xác định được mục đích chạy quảng cáo. Bởi biết mục đích chạy làm gì, bạn mới biết cần Tracking gì. Từ đó, cài đặt theo dõi và đo lường chuyển đổi chi tiết.

Nếu bạn chạy quảng cáo Google Ads để lấy thông tin khách hàng (Lead) thì Conversion Google Ads sẽ là Submit thành công. Còn nếu chạy lấy đơn hàng trực tiếp, Conversion khi đó sẽ là thanh toán thành công.

chay quang cao google ads 9
Tracking đầy đủ trước khi chạy quảng cáo.

Mẫu quảng cáo

Mẫu quảng cáo hấp dẫn là yếu tố quan trọng quyết định thành công của chiến dịch quảng cáo Google Ads. Lưu ý cho bạn khi viết mẫu quảng cáo phải bàn bản, khớp với Keyword/User và trang đích.

google-ads
Mẫu quảng cáo hấp dẫn là yếu tố quan trọng quyết định thành công của chiến dịch quảng cáo Google Ads.

Theo dõi và tối ưu liên tục

Trong quá trình quảng cáo hoạt động, bạn cần theo dõi liên tục, đo lường và đánh giá hiệu quả. Từ đó có những điều chỉnh, tối ưu để quảng cáo mang lại kết quả tốt nhất. Hơn nữa, trong môi trường cạnh tranh, nếu không tối ưu liên tục, đối thủ sẽ nhanh chóng lấn lướt bạn.

optimize ads

Kết luận

Chạy quảng cáo Google Ads nhìn chung không khó. Chỉ cần bạn làm bài bản ngay từ đầu và đưa ra quy trình tối ưu liên tục sẽ đạt được hiệu quả mong muốn. Trên đây là những chia sẻ cơ bản về quảng cáo Google hy vọng giúp bạn có thêm kiến thức để áp dụng chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Google Ads 10 thay đổi trong năm 2023 bạn cần biết

Google Ads 4 hình thức quảng cáo bạn cần nắm rõ

8 Lợi ích của quảng cáo Google khiến bạn muốn sử dụng ngay

 

Xem thêm
Marketing

Marketing 7 loại Digital Platform mà Marketer cần phải biết

Nhắc đến Digital Marketing, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến các loại quảng cáo, từ Facebook Ads cho đến quảng cáo từ khoá của Google hay những công cụ seeding, SEO. Tuy nhiên, đó chỉ là những phần rất nhỏ trong tổng thể ngành Digital Marketing cùng Life Media tìm hiểu ngay sau đây nhé:

digital-marketing

Muốn trở thành một Digital Marketer chính hiệu, bạn cần nắm rõ bản chất và cách vận hành của 7 Platform sau:

1/ Website:

Là cốt lõi của Owned Platform, nền tảng thiết yếu và trọng tâm của Digital. Đây là nơi đón nhận thông tin và tạo ra trải nghiệm người dùng với khả năng tương tác – chuyển đổi (Engage and Convert). Bạn dễ dàng nhận thấy khi click vào một banner, một đường link quảng cáo, tất cả sẽ đều chuyển về Website của thương hiệu.

2/ Social Media:

Ắt hẳn ở đây ai cũng có cho mình một tài khoản Mạng xã hội (ví dụ như Facebook) phải không nào? Social Media là ngôi nhà online của thương hiệu, kết nối với bạn qua MXH bằng những câu chuyện, sẵn sàng chia sẻ niềm vui nỗi buồn với khách hàng. Bằng sự lắng nghe (social listening), thương hiệu có thể cải thiện và tạo ra những trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

social-networks

3/ Digital Media:

Những loại quảng cáo được nêu ở đầu bài, các banner trên một trang web, những video xuất hiện khi xem phim chính là những hình thức của digital media. Đây là trọng tâm của Paid Platform, với vai trò tăng độ nhận biết của thương hiệu đến người dùng trên nền tảng Digital.  Tuy nhiên, muốn Digital media hoạt động hiệu quả, chúng ta phải biết kết hợp tất cả các platform với nhau.

4/ Search:

Đây là nền tảng tìm kiếm với những công cụ rất phổ biến như Google, Bing,… nhiệm vụ của thương hiệu là phải xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm trên những công cụ này.

google trend1

5/ Email Marketing:

Khi bạn thu thập được một số lượng lớn data của khách hàng, Email là platform có thể tiếp cận đến người dùng đúng mục tiêu với chi phí rẻ nhất.

email marketing

6/ Mobile:

Là một platform hiện đại, có thể kể đến từ SMS Marketing, đến trải nghiệm thực tế ảo, QR code GPS Marketing. Với số lượng người sử dụng hàng đầu, đây sẽ là platform cực kỳ tiềm năng ở tương lai.

7/ Game:

Được chia thành 2 loại, In Game Ads và Gamification. Gamification (Game hoá) là cách thương hiệu biến trải nghiệm người dùng thành trò chơi, giúp khách trở nên thích thú và tăng khả năng chuyển đổi.

Xem thêm:

Top 3 xu hướng truyền thông Marketing hiệu quả siêu hot 2023

Tầm quan trọng của Digital Marketing trong thời đại số

Google Ads 4 hình thức quảng cáo bạn cần nắm rõ

Xem thêm
Facebook Ads

Facebook Ads Tổng Quan Quảng Cáo Facebook 2023

Bất kể đang kinh doanh hay bán hàng, để tiếp cận khách hàng tiềm năng, bạn sẽ nghĩ đến Facebook Ads. Nhưng Facebook Ads hay Quảng cáo Facebook là gì? Làm thế nào để có một chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả, chất lượng cao? Nên chạy trên cột phải, carousel hay lead generation thì hiệu quả tốt nhất? 

Cùng Life Media tìm hiểu thêm Facebook ads qua bài viết này nhé:

Nếu doanh nghiệp kinh doanh online đang chạy quảng cáo facebook sponsored (đuợc tài trợ) để target phân khúc khách hàng mục tiêu ở mảng digital marketing & tăng đơn hàng, Quảng Cáo Siêu Tốc sẽ giúp bạn tận dụng công cụ này theo cách hiệu quả nhất.

Facebook Ads là gì?

Facebook Ads (Facebook Advertising) là dịch vụ quảng cáo chuyên nghiệp trên mạng xã hội Facebook. Bạn trả phí để hiển thị quảng cáo sản phẩm, ưu đãi hoặc khuyến mãi tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu trên nền tảng Facebook và trang liên kết Facebook, ảnh hưởng tích cực đến kết quả, doanh thu bán hàng.

Tất cả doanh nghiệp đều có thể kiếm tiền, đơn hàng từ quảng cáo trên Facebook, bất kể sản phẩm bạn kinh doanh online, bán lẻ…Miễn biết cách tạo một chiến dịch Facebook Marketing và nội dung quảng cáo hiệu quả, không vi phạm chính sách.

facebook-ads

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHẠY QUẢNG CÁO FACEBOOK XÉT DUYỆT

Điều kiện cần để bạn chạy ads facebook chính là:

  1. Fanpage: Facebook không cho bạn quảng cáob bằng tài khoản Facebook cá nhân. Vì thế, nếu muốn chạy ads bạn phải chuẩn bị cho mình một Fanpage.
  2. Tài khoản quảng cáo: Tạo tài khoản QC: Bạn phải có một trong hai: tài khoản cá nhân hoặc loại tài khoản cho DN đều được.
  3. Thẻ thanh toán quốc tế: thẻ visa & thẻ master card, bạn có thể ra trực tiếp ngân hàng và yêu cầu họ hỗ trợ phát hàng thẻ cho bạn.

Khi đảm bảo đủ 3 điều kiện cần và đủ như trên thì bạn có thể tự tạo cho mình một chiến dịch Facebook Ads hoàn hảo, nhanh chóng thu trăm đơn hàng mỗi ngày rồi đấy.

HƯỚNG DẪN NHẬN BIẾT FACEBOOK ADS

Bạn đã hiểu về Facebook Ads, tiếp theo hãy xem nó hiển thị thế nào.

Facebook thu thập được rất nhiều dữ liệu từ người dùng (thông tin về độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi). Nói khác hơn, Facebook hiểu rõ ai là đối tượng bán hàng phù hợp, họ có thể “phân phát” target ads đúng người quan tâm đến sự kiện, sản phẩm, nâng cao khả năng mua hàng.

Ví dụ:

Tôi vừa truy cập trang Fanpage, dữ liệu sẽ được ghi nhận và thuật toán nhanh chóng hiển thị những nội dung quảng cáo Facebook trên Newfeed.

Làm sao nhận biết đâu là quảng cáo, hay chỉ là một bài đăng từ Fanpage?  Đây là vài đặc điểm mà bài quảng cáo Facebook nào cũng có, không thể nhầm lẫn với bài post bình thường.

  • • Bài được đăng từ những Fanpage mà bạn chưa từng bấm like.
  • • Chữ “Sponsored” bên dưới tên Fanpage.
  • • Nút “Like Page” trên góc phải & nút CTA – Signup (Nếu dùng dạng quảng cáo tăng like trang).
  • • Bài đăng bán hàng sẽ hiện ở cột phải hoặc News feed.
  • • Khi sử dụng FB Ads, cũng có thể liên kết tài khoản quảng cáo và Instagram.
quảng cáo facebook ads
Mẫu quảng cáo có dòng chữ “được tài trợ”

CÁC LOẠI HÌNH FACEBOOK ADS

Nếu mới tìm hiểu chạy ads fb, bạn sẽ muốn tìm hiểu về định dạng quảng cáo hiệu quả. Chúng sẽ phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, và loại quảng cáo Fb Ads được triển khai.

1. Quảng cáo theo mục tiêu

Mục tiêu có thể ảnh hưởng đến vị trí hiển thị quảng cáo Facebook, ví dụ cột phải Facebook, Newfeed, Instagram, Messenger…Có 3 mục tiêu bán hàng chính khi quảng cáo Facebook Ads.

• Nhận thức: Nhắm mục tiêu đỉnh phễu sale. Quảng cáo hỗ trợ xây dựng nhận thức thương hiệu trên Facebook, thu hút sự quan tâm đến hàng hóa/ dịch vụ.

  1. Nhận thức về thương hiệu: Quảng cáo tiếp cận người có xác suất nhớ đến nhiều nhất.
  2. Số người tiếp cận: Quảng cáo đến nhiều người dùng Facebook nhất (Tùy ngân sách).
  • • Cân nhắc: Quảng cáo làm khách hàng nghĩ về doanh nghiệp, sản phẩm/ dịch vụ và bắt đầu tìm kiếm thêm thông tin về nó, mục tiêu quảng cáo nhằm tăng:
  1. Lưu lượng truy cập:  điều hướng lượng khách hàng mục tiêu về trang web hoặc landing page.
  2. Tương tác (Engagement): Tăng lượt tương tác với bài đăng trên Fanpage doanh nghiệp (Click, like, share, comment).
  3. Cài đặt ứng dụng (App Installs): Hiển thị Facebook Ads tiếp cận người có khả năng tải nhiều nhất.
  4. Lượt xem video: Tăng số lượt view video.
  5. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Đánh vào thị trường khách hàng doanh nghiệp bằng hình thức quảng cáo Facebook cho phép họ điền thông tin vào nền tảng Facebook.
  6. Tin nhắn (Messenger): Tiếp thị trên Messenger khách hàng.
  •  Chuyển đổi (Conversion): Khuyến khích mọi người thực hiện hành động cụ thể trên mạng xã hội Facebook, như mua hàng,  thanh toán, liên hệ dịch vụ. Mục tiêu quảng cáo gồm:
  1. Chuyển đổi: Thúc đẩy hành động trên trang web hoặc trong messenger.
  2. Doanh số theo danh mục: Quảng cáo cho đối tượng quan tâm mặt hàng trong danh mục, thúc đẩy doanh số bán hàng.
  3. Lượt truy cập cửa hàng (Store Visits): Chạy quảng cáo Facebook nhắm đến những người ở gần cửa hàng kinh doanh, có khả năng ghé thăm cao nhất.

2 1

2. Quảng cáo Facebook theo thể loại

  •  Quảng cáo hình ảnh

Sử dụng hình ảnh sản phẩm/ thương hiệu để chạy quảng cáo. Facebook hỗ trợ hầu hết định dạng hình ảnh bao gồm:

+ JPEG, WBMP, WEBP, XBM, GIF, HEIC, BMP, DIB.

+ JPG, PNG, PSD, TIF, TIFF, HEIF, IFF, JFIF, JP2, JPE.

Lưu ý: Nên lấy ảnh tỷ lệ 1.91: 1 đến 4:5. Tỷ lệ văn bản trên ảnh phải dưới 20%, kích thước ảnh chuẩn, đồng thời định dạng ảnh lưu file jpg hoặc png.

định dạng ảnh facebook

• Quảng cáo bài viết

Dạng bài viết kèm hình ảnh quảng cáo trên newsfeed Facebook. Chi phí tính theo tương tác hay tiếp cận tùy chọn. Tương tác sẽ tính trên click, like, comment, share. Tiếp cận tính trên mỗi lượt nhìn thấy quảng cáo.

  • • Quảng cáo trình chiếu

Kết hợp đồng thời cả hình ảnh, video, văn bản và âm thanh. Bạn có thể sử dụng tối đa 10 ảnh và 1 video trình chiếu.

  • • Quảng cáo băng chuyền Carousel

Carousel hiển thị đến 10 hình ảnh/ video trong mỗi content quảng cáo. Mỗi ảnh có thể gắn kèm 1 link riêng (Trỏ về trang web hoặc Fanpage Facebook).

  • • Quảng cáo trải nghiệm tức thì

Dạng quảng cáo di động. Khách hàng mục tiêu nhấp vào sẽ mở ra landing page được thiết kế riêng, làm nổi bật sản phẩm/ dịch vụ.

  • • Quảng cáo bộ sưu tập

Bộ sưu tập chạy quảng cáo trên Facebook sẽ gồm nhiều sản phẩm, hoặc nhiều khía cạnh một sản phẩm, giúp khách hàng khám phá một cách trực quan hơn từ điện thoại.

  • • Quảng cáo Video

Quảng cáo dạng video có nội dung, ý nghĩa và truyền tải rõ ràng thông điệp.

Nội dung chính sẽ là video, có thể kèm theo văn bản. Chi phí quảng cáo sẽ được tính theo lượt xem video, sau mỗi 3 giây video. Dạng này thể hiện nội dung cực kỳ tốt.

quang cao video
quảng cáo video

Facebook Ads  Manager hoạt động như thế nào?

Dựa trên vị trí, độ tuổi, đặc điểm nhân khẩu, sở thích (Do bạn setup), thuật toán quảng cáo Facebook sẽ tự động lọc ra những khách hàng mục tiêu phù hợp.

Trong quá trình cài đặt quảng cáo, bạn sẽ chọn đối tượng, đặt ngân sách, giá thầu cho mỗi lần khách hàng nhấp (CPC) hoặc CPM.

Để quảng cáo Facebook hiệu quả, cần target chính xác thị trường khách hàng mục tiêu cần bán hàng. Sau đây là tiêu chí targeting options cơ bản nhưng hiệu quả:

  • • Vị trí, khu vực (Location).
  • • Tuổi (Age).
  • • Gender (Giới tính).
  • • Interests (Sở thích).
  • • Hành vi: Target theo hành vi đặc trưng.

Nhiệm vụ Facebook là sử dụng những thông tin trên để quảng cáo đúng khách hàng tiềm năng.

facebook ad hoat dong nhu the nao

VỊ TRÍ HIỂN THỊ QUẢNG CÁO FACEBOOK

Khi dùng sponsored trong kinh doanh, bạn cần nắm rõ chúng sẽ xuất hiện sẽ hiển thị ở vị trí nào.

Quảng Cáo FB sẽ xuất hiện ở một trong những vị trí:

  • New Feeds.
  • Cột phải.
  • Một số trang web liên kết với Facebook.
chay ads la gi
Mẫu QC trên newsfeed và cột bên phải Trên di động cũng tương tự, nhưng sẽ tùy biến lại cho phù hợp với phiên bản di động.

quang-cao-facebook

THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG KHI CHẠY QUẢNG CÁO

Voi trong Ads là gì?

Voi trong Ads (invoice) là dạng tài khoản quảng cáo thường được cấp cho Acency chuyên nghiệp, đối tác Facebook hoặc doanh nghiệp, nhà bán hàng lớn. Không bị giới hạn chi tiêu hàng ngày, có quyền tiêu liên tục đến hết hạn mức tín dụng.

“Vít” hoặc Scale quảng cáo Facebook là gì?

Dùng để chỉ những content tốt nhất, có thể tăng ngân sách, đổ nhiều tiền vào để mở rộng quy mô chiến dịch hoặc chạy sang tệp khách hàng mới.

BM (Business manager Facebook Ads)

Hơi khác trình quản lý quảng cáo Facebook cá nhân, BM là tài khoản quảng cáo doanh nghiệp trên Facebook, mỗi tài khoản Facebook Bussiness được tạo nhiều tài khoản con.

Lên Camp trong quảng cáo Facebook

Viết tắt Campaign, là thao tác bắt đầu setup. Mỗi Campaign sẽ có nhiều Ad set khác nhau.

Budget – Ngân sách chạy quảng cáo Facebook là gì? 

Budget là chi phí quảng cáo bạn muốn tiêu cho toàn bộ chiến dịch marketing Digital hoặc một nhóm quảng cáo.

LỢI ÍCH KHI CHẠY FACEBOOK ADS 

Quảng cáo Facebook ads hiệu quả, thiết lập đơn giản

Thiết lập chiến dịch không tốn nhiều thời gian, nhưng mang lại đơn hàng, hiệu quả bán hàng đáng mong đợi. Quảng cáo kỹ thuật số (Social network advertising) như quảng cáo Google Adwords, FB ad thường có ROI cao, nếu chiến dịch marketing và sản phẩm phù hợp. Do đó, từ cửa hàng nhỏ đến doanh nghiệp lớn có kinh nghiệm đều chạy quảng cáo trên Facebook.

Chỉ cần đăng nhập Facebook, lập tài khoản Business Facebook (tài khoản quảng cáo), thêm phương thức thanh toán và lên chiến dịch trong vòng vài phút. Bạn có thể thử nghiệm chiến dịch bán hàng để xác định đâu là phương pháp ít tốn kém nhất.

Chiến dịch quảng cáo Facebook hỗ trợ tính năng

FB Ads có rất nhiều tính năng hữu ích, hỗ trợ hiệu quả hơn. Cụ thể, quảng cáo FB giúp bạn tùy chỉnh video, ảnh, nội dung, sự kiện…

Một số tính năng cơ bản:

  • • Tạo bài post sản phẩm & hình ảnh thu hút.
  • • Tạo video sản phẩm kinh doanh.
  • • Tạo Canvas để show chi tiết về tính năng/ lợi ích sản phẩm.
  • • Thiết lập ngân sách chiến dịch tự động. Bạn có thể lựa chọn ngân sách mỗi ngày hoặc ngân sách trọn đời.

Tất nhiên, chạy Ads Facebook vẫn còn rất nhiều tùy chỉnh khác cho chiến dịch, làm Facebook trở thành mạng quảng cáo khác biệt nhất.

Facebook cập nhật thường xuyên

Chỉ trong thời gian ngắn, rất nhiều định dạng quảng cáo Facebook mới đã được phát triển, kết quả tác động trải nghiệm người dùng và doanh số bán hàng, ví dụ carousel hay quảng cáo động (dynamic).

Ngay cả khi đã từng học quảng cáo Facebook, nhưng nếu không thường xuyên cập nhật kiến thức mới, bạn sẽ sớm lạc hậu khi bước vào kinh doanh trên mạng xã hội.

mau quang cao messenger facebook
mẫu quảng cáo messenger facebook

Quảng cáo trên Facebook chi phí thấp

Về chi phí, bạn có thể kéo traffic về website chỉ với 1000VNĐ/ lượt nhấp. Vì thế, không cần lo lắng nhiều về việc không có ngân sách lớn khi bắt đầu chạy quảng cáo trên Facebook.

Thanh toán theo CPC đồng nghĩa khách hàng click vào QC bạn mới trả tiền.

Target đúng đối tượng khách hàng tiềm năng

Sở hữu nguồn khách hàng rất lớn, quảng cáo Facebook có cách lựa chọn target khách hàng hữu hiệu (bằng từ khóa sở thích, độ tuổi, giới tính…).

Dựa trên nghiên cứu insight, hành vi người dùng trên website hoặc fanpage, bạn có thể phác họa chi tiết đối tượng cần nhắm tới để đạt tỉ lệ bán hàng (ROI) cao để chạy Facebook Ads hiệu quả (khách hàng likes, bình luận nội dung nào)

Tính năng target (nhắm mục tiêu khách hàng) tích hợp đã chứng minh đây là kênh truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách hàng.

tong hop cac mau landing page dep va chuan ban hang p289 1200x900 1

HƯỚNG DẪN CHẠY QUẢNG CÁO FACEBOOK TỪ A-Z 

Facebook đang cung cấp nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, mỗi hình thức cũng sẽ có quy trình setup khác nhau.

Ở bài viết này tôi sẽ không hướng dẫn setup trực tiếp, bạn có thể tham khảo kiến thức hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook từ A-Z ở mỗi hình thức ngay bên dưới.

Ví dụ: Bạn hướng đến lượng inbox trực tiếp fanpage, hay xem hướng dẫn chạy messenger. Bạn muốn tối ưu quảng cáo, hãy xem hướng dẫn chạy quảng cáo video Facebook.

chay facebook ads

KỸ THUẬT TARGET TRÊN FACEBOOK

Bạn sẽ quan tâm đến phần này nhất. Về kỹ thuật nhắm đối tượng mục tiêu, có thể target theo 3 loại nhóm đối tượng sau.

1. Core Audience

Với cách này, có thể nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên:

Vị trí: Theo tỉnh thành, hay khoanh vùng bán kính vị trí kinh doanh.

Ví dụ:

  • • Bán hàng ở khu vực Đà Nẵng, Hà Nội hay Hồ Chí Minh.
  • Nhân khẩu học: Nghiên cứu độ tuổi, nghề nghiệp, giáo dục, hôn nhân…để hiển thị đúng đối tượng bán hàng.

Ví dụ:

Bạn chọn: Tuổi 20 – 30, Nam, Độc thân, Tốt nghiệp Đại Học . . .

Sở thích: Họ có những insights, sở thích nào.

Ví dụ:

  • • Doanh nghiệp kinh doanh spa, thẩm mỹ viện thì target sở thích spa.
  • • Kinh doanh giày đá bóng, thì target đá bóng.

Hành vi: Tức là những thói quen người dùng, chúng ta cũng sẽ dựa vào đó để target.

Ví dụ:

  • • Bạn bán ốp lưng iphone, thì target quảng cáo cho người truy cập FB bằng Iphone.
  • • Hay bán quần cao, thì target quảng cáo vào người có hành vi mua sắm nhiều.

2. Custom Audience

Custom Audiece chính là target theo nhóm đối tượng tùy chỉnh. Kỹ thuật này khác so với Core Audiece ở chỗ chúng ta sẽ không target theo sở thích hay hành vi nữa

Trong quá trình chạy quảng cáo facebook, bạn sẽ có những tệp khách hàng tiềm năng từ:

  • • Những người đã truy cập website.
  • • Những người đã tương tác với fanpage, trên bài viết.
  • • Những người xem video.
  • • Những người dùng đã gửi tin nhắn trên page.

Sau khi tạo những tệp này, bạn có thể tạo chiến dịch quảng cáo target đến các đối tượng này. Cách này gọi là chạy quảng cáo remarketing Facebook

3. LookaLike Audience

Có nghĩa là từ những tệp custom Audiece ở trên, bạn sẽ tạo ra những tệp đối tượng người dùng tương tự tệp custom Audiece này

Tương tự ở đây bao gồm tương tự về sở thích, ngôn ngữ, hành vi, nhóm tuổi . . . Và điểm đặc biệt là tệp lookalike sẽ không trùng đối tượng với tệp custom audience, thêm nữa, nếu có nhiều tệp lookalike thì chúng cũng không bị trùng nhau.

Điều này hạn chế tối đa được việc trùng lặp đối tượng, đảm bảo hiệu quả quảng cáo được tối ưu nhất.

Những người có kiến thức chạy quảng cáo ở thời điểm hiện tại, họ đều sử dụng cả core audience, custom audience và cả lookalike aucidence trong tất cả chiến dịch quảng cáo.

facebook audience
Tệp đối tượng tùy chỉnh và tương tự nâng hiệu quả

CÔNG THỨC CHẠY QUẢNG CÁO FACEBOOK RA ĐƠN HÀNG LÀ GÌ?

Để nâng cao hiệu quả bán hàng khi chạy quảng cáo trên Facebook, có một số kinh nghiệm dành cho người mới, để tránh tình trạng quảng cáo Facebook chạy nhưng không có nhiều đơn, tài khoản quảng cáo bị gắn cờ hoặc khóa.

Yếu tố quyết định thành công

  • Thiết kế landing Page, dẫn khách hàng về để tối ưu hóa chuyển đổi mua hàng trên website.
  • Sử dụng trải nghiệm tức thì, thay đổi vị trí và CTA hợp lý, nhằm tối ưu chuyển đổi.
  • Kết hợp các kênh Digital Marketing như chạy quảng cáo Google….
  • Tạo phễu chuyển đổi theo từng giai đoạn mua hàng.
  • Lên nhiều nhóm quảng cáo cùng lúc, liên tục kiểm tra hiệu suất, điều chỉnh, chỉ giữ lại những nhóm hiệu quả nhất.
  • Viết nội dung quảng cáo:
  1. Càng thu hút, càng nhiều tương tác, giá thầu sẽ giảm, chuyển đổi cao.
  2. Kích thước ảnh đúng tiêu chuẩn. Nội dung hình ảnh minh họa đúng nguyên tắc.
  3. Hãy cẩn thận từ ngữ khi viết quảng cáo, những từ bị cấm thường liên quan đến tên thuốc, cho vay, cảm xúc tinh thần, vi phạm bản quyền thương hiệu, so sánh địa vị…
  4. Văn bản trong ảnh quảng cáo không vượt quá 20% nếu bạn không muốn nhận thông báo “Quảng cáo có thể không được phê duyệt do ảnh chứa quá nhiều văn bản”.
  • Target:
  1. Nghiên cứu phân khúc thị trường càng chính xác sẽ chạy quảng cáo Facebook hiệu quả.
  2. Ngược lại, target không đúng dẫn đến tình trạng ngân sách quảng cáo bị lãng phí.
  3. Tốt nhất bạn nên nghiên cứu chân dung khách hàng tiềm năng bằng công cụ phân tích Audience Insights.

Những sản phẩm, dịch vụ không được chạy quảng cáo trên Facebook

Không phải tất cả nhóm sản phẩm đều được hỗ trợ quảng cáo trên Facebook. Nghĩa là nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ Facebook không hỗ trợ. Bao gồm:

  • • Tài chính, vay nợ.
  • • Thuốc, thực phẩm chức năng.
  • • Cá độ, cờ bạc, rượu.
  • • Sản phẩm dính đến thương hiệu lớn.
  • • Tăng cân, giảm cân.
  • • Phẫu thuật thẩm mỹ.

KẾT LUẬN

Bạn đã hiểu chạy quảng cáo Facebook là gì, Việc bây giờ là bạn sẽ học chạy fb ads lấy kinh nghiệm, học thêm kiến thức chuyên sâu khác, ví dụ cách tối ưu hóa quảng cáo Facebook hiệu quả, quy trình split test…Chúc bạn thành công với chiến dịch quảng cáo trên Facebook.

Xem thêm:

Google Ads Và Facebook Ads 10 xu hướng mà bạn không nên bỏ qua

Facebook CPC: 7 mẹo giúp giảm chi phí quảng cáo Facebook

Xem thêm
Facebook Ads, Google Ads

Google Ads Và Facebook Ads 10 xu hướng mà bạn không nên bỏ qua

GoogleFacebook liên tục bổ sung và nâng cấp bộ sản phẩm đồ sộ của mình, điều này khiến nhà quảng cáo khó có thể theo kịp. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã tổng hợp mười xu hướng Google Ads và Facebook Ads để giúp bạn lên kế hoạch cho các chiến dịch tiếp thị phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Xu hướng #1: Đặt giá thầu tự động

Xu hướng Google Ads đầu tiên là Đặt giá thầu tự động. Trong những năm gần đây, Google đã đầu tư rất nhiều vào trí tuệ nhân tạo (AI) và Đặt giá thầu thông minh là một trong nhiều kết quả của khoản đầu tư đó. Google định nghĩa:

Đặt giá thầu thông minh là tập hợp con của chiến lược giá thầu tự động sử dụng học máy để tối ưu hóa chuyển đổi hoặc giá trị chuyển đổi trong mỗi phiên đấu giá – một tính năng được gọi là đặt giá thầu thời gian đấu giá.

Nói một cách đơn giản, nó đưa ra phỏng đoán khi đấu thầu quảng cáo Google. Hệ thống Google AI sử dụng học máy để tự động tối ưu hóa cho các chuyển đổi trong mỗi phiên đấu giá. Bạn cho Google biết mục tiêu quảng cáo của bạn là gì và Đặt giá thầu thông minh chỉ ra cách hoàn thành mục tiêu trong ngân sách của bạn.

Đặt giá thầu thông minh hoạt động cho một số mục tiêu của PPC, bao gồm:

  • Tỷ lệ hiển thị mục tiêu: Chế độ hiển thị
  • Tối đa hóa số lần nhấp: Lưu lượng truy cập
  • CPA mục tiêu: Lượt chuyển đổi
  • ROAS mục tiêu: Doanh thu

Đặt giá thầu thông minh cho phép bạn sử dụng nhiều dấu hiệu khác nhau để tối ưu hóa giá thầu, đây chỉ là một vài trong số các dấu hiệu bạn có thể chọn:

  • Mục đích vị trí: Nơi người dùng dự định đi so với địa điểm thực tế của họ. Ví dụ, người nghiên cứu về du lịch
  • Ngày trong tuần và thời gian trong ngày: Các doanh nghiệp địa phương có thể nhắm mục tiêu khách hàng trong những thời điểm nhất định với thông tin hoặc ưu đãi có liên quan.
  • Danh sách tiếp thị lại: Quảng cáo có thể được tối ưu hóa dựa trên thời điểm người dùng tương tác lần cuối với sản phẩm.
  • Đặc điểm quảng cáo: Nếu bạn có nhiều phiên bản quảng cáo, Google có thể đặt giá thầu cho các phiên bản có nhiều khả năng chuyển đổi nhất.
  • Ngôn ngữ giao diện: Giá thầu có thể được điều chỉnh theo ngôn ngữ mà người dùng đang tìm kiếm.

google facebook ads

Máy học cho phép Đặt giá thầu thông minh để quản lý nhiều dấu hiệu cùng một lúc và điều chỉnh giá thầu cho từng bối cảnh của người dùng. Vì vậy, nếu người dùng có nhiều khả năng nhấp vào quảng cáo của bạn trong khi họ đang ở trên xe buýt trên đường đi làm về, Google có thể tăng giá thầu của bạn cho quảng cáo di động trong khoảng từ 5 đến 6 giờ chiều vào các ngày trong tuần.

Đặt giá thầu thông minh là một lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp mới bắt đầu với Quảng cáo Google hoặc cho những người không có thời gian dành cho việc quản lý chiến dịch. Nhược điểm chính của việc sử dụng nó là không kiểm soát các trang web bên thứ ba mà quảng cáo của bạn hiển thị trên đó – bạn phải chọn tất cả chúng hoặc không.

Xu hướng #2: Quảng cáo Khám phá (Discovery Ads)

Google đã cá nhân hóa nguồn cấp tin tức di động vào cuối năm 2018. Mục tiêu của nguồn cấp dữ liệu là hiển thị nội dung có liên quan đến người dùng ngay cả khi họ không tìm kiếm:

gfb2

Nội dung Khám phá được sắp xếp dưới dạng thẻ theo các chủ đề để khám phá và tùy thuộc vào sở thích của người dùng, bao gồm các loại khác nhau như video, công thức nấu ăn, tin tức và bài đăng trên blog.

Google Discover có sẵn thông qua ứng dụng Google dành cho thiết bị di động và bằng cách truy cập Google.com trên trình duyệt di động. Người dùng có thể kiểm soát những gì hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu, điều này giúp tối ưu trải nghiệm cá nhân hóa hơn.

Đầu năm nay, Google đã giới thiệu Discovery Ads là quảng cáo xuất hiện nhiều trong nguồn cấp dữ liệu của Google.

Tương tự như Quảng cáo hiển thị hoặc quảng cáo YouTube, Quảng cáo Discovery phải hấp dẫn trực quan và thân thiện với thiết bị di động. Xu hướng Google Ads 2020 sử dụng công nghệ máy học để tối ưu hóa vị trí quảng cáo dựa trên lịch sử tìm kiếm của người dùng, các yếu tố đó đã cung cấp cho khách hàng tiềm năng quan tâm:

gfb3

Với Quảng cáo Khám phá, bạn có thể hiển thị nhiều hơn một hình ảnh, tương tự như Quảng cáo băng chuyền (Carousel Ads) của Facebook:

gfb4

Quảng cáo Khám phá mới của Google cho phép các Marketers tiếp cận khách hàng tiềm năng không chỉ trong nguồn cấp dữ liệu Khám phá mà còn trong nguồn cấp dữ liệu của YouTube và Gmail.

Xu hướng #3: Quảng cáo Bộ sưu tập (Gallery Ads)

Vào mùa hè năm 2019, Google đã ra mắt phiên bản beta của Quảng cáo Bộ sưu tập. Tương tự như Quảng cáo băng chuyền của Facebook, chúng có các hình ảnh mà người dùng di động có thể cuộn qua để có thêm thông tin trực quan về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.

Quảng cáo Bộ sưu tập – Xu hướng Google Ads 2020 sẽ xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động và có 4 – 8 hình ảnh. Mỗi hình ảnh sẽ có văn bản riêng, cùng với tiêu đề và URL tĩnh và nhà quảng cáo sẽ phải trả tiền khi người dùng nhấp hoặc vuốt hình ảnh.

gfb5

Quảng cáo Bộ sưu tập có thể không có nhiều ứng dụng cho B2B, nhưng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chắc chắn nên tận dụng lợi thế của chúng khi chúng được phát hành rộng rãi.

Khi Google không còn quá chú trọng đến các quảng cáo tìm kiếm chỉ có văn bản đơn thuần mà chạy theo xu hướng Google Ads 2020, các nhà quảng cáo sẽ có nhiều cơ hội hơn để đưa các sản phẩm và dịch vụ của họ theo cách có ý nghĩa nhất đến với khách hàng của họ.

Xu hướng #4: Đối tượng mở rộng

Cung cấp cho doanh nghiệp nhiều cách hơn để nhắm mục tiêu đúng khách hàng là một xu hướng Google Ads 2020, bởi vì nó mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người dùng.

Vào tháng 10 năm 2019, Google đã công bố hai loại đối tượng mở rộng:

  • Đối tượng quan hệ: Những đối tượng này được xây dựng xung quanh sở thích và được xác định dựa trên hành vi duyệt web. Một số ví dụ về đối tượng có liên quan là các nhà làm đẹp, người mua sắm tại cửa hàng tiện lợi và dịch vụ điện toán đám mây. Theo Google, Volkswagen đã sử dụng đối tượng có mối quan hệ thân thiết để đạt được tỷ lệ chuyển đổi tăng 250%.

gfb6

  • Khán giả trên thị trường: Những khán giả này đang nghiên cứu hoặc so sánh các sản phẩm và dịch vụ. Google gần đây đã tung ra các sự kiện theo mùa cho những đối tượng này để các nhà quảng cáo có thể tiếp cận người tiêu dùng trên tìm kiếm và YouTube với các ưu đãi kịp thời.

Theo Google, Toyota đã chứng kiến ​​tỷ lệ chuyển đổi tăng 67% và giảm 34% chi phí cho mỗi chuyển đổi khi họ sử dụng chiến dịch Black Friday và Giáng Sinh để tập trung vào những người mua sắm tích cực tìm kiếm xe. Với hơn 700 đối tượng trên thị trường được xác định, nhiều công ty sẽ có cơ hội tương tác với những khách hàng đã sẵn sàng để mua hàng.

Tìm những đối tượng mới này trong Giao diện người dùng Quảng cáo:

gfb7

Bạn có thể xếp các đối tượng này lên trên các tham số khác của bạn khi thiết lập chiến dịch mới.

Xu hướng #5: Chiến dịch Quảng cáo kết hợp với Google Lens

Google Lens là một công cụ tìm kiếm trực quan của Google, nó được tích hợp với Google Photos và trên một số điện thoại Android có Google Assistant và ứng dụng Google. Dưới đây là những gì bạn có thể làm khi chụp ảnh các mục sau:

  • Trang phục và hàng gia dụng: tìm sản phẩm tương tự và nơi để mua chúng.
  • Mã vạch: sử dụng mã vạch để tìm thông tin về sản phẩm, như mua ở đâu.
  • Danh thiếp: lưu số điện thoại hoặc địa chỉ cho một số liên lạc.
  • Sách: có được một bản tóm tắt và đọc các nhận xét.
  • Tờ rơi sự kiện hoặc bảng quảng cáo: thêm sự kiện vào lịch của bạn.
  • Thực vật hoặc động vật: tìm hiểu về các loài và giống.

Dưới đây là 2 trong số Case Study về ứng dụng Google Lens

Case Study #1: Google Lens và Stranger Things

Để quảng bá cho phần ba của Stranger Things, Netflix đã hợp tác với Google Lens để cung cấp trải nghiệm thực tế ảo (AR) độc đáo.

Trong một ngày, những người đã mua báo in của Thời báo New York có thể sử dụng Google Lens để chụp ảnh quảng cáo Netflix cho Starcourt Mall (một trung tâm hư cấu trong chương trình) và đưa chúng vào cuộc sống:

gfb8

Trải nghiệm AR bao gồm quảng cáo cho phần mới cũng như một lời giới thiệu từ Upside Down. Đó là một chương trình khuyến mãi thực sự thú vị của công ty thay vì sử dụng quảng cáo truyền thống.

Case Study #2: Google Lens với “Pokémon Sword and Shield”

Để thúc đẩy phát hành trò chơi Pokémon Sword and Shield tại Nhật Bản, Công ty Pokémon đã hợp tác với Google Lens để tung ra trải nghiệm thực tế ảo của những Pokemon trên hộp trò chơi.

Sử dụng Google Lens, người dùng có thể làm cho những Pokemon trở nên sống động:

gfb9

Chương trình khuyến mãi tạo ra rất nhiều hứng thú cho trò chơi (chưa kể đến việc lan truyền trên mạng xã hội).

Google có thể sẽ đưa ra những cách sáng tạo hơn cho các Marketers để quảng cáo trên Google Lens trong ứng dụng hoặc kết hợp với công nghệ AR. Nó là một xu hướng Google Ads 2020 cho các công ty muốn thử điều gì đó khác biệt.

Xu hướng #6: Google Ads và Tìm kiếm bằng giọng nói

Tìm kiếm văn bản đơn thuần sẽ dần giảm đi khi ngày càng có nhiều người sở hữu điện thoại thông minh với chức năng tìm kiếm trên Google bằng giọng nói. Điều đó sẽ gây ra rắc rối lớn cho các nhà quảng cáo, hãy xem xét các số liệu thống kê sau:

  • 55% các gia đình Mỹ sẽ tìm kiếm bằng giọng nói vào năm 2022
  • 72% những người sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói nói rằng thiết bị của họ được sử dụng như một phần của thói quen hàng ngày
  • Mua sắm bằng giọng nói sẽ nhảy vọt lên 40 tỷ đô la vào năm 2022, tăng từ 2 tỷ đô la ở hiện tại
  • 2 trên 5 người lớn sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói mỗi ngày một lần

gfb10

Khi người dùng rời khỏi tìm bằng văn bản, các gã khổng lồ công nghệ chắc chắn sẽ tìm cách kiếm tiền từ tìm kiếm bằng giọng nói.

Xu hướng #7: Thay đổi cách đặt ngân sách quảng cáo Facebook

Tương tự như những xu hướng Google Ads 2020, Facebook cũng cập nhật một số xu hướng mới chi người dùng.

Tháng 9/2019, Facebook bắt đầu công bố dự định thay đổi cách đặt ngân sách theo từng nhóm quảng cáo thành setup theo từng chiến dịch. Họ bắt đầu tin tưởng vào công nghệ máy học của mình và muốn tự động hóa theo thuật toán riêng. Điều này khiến các nhà quảng cáo lao đao trong việc tối ưu quảng cáo của mình.

gfb11

Các nhà quảng cáo sẽ không phân KPI được giữa các nhóm quảng cáo khi chạy nhiều nhóm quảng cáo liên tục. Nó sẽ ảnh hưởng tới việc xem báo cáo và tổng hợp số liệu và gây khó khăn cho quá trình A/B testing. Điều đó dẫn đến việc dự đoán không chính xác ảnh hưởng tới hiệu quả chiến dịch.

Bên cạnh đó, các nhà quảng cáo cũng sẽ phải tìm cách dự trù các kênh mạng xã hội khác như: Zalo, TikTok,… Vậy nhưng, đây cũng là cơ hội để các nhà quảng cáo xây dựng nội dung chất lượng hơn cho fanpage của mình.

Xu hướng #8: Tối ưu chiến dịch quảng cáo Facebook với Thruplay

Cập nhật này sẽ cho phép nhà quảng cáo tối ưu hóa và chỉ trả tiền cho những quảng cáo được xem hết hoặc trong ít nhất 15 giây. Mỗi một lượt xem video hoàn chỉnh chính là nền tảng giúp câu chuyện của doanh nghiệp được truyền tải tốt nhất. ThruPlay góp phần giúp Marketers tối ưu quảng cáo và chỉ phải trả tiền cho những lượt xem hoàn chỉnh. Họ có thể sử dụng tùy chọn tối ưu hóa này với chiến dịch Đấu giá hoặc Tiếp cận và tần suất trong Trình quản lý quảng cáo:

Các vị trí quảng cáo có sẵn:

  • Facebook: Bảng tin, Video trong luồng, Bài viết tức thời, Video được đề xuất
  • Instagram: Bảng tin, Tin
  • Audience Network

Các định dạng quảng cáo có sẵn:

  • Một video
  • Bản trình chiếu
  • Trải nghiệm tức thì

Khi các Marketers tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo video cho Thruplay, Facebook sẽ phân phối quảng cáo cho những người có khả năng xem toàn bộ video hoặc xem 15 giây, tùy vào trường hợp nào xảy ra trước.

Xu hướng #9: Facebook thay đổi thuật toán hiển thị

Với 3 nội dung thay đổi chính của Facebook, bao gồm:

  • Newsfeed xuất hiện nhiều bài viết của một trang thay vì 1 như trước
  • Tăng cường hiển thị tin của bạn bè hơn thay vì tin của các page đã like
  • Hạn chế hiển thị post mà bạn bè của người dùng đã like hoặc comment

Những thay đổi này của Facebook sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hóa newfeed của người dùng. Giúp những người dùng chỉ có thể nhìn thấy những gì họ thực sự quan tâm, tránh những tin tức rác.

Giải pháp cho xu hướng này là các Marketers sẽ thấu hiểu thêm được thuật toán của Facebook để tối ưu, đồng thời sẽ phải tìm hiểu kĩ nhu cầu của khách hàng trước khi xây dựng nội dung để có thể tiếp cận được đúng đối tượng.

Xu hướng #10: Thay Like page bằng Follow và thời đại AI lên ngôi

Facebook áp dụng việc bỏ nút like page trên một số dạng quảng cáo. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng phải có tương tác chất lượng hơn với trang của doanh nghiệp mới có thể hiển thị đến họ cũng như họ cần tương tác ngược lại với khách hàng để có sự duy trì ổn định.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) đã và đang thay đổi rất lớn việc làm quảng cáo của chúng ta. Nếu bạn đã trải qua vài giai đoạn phát triển của công nghệ quảng cáo, bạn sẽ thấy hiện nay nhà quảng cáo đã nhàn hơn rất rất nhiều so với chỉ mới 4, 5 năm trước.

gfb12

Ví dụ như trước phải split test, tạo hàng chục chiến dịch để so sánh, giờ đã có “phân bổ nội dung động”, tự split test, tự phân bổ ngân sách. Trước phải target chi tiết, giờ Facebook tự phân tích từ khóa và tìm đối tượng quan tâm đến chủ đề theo thời gian thực.

Kết

Sử dụng AI và Machine Learning là xu thế tất yếu không thể đảo ngược trong thời đại công nghệ 4.0 và đương nhiên những ông lớn như Facebook và Google sẽ đi đầu trong việc ứng dụng nó để phục vụ những lợi ích lâu dài.

Xem thêm:

8 Lợi ích của quảng cáo Google khiến bạn muốn sử dụng ngay

Google Ads 10 thay đổi trong năm 2023 bạn cần biết

Google Ads 4 hình thức quảng cáo bạn cần nắm rõ

Xem thêm
Google Ads

Google Ads 10 thay đổi trong năm 2023 bạn cần biết

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 10 thay đổi lớn nhất đối với Google Ads trong năm qua mà bạn nên biết khi bước sang năm 2023. Đối với từng thay đổi, sẽ có các tips thực tế để bạn điều chỉnh chiến lược phù hợp hơn.

Danh sách các thay đổi về Google Ads mà bạn cần biết năm 2023

  • Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (cost per lead) (gần như) tăng trên diện rộng
  • Ô tô, tài chính & du lịch có thêm hình thức quảng cáo mới
  • Mở rộng quảng cáo bằng văn bản sẽ kết thúc
  • Tương tự như Smart Shopping và chiến dịch local
  • Nhóm Similar Audience là sự thay đổi tiếp theo
  • Insight về quảng cáo của đối thủ trên SERP
  • Quảng cáo mới về tên doanh nghiệp và logo
  • Tính năng mới lồng tiếng (voiceover) trong quảng cáo video
  • Quảng cáo âm thanh sẽ “tấn công” YouTube và smart speaker
  • Thử nghiệm beta broad match

google-ads-10-thay-doi

1. Cost per lead (gần như) tăng trên diện rộng

Báo cáo Google Ads benchmarks mới đây của WordStream cho thấy rằng chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng đã tăng đáng kể — khoảng 91%. Trong khi mức tăng trung bình là 19%, thì các ngành Nghệ thuật/Giải trí, Du lịch và Nội thất có mức tăng lần lượt là 134%, 69% và 54%.

Dữ liệu cho thấy rằng các yếu tố như giá cao do lạm phát, cùng với hiển thị quảng cáo cho các truy vấn với mục đích thương mại thấp, đã dẫn đến giảm tỷ lệ chuyển đổi và do đó làm tăng CPL.

Cách giảm chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng của bạn vào năm 2023:

  • Sử dụng các đề xuất được gợi ý để thích ứng với các xu hướng cụ thể được chỉ ra, chẳng hạn như sử dụng chiến lược full-funnel và cải thiện danh sách từ khóa tiêu cực.
  • Sử dụng các tips đã được thực hiện để giảm CPL trong Google Ads, bất kể nền kinh tế đang ở trạng thái nào.

2. Ô tô, tài chính & du lịch có các hình thức quảng cáo mới

Hai năm qua đã buộc một số ngành phải liên tục điều chỉnh chiến lược khi các vấn đề về chuỗi cung ứng, hạn chế phát sinh trong đại dịch và bất ổn kinh tế tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Mặc dù một số thay đổi ở Google Ads như gia tăng tác động xấu nhưng cũng có một số thay đổi tích cực. Ví dụ để giúp các ngành này điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu, Google đã triển khai một số định dạng quảng cáo riêng cho các nhóm ngành cụ thể.

Vào tháng 3 tại NADA, Google đã giới thiệu Vehicle Listing Ads để giúp các đại lý ô tô giới thiệu những chiếc ô tô mới và đã qua sử dụng mà họ có sẵn. Tương tự như Local Inventory Ad trên Google, hình thức Vehicle Listings Ad mới này được hiển thị nổi bật ở đầu SERP và làm nổi bật hình ảnh, giá cả, tình trạng và vị trí của xe ô tô. Microsoft Advertising cũng đã giới thiệu một định dạng Quảng cáo Automotive Ad tương tự cho các đại lý địa phương.

Vehicle Listings Ad mới được quản lý gần giống với Shopping Ads và yêu cầu danh mục hàng hoá phải được gửi và xét duyệt qua Google Merchant Center. Trước đây, Google Merchant center có các chính sách nghiêm ngặt cấm hầu hết các phương tiện cơ giới sử dụng nền tảng của họ.

Vì nền kinh tế ổn định vào năm 2023:

Suy cho cùng, mọi ngành công nghiệp đều chịu tác động của đại dịch và những hậu quả kinh tế của nó. Dưới đây là một số bài đăng cực kỳ hữu ích để giúp bạn vượt qua các thách thức kinh tế.

  • Marketing trong thời kỳ lạm phát: Cách thích ứng & phát triển.
  • Marketing trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy thoái
  • Tại sao bạn cần ngân sách digital marketing trong bất kỳ nền kinh tế nào

3. Expanded Text Ads cuối cùng cũng kết thúc

Mọi marketer đều tự hào khi tạo ra quảng cáo văn bản hoàn hảo và trong 22 năm qua, các nhà quảng cáo đã viết, thử nghiệm và tối ưu hóa quảng cáo PPC của họ trên Google theo cách thủ công. Trong những năm qua, Google đã giới thiệu một số định dạng quảng cáo tìm kiếm mới. Vào năm 2016, Google đã tăng gấp đôi kích thước của quảng cáo văn bản tiêu chuẩn với Expanded Text Ads. Và vào năm 2018, Expanded Text Ads thậm chí còn lớn hơn nữa. Nhưng sau vài năm thay đổi, Google cuối cùng đã loại bỏ Expanded Text Ads vào tháng 6, không còn cho phép các nhà quảng cáo tạo định dạng quảng cáo PPC trong nhiều năm qua.

Thay vào đó, loại quảng cáo mặc định mới của Google là responsive search ad (RSA), cho phép nhà quảng cáo cung cấp nhiều nội dung văn bản khác nhau để Google ghép lại nhằm tạo quảng cáo tối ưu nhất trên SERP cho mọi tìm kiếm.

Định dạng quảng cáo dựa trên nội dung và tận dụng sức mạnh machine learning này có tiềm năng đáng kể khi cung cấp hơn 40.000 biến thể cho một quảng cáo khi có đủ thành phần. Nhưng các nhà phê bình nhanh chóng thấy rằng RSA có thể tạo ra một số kết hợp kém hiệu quả và không phải lúc nào cũng hoạt động tốt. Thay đổi này hạn chế hiệu quả quyền kiểm soát của các thương hiệu đối với thông điệp và quy trình kiểm tra quảng cáo của họ trên SERP.

Microsoft cũng đã lên kế hoạch theo sự thay đổi của Google và kết thúc hỗ trợ cho Expanded Text Ad trong suốt mùa hè, nhưng kể từ đó, họ đã gia hạn thời gian cho ETA tới tháng 2 năm 2023.

Biến RSA trở nên dễ dàng vào năm 2023:

RSA chưa thực sự phát triển nhanh ở thời điểm hiện tại. Bạn có thể sử dụng một số mẫu responsive search ads để tìm ra nội dung hoàn hảo cho sự kết hợp từ Google.

4. Smart Shopping và chiến dịch local kết thúc

Các nhà quảng cáo trên sàn thương mại điện tử hiểu rõ về smart shopping. Vào năm 2018, Google đã ra mắt chiến dịch Smart Shopping để giúp các doanh nghiệp thúc đẩy quảng cáo mua sắm của họ trên công cụ Tìm kiếm (Search), Hiển thị (Display) và YouTube. Chỉ với một feed giới thiệu sản phẩm trên Google Merchant Center, tất cả các doanh nghiệp nhỏ đều có khả năng tiếp cận các vị trí có giá trị cao trên web của Google một cách dễ dàng. Tương tự, Google đã giới thiệu Local Campaign vào năm 2019 để giúp các doanh nghiệp địa phương quảng cáo Hồ sơ doanh nghiệp của họ trên Google Search, Maps, Gmail, Hiển thị và YouTube.

Cả hai chiến dịch này đều mang lại cho doanh nghiệp nhỏ ROI tốt với ngân sách ít hơn và giúp tự động hóa đa số công việc liên quan tới quản lý chiến dịch của họ. Tuy nhiên, đầu năm nay, Google đã ngừng cho phép các nhà quảng cáo tạo cả hai loại chiến dịch này và bắt đầu tự động “nâng cấp” chúng lên loại chiến dịch mới nhất của Google, Tối đa hóa hiệu suất (Performance Max).

Các chiến dịch Performance Max của Google có một số tính năng mới và thậm chí giúp gia tăng phạm vi tiếp cận ở các vị trí đặt quảng cáo mới, bao gồm Google’s Discovery feed. Và với nhiều người, điều này rất đáng mừng. Tăng phạm vi tiếp cận, nhiều vị trí hơn và tăng khả năng tự động hóa cho phép nhiều nhà quảng cáo đạt được mức tăng chuyển đổi đáng kể với CPA thấp hơn cũng như không gặp vấn đề khi quản lý nhiều chiến dịch hơn.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà quảng cáo đều vui mừng vì sự biến mất của Smart Shopping và Local campaigns. Chiến dịch Performance Max hoàn toàn tự động của Google này yêu cầu một lượng dữ liệu và ngân sách thích hợp để có thể hoạt động trơn tru. Mặc dù về mặt kỹ thuật, bạn có thể chạy các chiến dịch này với khoản ngân sách bất kỳ, nhưng các nhà quảng cáo thấy có kết quả tốt với ngân sách ít nhất là $100/ngày. Quảng cáo mới này bao gồm Performance Max có thể giúp tăng phạm vi tiếp cận đối với một số người, trong khi những người khác có thể không hài lòng khi chi phí bổ sung không được kiểm soát.

5. Similar audience là nội dung tiếp theo bị loại bỏ

Google đã ra mắt Similar Audience để thêm công cụ cho hoạt động remarketing gần một thập kỷ trước. Sự thành công với Lookalike Audience của Facebook đã khiến Google tăng gấp đôi đầu tư cho Similar Audience. Kể từ đó, nó đã trở thành nền móng trong nhiều chiến dịch quảng cáo trên Google. Đó là lý do tại sao vào tháng 11, Google thông báo kế hoạch chuyển từ Similar Audiences sang một giải pháp “mạnh mẽ và bền vững” hơn vào năm tới.

Các nhà quảng cáo có thêm khoảng sáu tháng để sử dụng Similar Audience của Google. Sau đó, kể từ tháng 5 năm 2023, bạn sẽ không thể thêm Similar Audience vào chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo mới nữa. Sau đó, vào tháng 8 năm 2023, chúng sẽ biến mất khỏi các chiến dịch.

Google kêu gọi các nhà quảng cáo cập nhật tập đối tượng (audience) trước khi sự thay đổi diễn ra. Google khuyến nghị tất cả các nhà quảng cáo nên tạo thói quen sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data), chẳng hạn như dữ liệu Customer Match, để tạo đối tượng mới cho chiến dịch. Ngoài ra, Google khuyên bạn nên tận dụng các chiến lược Smart Bidding và Optimized targeting để tiếp tục tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch. Các nhà quảng cáo tìm cách mở rộng phạm vi tiếp cận ngoài dữ liệu của bên thứ nhất có thể hưởng lợi từ việc mở rộng đối tượng của Google sau khi Similar Audience ngừng hoạt động.

Điều thú vị là Microsoft dường như không làm theo Google. Trong ngày mà Google công bố kế hoạch chấm dứt Similar Audience, Microsoft Advertising đã thông báo rằng họ sẽ mở rộng các giải pháp Similar Audience của mình tới nhiều thị trường quốc tế hơn.

Nhắm đúng mục tiêu vào năm 2023:

Sử dụng Google Ads Audience Targeting Cheatsheet để hiểu rõ hơn các tuỳ chọn có sẵn và khai thác sức mạnh của chúng. Có rất nhiều thứ bạn có thể thực hiện.

6. Insight về quảng cáo của đối thủ cạnh tranh mới trên SERP

Có 3 tin không vui cùng với một số cập nhật mang tính tích cực.

Năm 2021, Google đã thông báo rằng họ sẽ mở rộng chương trình xác thực nhà quảng cáo và đưa ra quảng cáo có tính minh bạch hơn cho người dùng được nhắm mục tiêu trên và ngoài SERP. Với những nỗ lực đó, Google đã ra mắt Trung tâm quảng cáo (My Ad Center) vào tháng 10, cho phép mọi người khám phá cách các nhà quảng cáo tiếp cận họ.

Trong số các tính năng của My Ad Center có một công cụ mới mạnh mẽ được gọi là “Advertiser Pages”. Advertiser Pages này cho phép người dùng xem tất cả các quảng cáo khác mà nhà quảng cáo đã chạy trong 30 ngày qua.

Để xem Advertiser Pages, bạn cần nhấp vào ba dấu chấm bên cạnh quảng cáo. Từ đó, bạn có thể xem thông tin chi tiết từ Nhà quảng cáo đã được xác minh, chẳng hạn như tên và địa điểm doanh nghiệp của họ. Thú vị hơn, bạn cũng có thể nhấp vào “Xem thêm quảng cáo của nhà quảng cáo này”.

Từ đây, bạn có thể xem tất cả các quảng cáo mà nhà quảng cáo đã chạy trong 30 ngày qua. Bạn thậm chí có thể lọc các kết quả này theo văn bản, hình ảnh và video.

Công cụ mới này được thiết kế để mang lại sự minh bạch hơn cho người dùng Google, nhưng nó cũng là tính năng tuyệt vời để giúp các nhà quảng cáo hiện tại theo dõi đối thủ cạnh tranh của họ!

Cạnh tranh thực sự vào năm 2023:

Nói về đối thủ cạnh tranh, không gian quảng cáo tìm kiếm ngày càng trở nên cạnh tranh hơn qua mỗi năm, vì vậy, hãy tự giúp mình nổi bật so với phần còn lại bằng các bài đăng sau:

  • Cách cạnh tranh trong Google Ads (không tăng giá thầu!)
  • 3 lựa chọn thay thế sáng tạo (và rẻ hơn) để nhắm mục tiêu đối thủ cạnh tranh bằng quảng cáo tìm kiếm

7. Logo và tên doanh nghiệp mới

Các doanh nghiệp thường rất vất vả để trở nên khác biệt trên SERP đầy đối thủ và đôi khi phải bảo vệ thương hiệu khỏi các đối thủ cạnh tranh hoặc các nhà quảng cáo mà cố sử dụng nhận diện thương hiệu của họ một cách bất hợp pháp. Các nhà quảng cáo được xác thực đang nhận được một số biện pháp bảo vệ từ Google với nội dung quảng cáo trên SERP liên quan tới logo và tên doanh nghiệp.

Những nội dung mới này chỉ dành riêng cho các nhà quảng cáo đã được xác thực. Không chỉ tăng độ hấp dẫn của nội dung quảng cáo nhằm cải thiện hiệu quả mà Google còn hy vọng rằng các chính sách của họ sẽ giúp giảm tình trạng mạo danh và gian lận. Để sử dụng các tính năng mới này, nhà quảng cáo phải hoàn tất quy trình xác thực với Google.

Ngoài ra, nhà quảng cáo chỉ có thể sử dụng tính năng này để làm nổi bật tên doanh nghiệp hợp pháp hoặc tên trùng với tên miền họ đã đăng ký. Nội dung liên quan tới logo cũng phải được hiển thị nổi bật và khớp với danh tính của nhà quảng cáo đã xác thực.

8. Tính năng voiceover cho quảng cáo video

Bị tác động bởi sự phát triển nhanh chóng của TikTok cùng các tính năng chỉnh sửa dễ dàng, Google đã giới thiệu các tính năng mới cho nội dung quảng cáo video vào mùa hè tới. Trong số các cải tiến, nhà quảng cáo giờ đây có thể thêm voiceover (lồng tiếng) vào quảng cáo video YouTube hiện tại mà không cần chỉnh sửa thêm. Trước đây, Google đã chia sẻ rằng chưa đến một nửa số quảng cáo video của họ có voiceover. Theo nghiên cứu của Google, việc có voiceover trong các quảng cáo có thể tăng 25% khả năng nhớ lại quảng cáo và giảm 50% chi phí cho mỗi người dùng so với quảng cáo gốc không có voiceover.

Nhà quảng cáo có thể chọn voiceover trong số tám giọng nói khác nhau (gồm 4 nam, 4 nữ) và cung cấp kịch bản, xem trước và chỉnh sửa phần voiceover trực tiếp trên Google Ads mà không cần bất kỳ phần mềm chỉnh sửa video hoặc trải nghiệm video bổ sung nào.

9. Quảng cáo âm thanh (Audio Ads) xuất hiện trên YouTube và loa thông minh

Khi các nội dung streaming và các dịch vụ OTT khác trở thành tiêu chuẩn đối với đa số người tiêu dùng, nhiều nhà quảng cáo đang bắt đầu xoay vòng chiến lược và ngân sách của họ. Google thông báo rằng họ sẽ đáp ứng nhu cầu này khi nhóm khán giả nghe nhạc và podcast ngày càng tăng trên YouTube vào đầu năm nay bằng các chiến dịch quảng cáo audio ad mới.

Loại chiến dịch video mới này được thiết kế để các nhà quảng cáo tiếp cận người dùng trong khi nghe nhạc hoặc podcast, nơi nội dung video có tính trực quan cao thường không hoạt động tốt.

Làm cho quảng cáo của bạn “cất tiếng” vào năm 2023:

Giải pháp hay nhất cho Audio Ads mà Google khuyên dùng là sử dụng hình ảnh tĩnh hoặc animation đơn giản và tập trung vào chất lượng âm thanh, giọng điệu trò chuyện và lời kêu gọi hành động ngắn, hiệu quả.

Để bổ sung cho định dạng Audio Ads mới này, Google cũng triển khai nhắm mục tiêu với các vị trí mới trên YouTube, chẳng hạn như Nhóm nhạc theo tâm trạng (Music Mood Lineups) và Nhóm Podcast (Podcast Lineups), để nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu cho quảng cáo âm thanh đến các vị trí mà họ có nhiều khả năng tìm thấy mục tiêu nhất.

10. Thử nghiệm beta broad match có thể đem lại sự không chắc chắn

Đã có một sự kết hợp giữa những thay đổi tích cực và tiêu cực. Bạn có thể tự quyết định câu trả lời.

Vào tháng 10, Google đã ra mắt tính năng beta giới hạn cho phép các nhà quảng cáo bật tính năng nhắm mục tiêu theo từ khóa rộng ở cấp độ chiến dịch. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, do nó liên tục thúc đẩy Broad match cùng với Smart Bidding, nhưng hãy cân nhắc khi sử dụng một tùy chọn không có match — ngay cả khi chỉ là bản thử nghiệm beta.

Trên đây là 10 thay đổi chủa Google Ads năm 2023 mà Life Media tổng hợp  hy vọng bài viết có ích cho các bạn!

Xem thêm:

Google Ads 4 hình thức quảng cáo bạn cần nắm rõ

7 chiến lược cạnh tranh hiệu quả trong Google Ads

8 Lợi ích của quảng cáo Google khiến bạn muốn sử dụng ngay

Xem thêm
Google Ads

Google Ads 4 hình thức quảng cáo bạn cần nắm rõ

Quảng cáo Google Ads là một trong những giải pháp không thể thiếu trong quá trình làm Online Marketing. Vậy bạn đã hiểu rõ về các hình thức quảng cáo của Google chưa? Cùng Life Media tìm hiểu về các hình thức quảng cáo Google ngay sau đây nhé!

 

1.Google Search Ads (Quảng cáo tìm kiếm)

quảng cáo tìm kiếm google ads

Quảng cáo tìm kiếm là dạng quảng cáo văn bản (Text Ads) hiển thị trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm Google, khi người dùng thực hiện tìm kiếm một từ hay một cụm từ khóa nào đó. Quảng cáo sẽ hiển thị ở các vị trí đầu hay cuối trang kết quả, điều này phụ thuộc vào giá thầu của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đặt giá thầu càng cao thì khả năng quảng cáo hiển thị trước tệp khách hàng càng lớn.

Hình thức quảng cáo này có tối đa 7 vị trí hiển thị, 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối cùng trên cùng một trang. Tuy nhiên, tùy vào lĩnh vực, ngành hàng hay mức độ cạnh tranh của quảng cáo mà các vị trí hiển thị có thể ít hơn (chẳng hạn như 2 – 3 vị trí). Quảng cáo tìm kiếm giúp thúc đẩy hành động của khách hàng để họ nhấp vào quảng cáo hay liên hệ với doanh nghiệp.

2. Google Ads Display Network (Quảng cáo mạng hiển thị)

Quảng cáo hiển thị Google Ads

Khi quảng cáo tìm kiếm dựa vào việc sử dụng văn bản và nhắm đến các từ khóa cụ thể, thì quảng cáo hiển thị lại tập trung vào các dạng hình ảnh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa từng thực hiện tìm kiếm thông tin về chúng trước đó.

Quảng cáo mạng hiển thị thường xuất hiện khi khách hàng truy cập vào những trang web yêu thích, video Youtube hay các ứng dụng trên thiết bị di động. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn vị trí và thời điểm để quảng cáo hiển thị, dựa vào các đặc điểm nhân khẩu học của tệp khách hàng tiềm năng như độ tuổi, giới tính, sở thích,…

GDN mang đến hiệu quả tối ưu nhất khi doanh nghiệp muốn gia tăng mức độ nhận thức về thương hiệu và tiếp cận khách hàng tiềm năng trong các bước đầu tiên của hành trình mua hàng.

3.  Google Video Ads (Quảng cáo video)

quảng cáo video google ads

Một hình thức khá phổ biến của quảng cáo Google là Video Ads. Doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo video để nhắm đến tệp khách hàng mục tiêu thông qua những video mà họ đã xem và yêu thích. Nền tảng này hiện có 2,6 tỷ người dùng trên toàn thế giới nên phạm vi tiếp cận của Video Ads là vô cùng lớn.

Vị trí Video Ads hiển thị có thể là trước, trong hay cuối các video hoặc là trong trang kết quả tìm kiếm của Youtube. Thời lượng quảng cáo video xuất hiện sẽ kéo dài trong khoảng 5s trước khi khách hàng có thể skip để xem tiếp video. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý để có thể truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng nhất.

Quảng cáo video hiệu quả nhất khi được dùng để giới thiệu về các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến tệp khách hàng mục tiêu. Hình thức quảng cáo Google này cho phép doanh nghiệp giới hạn tệp khách hàng theo nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, sở thích,…

4. Google Shopping Ads (Quảng cáo mua sắm)

Shopping google ads

Google Shopping Ads là hình thức quảng cáo dựa trên sản phẩm, sẽ được hiển thị khi người dùng tìm kiếm sản phẩm cụ thể trên Google, bao gồm hình ảnh của sản phẩm, tên sản phẩm, giá cả, tên cửa hàng cùng với đánh giá của khách hàng. Về cơ bản thì quảng cáo mua sắm sẽ cung cấp cho người mua các thông tin cần thiết về sản phẩm trước khi khách hàng truy cập vào website mua hàng trực tuyến. Hình thức quảng cáo Google này phù hợp với doanh nghiệp muốn gia tăng lưu lượng truy cập vào các trang bán hàng trực tuyến và tăng doanh số bán hàng.

Xem thêm:

7 chiến lược cạnh tranh hiệu quả trong Google Ads

8 Lợi ích của quảng cáo Google khiến bạn muốn sử dụng ngay

7 lỗi sai cần tránh khi tự chạy Google Ads

Xem thêm
Liên hệ ngay