Google Ads

7 chiến lược cạnh tranh hiệu quả trong Google Ads

Bạn có biết, quảng cáo Google Ads mang lại ROI trung bình là 2 USD cho mỗi USD chi tiêu? Chưa kể đến 90% hành trình mua hàng của người tiêu dùng bắt đầu bằng tìm kiếm trên Google, 65% số click đến từ quảng cáo từ khóa có trả tiền của Google (theo brafton.com) hãy cùng Life Media tìm hiểu nhé

google-ads

Nhưng có điều, đó không phải là một miếng bánh mà bạn muốn lấy bao nhiêu cũng được, bởi nó có tính cạnh tranh rất cao.

Theo thống kê, hơn 90% doanh nghiệp đang chi tiền trên quảng cáo tìm kiếm tính phí, biến nó trở thành một kênh được ưu tiên hàng đầu.

Trong một thống kê của Hanapin Marketing, với câu hỏi “Kênh nào mà thương hiệu/ doanh nghiệp bạn ưu tiên ngân sách?”, kết quả khảo sát cho thấy:

  • Có 93% chọn Search Engine
  • 83% chọn Social Media
  • 82% chọn Remarketing
  • 79% chọn Display
  • 33% chọn Shopping
  • 28% chọn Native
  • 27% chọn Progrmtc
  • Chỉ có 4% chọn Podcasts

google ads01

Đa phần các nhà quảng cáo nghĩ tới việc tăng giá thầu để đạt được vị trí cao khi quảng cáo của họ có tỉ lệ CTR thấp, nhưng điều đó thật sự không cần thiết ở mọi trường hợp. Trên thực tế, đặt giá thầu cao hơn không hề đảm bảo được vị trí xếp hạng quảng cáo lẫn tỉ lệ nhấp, nghĩa là tỉ lệ chuyển đổi cao hơn cũng không được đảm bảo.

Để vượt lên đối thủ cạnh tranh trên Google Ads mà không cần tăng giá thầu, bạn phải có một chiến lược tổng thể bao gồm nhiều yếu tố. Đầu tiên bạn cần hiểu “Google Ads là gì?” và cách Google Ads hoạt động vì đó là những kiến thức nền tảng, sau đó sử dụng các chiến thuật để vượt lên đối thủ.

Bây giờ hãy cùng tìm hiểu 7 cách có thể giúp chiến thuật của bạn hiệu quả:

1. Tìm hiểu về sức mạnh của điểm chất lượng

Như bạn biết, với cách hoạt động của một phiên đấu giá trong Google Ads, những quảng cáo có điểm chất lượng cao sẽ có được vị trí cao hơn trong bảng kết quả tìm kiếm, và đặc biệt là chi phí thấp hơn.

Đó là vì Google cần phục vụ khách hàng của họ – những người đang tìm kiếm. Nếu Google cung cấp một trải nghiệm tệ sau khi họ click vào quảng cáo, có thể sau đó họ sẽ không quan tâm đến quảng cáo nữa, và từ đó Google mất đi doanh thu.

Google làm thế nào? Câu trả lời là bằng cách tính điểm chất lượng quảng cáo của bạn vào trong thuật toán tìm kiếm. Xếp hạng quảng cáo của bạn sẽ được tính bằng điểm chất lượng nhân với giá thầu tối đa. Xếp hạng cao hơn nghĩa là vị trí trên trang tìm kiếm cao hơn.

google-ads

Như ví dụ ở trên, người tên Sam đã chiến thắng trong cuộc đấu giá và dành được vị trí Top 1 trong bảng kết quả tìm kiếm nhưng lại đặt giá thầu thấp nhất.

Bạn không thể chỉ tăng giá thầu nếu muốn cạnh tranh trong Google Ads, bạn cần tăng điểm chất lượng của quảng cáo.

2. Tăng CTR (tỉ lệ nhấp chuột)

Khi có được tỉ lệ nhấp cao, bạn sẽ cải thiện được tỉ lệ nhấp dự kiến, điều đó mang lại điểm chất lượng cao hơn, giúp quảng cáo của bạn chiến thắng đối thủ và giảm bớt khoản chi tiêu. Đây là một vài cách để tăng tỉ lệ nhấp:

  • Phân loại quảng cáo: Nếu bạn có ưu đãi, bạn cần làm nổi bật nó so với những quảng cáo khác. Sử dụng các yếu tố khác biệt để làm cho ưu đãi của bạn hấp dẫn với khách hàng tiềm năng.
  • Sử dụng những con số: Đừng viết “Giảm giá lớn” mà hãy viết “Giảm giá 33% trên toàn cửa hàng”, bởi những con số sẽ thu hút sự chú ý. Hãy đi quanh một vòng trung tâm thương mại gần nhà, đôi khi bạn sẽ học được nhiều điều từ các gian hàng.
  • Sử dụng lời kêu gọi hành động mạnh mẽ: Hãy truyền tải tính cấp thiết và củng cố lợi ích hoặc tính năng sản phẩm/ dịch vụ, ví dụ như “Tiết kiệm 33% ngay bây giờ”, “Đặt hàng ngay hôm nay”…
  • Sử dụng tiện ích mở rộng: Tiện ích mở rộng quảng cáo là một món quà tốt mà Google Ads đem lại cho nhà quảng cáo, giúp bạn có nhiều không gian để hiển thị nhiều nội dung hơn tới khách hàng tiềm năng, hỗ trợ cải thiện tỉ lệ CTR đáng kể.

google-ads

 

3. Kiểm tra và cải thiện mức độ liên quan đến quảng cáo

Với sự hiện diện của quảng cáo ở mọi nơi như hiện nay, khách hàng tiềm năng mong muốn khi tìm kiếm, họ sẽ nhìn thấy một mẫu quảng cáo có liên quan nhất tới cụm từ đó, để tiết kiệm thời gian.

Đây là cách để bạn làm tăng mức độ liên quan đến quảng cáo:

  • Bao gồm từ khóa trong dòng tiêu đề và mô tả của mẫu quảng cáo: Khi hiển thị kết quả tìm kiếm, Google sẽ làm nổi bật truy vấn tìm kiếm, điều này thu hút hơn và tăng tỉ lệ nhấp hơn. Dưới đây là ví dụ:
google-ads
                                Các từ khóa người dùng tìm kiếm được bôi đậm trong kết quả tìm kiếm.
  • Thêm tùy chọn nhắm mục tiêu: Sử dụng nhắm mục tiêu theo địa lý để thu hẹp phạm vi hiển thị quảng cáo của bạn đến những đối tượng chưa phù hợp. Ví dụ khi bạn đang ở TP.HCM, bạn sẽ không muốn nhấp vào những quảng cáo của các cửa hàng tại Hà Nội.
  • Sử dụng nhắm mục tiêu theo đối tượng: Nhắm mục tiêu theo đối tượng trên Google có vẻ như ít được nói tới, vì hầu hết mọi người đều nghĩ rằng quảng cáo Google là quảng cáo từ khóa. Nhưng không hẳn, lựa chọn thêm nhắm mục tiêu theo sở thích, độ tuổi,… là một sự lựa chọn có ích.
  • Điều chỉnh theo sự kiện, ngày lễ: Ngay cả khi bạn không có các sản phẩm dịch vụ theo thời vụ như các sản phẩm cho các ngày lễ… bạn vẫn có thể điều chỉnh quảng cáo và trang đích của mình để nâng cao trải nghiệm khách hàng (UX).
  • Tạo nhóm quảng cáo có chủ đề thật chặt chẽ: Tỉ lệ nhấp ổn định và mức độ liên quan tới quảng cáo được cải thiện với các nhóm quảng cáo có chủ đề chặt chẽ. Điều đó có nghĩa là bạn cần có một cấu trúc tài khoản quảng cáo phù hợp, với không quá 20 từ khóa cho mỗi nhóm quảng cáo. Tốt nhất từ 10-15 từ khóa. Có thể bạn sẽ phải làm nhiều việc hơn, nhưng nó đáng giá.

4. Trải nghiệm trang đích là một điều quan trọng

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về UX – trải nghiệm người dùng nhúng phần quan trọng để tăng điểm chất lượng của bạn chính là trải nghiệm trang đích. Dưới đây là cách cải thiện trải nghiệm trang đích:

  • Nếu có chương trình khuyến mại, bạn nên sử dụng mỗi landing page cho mỗi chương trình. Điều đó giúp khách hàng có một trải nghiệm đầy đủ và không sao nhãng về nội dung mà bạn cung cấp.
  • Hãy để landing page thật sạch sẽ, chú ý tới văn bản, hình ảnh… đừng để nó quá dài dòng hay có bố cục lộn xộn. Hãy đưa các lợi ích lên đầu và sử dụng các nút kêu gọi hành động cụ thể – CTA – một cách phù hợp.
  • Hình ảnh, thông điệp và nội dung của landing page phải nhất quán với nội dung quảng cáo mà khách hàng tiềm năng đã nhìn thấy. Đừng để họ nhìn thấy một nội dung quảng cáo nhưng khi click vào thì lại ra một trang nội dung khác
  • Tốc độ tải trang nhanh, hoạt động tốt trên mọi thiết bị và nếu có biểu mẫu đăng ký nào đó thì đừng yêu cầu quá nhiều thông tin..

google-ads

5. Tối ưu hóa từ khóa

Điều quan trọng nhất trong một chiến dịch quảng cáo Google là từ khóa phải phù hợp. Nhưng sẽ không đủ nếu bạn chỉ thực hiện nghiên cứu các từ khóa, nhập vào danh sách các từ và cho nó chạy. Bạn cần thường xuyên theo dõi danh sách từ khóa để bổ sung những từ khóa mới, hay loại bỏ những từ chưa phù hợp. Dưới đây là một số mẹo để tối ưu từ khóa:

  • Sử dụng báo cáo cụm từ tìm kiếm: Sử dụng báo cáo các cụm từ tìm kiếm để tìm các từ khóa rẻ hơn, phù hợp hơn, giúp chuyển đổi cao hơn và có ít cạnh tranh hơn. Bạn cũng sẽ tìm thấy các từ khóa cần loại bỏ tại báo cáo này.
  • Chạy các từ khóa của đối thủ cạnh tranh: Đây là một sự lựa chọn khá hữu ích, đôi khi để khách hàng phía đối thủ nhìn thấy quảng cáo của bạn là một cách tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng nhanh nhất.
  • Loại bỏ các từ khóa có điểm chất lượng thấp: Có thể bạn sẽ có vài từ khóa có điểm chất lượng thấp trong nhóm quảng cáo của mình, mặc dù đã làm đủ cách nhưng nó không tăng. Thay vì để chúng kéo điểm chất lượng của cả nhóm quảng cáo đi xuống, hãy tạm dừng sử dụng các từ khóa này.

6. Lựa chọn chiến lược giá thầu phù hợp

Hướng dẫn này nói về việc giúp quảng cáo của bạn tốt hơn mà không cần tăng giá thầu, nhưng không có nghĩa bạn không cần một chiến lược đặt giá thầu.

  • Chọn chiến lược đặt giá thầu phù hợp: Khi bạn chọn chiến lược đặt giá thầu, tức là bạn đang cho Google biết cách mà bạn sẵn sàng chi tiêu ngân sách quảng cáo. Có thể bạn muốn nhiều lượt nhấp, nhiều chuyển đổi hoặc một khách hàng tiềm năng… hãy lựa chọn chiến lược phù hợp.
  • Đặt giá thầu riêng cho từng loại đối sánh: Việc bạn đặt giá thầu riêng cho từng loại đối sánh giúp bạn cùng lúc có thể so sánh hiệu quả từng loại.
  • Thử thay đổi chiến lược giá thầu: Không có một chiến lược nào là phù hợp ngay từ đầu hoặc phù hợp mãi mãi, bất cứ khi nào bạn thấy cần phải cải thiện thì hãy thử thay đổi chiến lược mới.

7. Quan sát đối thủ cạnh tranh

Điều này thường bị bỏ qua bởi các nhà quảng cáo bị cuốn vào các chỉ số và các yếu tố kỹ thuật quá nhiều, dẫn đến việc họ không biết đối thủ cạnh tranh của mình đang làm gì.

Hãy nhìn vào quảng cáo của đối thủ, xem họ đã chạy như thế nào, dùng ưu đãi gì, trang đích của họ tốt không… Và tự hỏi bản thân xem quảng cáo của bạn đã đủ tốt để vượt lên chưa? Trang đích của bạn đã đủ tốt để người dùng xem và đánh giá là cuốn hút hơn đối thủ chưa? Nếu có bất cứ điều gì không tốt hơn đối thủ, hãy thay đổi ngay!

Xem thêm:

8 Lợi ích của quảng cáo Google khiến bạn muốn sử dụng ngay

7 lỗi sai cần tránh khi tự chạy Google Ads

7 điều kiện để website có thể quảng cáo Google Shopping

 

 

Xem thêm
Google Ads

8 Lợi ích của quảng cáo Google khiến bạn muốn sử dụng ngay

Google Ads là một hình thức quảng cáo thông minh với nhiều ưu điểm, đem lại hiệu quả tuyệt vời. Tuy nhiên Google Ads là gì? Lợi ích của việc quảng cáo trên Google là gì?… Cùng Life Media tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

quang-cao-google

1. Quảng cáo Google (Google Adwords) là gì?

Quảng cáo Google (Google Adwords) là một dịch vụ thương mại mà Google cung cấp cho những đối tượng có nhu cầu quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu,… của mình. Người sử dụng dịch vụ Google Ads cần trả tiền để mẫu quảng cáo được hiển thị hoặc được click vào. Quảng cáo sẽ xuất hiện ở những vị trí ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm, trên các trang web thuộc mạng hiển thị của Google,… thông qua việc lựa chọn từ khoá liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn.

Vai trò của quảng cáo Google là rất lớn. Với nhiều ưu điểm của quảng cáo trực tuyến, ra đời từ năm 2000, Google Adwords đã giúp hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới tiếp cận được nhiều khách hàng và kinh doanh hiệu quả hơn. Nhờ những lợi ích vượt trội đó, quảng cáo Google đã được rất nhiều người đón nhận tại Việt Nam.

2. Phân loại các hình thức quảng cáo Google

Nhiều người thường nhầm lẫn Quảng cáo trên Google chỉ đơn là là quảng cáo tìm kiếm vì nó chạy trực tiếp trên trang Google Search. Nhưng trên thực tế Google cung cấp 6 loại hình quảng cáo khác nhau để phục vụ các mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp hướng tới.

2.1 Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)

Quảng cáo tìm kiếm là một dạng quảng cáo Google cung cấp trên công cụ tìm kiếm. Khi người dùng gõ một truy vấn tìm kiếm, Google sẽ trả về các kết quả tìm kiếm tự nhiên và các kết quả dưới dạng quảng cáo có liên quan đến từ khóa mà bạn đã lựa chọn.

Có tối đa 7 vị trí hiển thị cho quảng cáo tìm kiếm: 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối cùng trên một trang tìm kiếm. Vị trí quảng cáo có thể hiển thị ít hơn 7 vị trí tùy thuộc theo lĩnh vực và độ cạnh tranh quảng cáo.

Ví dụ: Bạn tìm kiếm từ khóa “học tiếng anh”. Bạn sẽ thấy các kết quả tìm kiếm đầu tiên có gắn chữ “Quảng cáo”. Đây đều là hình thức quảng cáo tìm kiếm được hiển thị trên trang tìm kiếm Google.

quang-cao-google
Quảng cáo tìm kiếm hiển thị khi người dùng gõ truy vấn tìm kiếm

Quảng cáo tìm kiếm thường được sử dụng nhằm thúc đẩy hành động của mọi người như nhấp vào quảng cáo, liên hệ với doanh nghiệp,… Khi ai đó tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ giống như của bạn, nhiều khả năng họ sẽ nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và sẽ nhấp vào quảng cáo đó.

2.2 Quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network)

Quảng cáo mạng hiển thị của Google (Google Display Network) sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người trong khi họ đang xem các trang web ưa thích, xem video trên Youtube, kiểm tra tài khoản Gmail hoặc khi họ đang sử dụng thiết bị di động và ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Hình thức quảng cáo này giúp cho bạn hiển thị các thông điệp của mình một cách có chiến lược cho khách hàng tiềm năng ở đúng vị trí và thời điểm. Có một số loại quảng cáo mà bạn có thể chạy trên mạng hiển thị:

  • Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng: Bạn chỉ cần nhập văn bản quảng cáo, thêm hình ảnh và biểu tượng. Google sẽ tối ưu hóa quảng cáo để nâng cao hiệu suất.
  • Quảng cáo hình ảnh đã tải lên: Để kiểm soát nhiều hơn, bạn có thể tạo và tải lên quảng cáo. Bạn có thể tải lên quảng cáo dưới dạng hình ảnh ở các kích thước khác nhau hoặc HTML5.
  • Quảng cáo tương tác: Cho phép bạn chạy quảng cáo hình ảnh và video tương tác trên Youtube và trên mạng hiển thị.
  • Quảng cáo trong Gmail: Hiển thị quảng cáo có thể mở rộng ở các tab trên cùng hộp thư đến của người dùng.

2.3 Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)

Quảng cáo Google Shopping là một xu hướng quảng cáo mới của Google được nhiều người lựa chọn vì đem lại nhiều hiệu quả tức thời. Hình thức quảng cáo này cho phép hiển thị nhanh chóng thông tin cụ thể của sản phẩm về hình ảnh, giá bán, địa chỉ website một cách nổi bật, trực quan khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan trên Google.

Google Shopping thường hiển thị phía trên cùng của trang, ngay dưới thanh tìm kiếm, trên quảng cáo Google Ads và kết quả tìm kiếm tự nhiên. Hoặc hiển thị ở khu vực phía trên cùng bên phải của trang tìm kiếm (không áp dụng trên điện thoại). Ngoài ra Google Shopping còn hiển thị ở Google Mua sắm (ở một số quốc gia chọn lọc), trang web Đối tác tìm kiếm của Google, mạng hiển thị của Google (chỉ dành cho quảng cáo danh mục sản phẩm địa phương),…

google shopping

2.4 Quảng cáo video (Video Ads)

Bạn có thể sử dụng hình thức quảng cáo này để tạo chiến dịch quảng cáo video hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng thông qua hiển thị video quảng cáo trên Youtube, trên Mạng hiển thị của Google,… Các định dạng quảng cáo video hiện nay gồm có:

  • Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads): Quảng cáo của bạn được phát trước, trong hoặc sau video. Sau 5 giây xem người dùng có thể chọn bỏ qua quảng cáo.
  • Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Skippable in-stream ads): Giống như quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua nhưng quảng cáo của bạn có độ dài 5 giây và người dùng không thể bỏ qua.
  • Quảng cáo đệm (Bumper ads): Quảng cáo đệm chỉ có thời lượng 6 giây trở xuống và người xem không thể bỏ qua quảng cáo.
  • Quảng cáo ngoài luồng ( Trueview outstream): Hiển thị trên các trang web của đối tác. Những quảng cáo này chỉ có trên thiết bị di động, máy tính bảng và được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng nhấn để phát video của bạn hơn.
  • Quảng cáo khám phá video TrueView: Bao gồm một hình thu nhỏ từ video của bạn cùng với một số văn bản, quảng cáo khám phá video mời mọi người click vào để xem video.
  • Quảng cáo trên trang đầu của YouTube (YouTube Masthead ads): Quảng cáo video gốc sẽ xuất hiện ở trên đầu trang chủ YouTube trên các thiết bị TV, PC, smartphone,…

2.5 Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Apps)

Quảng cáo ứng dụng toàn cầu sẽ giúp bạn đưa ứng dụng (apps) của mình đến với nhiều người dùng trả tiền hơn. Bạn chỉ cần thêm một vài dòng văn bản, giá thầu, một số nội dung và phần còn lại sẽ được tối ưu hóa để người dùng tìm thấy bạn, Tuy nhiên với hình thức quảng cáo này, bạn sẽ không thể thiết kế các chiến dịch quảng cáo riêng lẻ cho chiến dịch Ứng dụng toàn cầu.

Google-ads-apps

2.6 Chiến dịch quảng cáo thông minh.

Loại hình quảng cáo Google Chiến dịch thông minh giúp bạn làm nổi bật điểm bán hàng của doanh nghiệp và thu hút khách hàng thông qua Quảng cáo trên Google, Google Maps và các trang web đối tác.

Quảng cáo Thông minh của bạn có thể xuất hiện khi khách hàng tiềm năng trong khu vực địa lý được nhắm mục tiêu tìm kiếm cụm từ liên quan đến doanh nghiệp của bạn trên Google hoặc Google Maps.

Quảng cáo của bạn cũng có thể xuất hiện cho những người nằm ngoài khu vực lân cận của bạn nhưng tìm kiếm của họ bao gồm các cụm từ liên quan đến doanh nghiệp cũng như vị trí doanh nghiệp của bạn.

3. Chi phí chạy quảng cáo Google

Chi phí chạy quảng cáo Google Adwords được tính trên tổng chi phí các chiến dịch quảng cáo. Các chiến dịch quảng cáo được chia nhỏ hơn thành nhóm quảng cáo và quảng cáo. Cách tính tiền quảng cáo là tổng chi phí các từ khóa được hiển thị hoặc click. Có 3 cách trả tiền quảng cáo:

  • CPC (Cost Per Click) – Trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột: Bạn chỉ trả tiền khi người xem để nhấp vào quảng cáo của bạn và tìm hiểu thêm.
  • CPM (Cost Per 1000 Impressions) – Trả tiền cho 1000 lần hiển thị: Người quảng cáo sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị.
  • Trả tiền khi có chuyển đổi: Bạn sẽ trả tiền khi khách hàng vào website của bạn và thực hiện các thao tác (ví dụ như đặt hàng). Chi phí này có sự thỏa thuận với Google.

quang-cao-google-cpm-cpc

Đối với quảng cáo mạng tìm kiếm (Google search), quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads), quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Apps) chỉ có thể sử dụng cách tính giá thầu CPC. Sử dụng cách tính giá thầu này sẽ giúp tối ưu loại hình quảng cáo của bạn hơn và bạn cũng có thể chủ động trong việc đặt giá cho mỗi chiến dịch quảng cáo.

Còn với quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network) thì có thể lựa chọn giữa CPC và CPM. Hình thức quảng cáo Video thì chỉ sử dụng được cách tính tiền là CPM.

4. Lợi ích của quảng cáo Google

Những lợi ích của quảng cáo Google là gì mà lại thu hút nhiều người muốn sử dụng đến thế? Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn, người dùng buộc phải có phương án tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và chi phí. Có thể ví dụ một số tình trạng thường gặp nhất của Google Ads: Đối thủ click chống phá quảng cáo, bạn cần tham khảo công cụ Chặn Click Ảo để giải quyết vấn đề này.

Cùng xem 8 lý do tại sao phải chạy Google Ads dưới đây.

4.1 Sự hỗ trợ mạnh từ Google

Khi sử dụng Google Adwords, người dùng sẽ nhận được sự hỗ trợ tối đa từ Google bởi đây là chính sách ưu tiên cho những dịch vụ Google. Google còn liên tục phát triển các công cụ khác như Google Analytics, Google Keyword Planner,… để hỗ trợ tối đa người chạy quảng cáo hiệu quả và nhanh chóng nhất. Ngoài ra khi sử dụng Google Adwords việc gian lận sẽ bị hạn chế bởi Google luôn cập nhật kịp thời các chính sách mới.

4.2 Chi phí thấp hiệu quả cao

Khi sử dụng quảng cáo Google, website của bạn sẽ xuất hiện ở các vị trí đặc biệt, có vị trí cao hơn các website khác. Điều này giúp cho khách hàng tiềm năng dễ dàng nhận thấy thông điệp của bạn.

Quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của bạn và chỉ khi nào họ click vào quảng cáo của bạn để xem thêm thông tin, bạn mới phải trả tiền. Điều này đồng nghĩa với việc bạn trả tiền và dễ có khả năng chuyển đổi lượt truy cập thành đơn hàng cao.

tangdoanh thu

4.3 Nhắm mục tiêu quảng cáo

Không xuất hiện tràn lan và tiếp cận tất cả các đối tượng như tờ rơi, quảng cáo banner… Google Adwords chỉ xuất hiện và tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng, những người đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.

Với cách tiếp cận thông minh này, quảng cáo Google Adwords sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý hành vi của khách hàng tiềm năng, qua đó cải tiến và nâng cao hiệu quả kinh doanh online. Đây là một lợi ích của quảng cáo Google mà bạn không thể bỏ qua

Một số lựa chọn mà bạn có với quảng cáo trực tuyến có thể làm chiến dịch tiếp thị của bạn được nhắm mục tiêu nhiều hơn:

  • Từ khóa: Từ và cụm từ liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn, được sử dụng để hiển thị quảng cáo khi khách hàng tìm kiếm các cụm từ đó hoặc truy cập vào trang web có liên quan.
  • Vị trí quảng cáo: Hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google và trang web thuộc Mạng tìm kiếm và hiển thị của Google.
  • Độ tuổi, vị trí và ngôn ngữ: Chọn độ tuổi, vị trí địa lý và ngôn ngữ của khách hàng của bạn.
  • Ngày, thời gian và tần suất: Hiển thị quảng cáo của bạn vào các giờ hoặc ngày nhất định trong tuần và xác định tần suất xuất hiện của quảng cáo.
  • Thiết bị: Quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên tất cả các loại thiết bị và bạn có thể tinh chỉnh quảng cáo của mình xuất hiện trên các thiết bị nào và khi nào.

Việc nhắm mục tiêu quảng cáo tốt sẽ giúp cho quảng cáo của bạn tiếp cận được nhiều người quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn, hiển thị cho họ quảng cáo có liên quan. Thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được ngắm chính xác đến đối tượng khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

4.4 Kiểm soát chi phí

Sử dụng Google Ads bạn có thể kiểm soát cách bạn chi tiêu tiền của mình. Không có số tiền tối thiểu phải chi trả. Bạn có thể chọn số tiền bạn chi cho mỗi quảng cáo, mỗi tháng, mỗi ngày và trả tiền khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn.

Bạn sẽ biết được ngân sách hàng ngày đã sử dụng hết bao nhiêu, số lượng traffic đến website cũng như số lượng các khách hàng mục tiêu đã mua sản phẩm hoặc đăng ký, tìm hiểu thông tin. Nắm rõ các thông tin trên giúp bạn điều chỉnh ngân sách cho việc chạy quảng cáo hợp lý hơn.

4.5 Đo lường ngay hiệu quả hoạt động

Với nhiều công cụ quảng cáo khác đôi khi bạn phải mất từ 1-2 tuần, thậm chí là cả tháng để có được các số liệu thống kê quảng cáo, thời gian lâu như vậy có thể khiến bạn phải bù lỗ một khoản khá lớn nếu chiến dịch quảng cáo không hợp lý và hiệu quả.

Không giống như vậy quảng cáo của Google được tích hợp nhiều công cụ phân tích và thống kê thông minh sẽ giúp bạn thấy ngay được hiệu quả quảng cáo qua các số liệu như số lần xuất hiện, số lần click chuột, chỉ số CTR,… Điều này giúp bạn điều chỉnh chiến lược quảng cáo phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.

Bạn cũng có thể có được nhiều dữ liệu có giá trị khác như theo dõi hành động của khách hàng, sử dụng các công cụ phân tích tìm hiểu thói quen mua sắm của khách hàng.

google ads3 1

Một lợi ích của Google là bạn có thể đo lường và kiểm soát hoạt động của mình

4.6 Quản lý chiến dịch của bạn

Một trong những lợi ích của quảng cáo Google là Google Ads cũng cung cấp cho bạn công cụ để dễ dàng quản lý và theo dõi tài khoản.

Nếu bạn quản lý nhiều tài khoản Google Ads, tài khoản người quản lý Trung tâm khách hàng (MCC) là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian. Tài khoản này cho phép bạn dễ dàng xem và quản lý tất cả các tài khoản Google Ads từ một địa điểm duy nhất.

Bạn cũng có thể quản lý tài khoản Google Ads của mình ngoại tuyến bằng Google Ads Editor, ứng dụng trên máy tính để bàn miễn phí và có thể tải xuống cho phép bạn thực hiện các thay đổi cho tài khoản của mình một cách nhanh chóng và thuận tiện. Với Google Ads Editor, bạn có thể tải xuống thông tin tài khoản của mình, chỉnh sửa chiến dịch ngoại tuyến, sau đó tải những thay đổi của bạn lên Google Ads.

4.7 Thay đổi thông điệp quảng cáo nhanh chóng

Bạn sẽ khó tìm được công cụ quảng nào có khả năng giúp bạn có thể dễ dàng thay đổi thông điệp quảng cáo chỉ sau 15 phút. Nhưng điều này đối với Google Ads lại hoàn toàn có thể và khá dễ dàng để thực hiện. Bạn có thể thay đổi thông điệp quảng cáo bất cứ lúc nào và chỉ sau 15 phút thông điệp mới sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google.

4.8 Hỗ trợ tốt cho hoạt động SEO

Ngoài những lợi ích của quảng cáo Google có thể mang lại trực tiếp cho người sử dụng. Bạn còn có thể tận dụng Google Adwords cho các hoạt động SEO nhờ các thống kê, đánh giá về hiệu quả từ khóa, đối tượng khách hàng tiềm năng, nhu cầu khách thực tế…Bởi vì ưu điểm nhanh, chính xác, dễ đo lường, bạn có thể dễ dàng xác định mục tiêu và thị trường để SEO.

Nếu bạn có thể kết hợp tốt quảng cáo Google và SEO chắc chắn bạn sẽ có lợi thế vô cùng to lớn so với nhiều đối thủ khác.

5. So sánh Google Ads và Facebook Ads

Facebook Ads  Google Ads đều là 2 hình thức quảng cáo phổ biến được nhiều người sử dụng hiện nay. Cùng so sánh 2 loại quảng cáo này:

Nhắm mục tiêu:

Bạn có thể chọn lọc đối tượng cho quảng cáo bằng cách sử dụng bộ lọc sở thích, nhân khẩu học và địa lý. Sau đó, quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận đúng đối tượng và chỉ được hiển thị đến với những người bạn đã định hình.

Quảng cáo Google chủ yếu dựa vào những thuật ngữ tìm kiếm nên sẽ hiển thị khi người dùng có nhu cầu thực sự về sản phẩm và dịch vụ nên sẽ giúp bạn tối ưu chi phí quảng cáo.

Xây dựng thương hiệu:

Người dùng có thể nhìn thấy các quảng cáo một cách thường xuyên hơn, họ cũng có thể thấy được những tương tác trước đó trước khi quyết định bấm sang website hoặc fanpage. Đặc biệt là khi mọi người thấy những người bạn đã thích sản phẩm rồi thì họ sẽ tin tưởng hơn.

Mỗi một nhấp chuột sẽ đưa người dùng đến với 1 trang đích, thường sẽ là website của doanh nghiệp. Vì thế, nếu bạn hướng tới mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi thì bạn cần phải tối ưu website một cách tốt nhất.

Chi phí quảng cáo:

Facebook áp dụng hình thức CPC để thu phí quảng cáo. Tuy nhiên quảng cáo Facebook chỉ dựa vào những sở thích, nhân khẩu học tương tự với đối tượng mục tiêu mà bạn đề ra.

Google Adwords bạn sẽ phải trả lượng phí cao hơn gấp khá nhiều lần tùy vào mức độ cạnh tranh của từ khóa do chất lượng của click. Vì Google nhắm mục tiêu trực tiếp tới những người có nhu cầu thực sự khi tìm kiếm trên Google

Độ phủ quảng cáo:

Facebook Ads chỉ được hiển thị trên Facebook

Quảng cáo Google hiển thị trên toàn bộ hệ thống rộng lớn như Youtube, Blog, Game và các đối tác cung cấp nội dung khác.

6. Một số khó khăn khi chạy quảng cáo Google

  • Từ khóa: Bạn sẽ bị phân tán khi có quá nhiều từ khóa muốn chọn lựa và phân vân từ khóa nào chất lượng và có cạnh tranh tốt. Vì thế hãy theo sát chúng trong thời gian đầu để biết chính xác ngành đó AdWords chạy như thế nào. Bạn cần tham gia đấu giá một thời gian, đồng nghĩa với việc bạn phải mất đi một số tiền để khảo sát thị trường.
  • Tài chính: Nếu nhiều đối thủ tham gia đấu giá, hoạt động kinh doanh không trôi chảy … sẽ góp phần làm chi phí gia tăng, tài chính của bạn sẽ ngày càng eo hẹp. Hãy chọn từ khóa chính xác như vậy bạn sẽ không tốn tiền cho những từ khóa rộng, không đem lại hiệu quả mà tốn tiền.
  • Đối thủ: Các đối thủ thường nâng thứ hạng quảng cáo bằng cách nâng giá thầu lên càng cao càng tốt, điều này khiến những người chạy Google Adwords bị ảnh hưởng rất nhiều còn Google thì hưởng lợi. Vì thế hãy cùng nhau từng bước nâng giá thầu quảng cáo Adwords ở con số thấp nhất như 1 đồng, 2 đồng…
  • Hiểu biết: Trường hợp bạn không có kinh nghiệm hiểu biết về sản phẩm dịch vụ mới của khách hàng, nếu như cứ cắm đầu vào chạy quảng cáo thì sẽ không mang lại hiệu quả.Hãy nghiên cứu và đưa ra một chiến lược chạy quảng cáo từ khóa thật ấn tượng, nhắm đúng đối tượng.
  • Website không đạt chuẩn của Google: Google có những yêu cầu nhất định đối với website tham gia chạy quảng cáo.

Lợi ích của quảng cáo Google rất nhiều. Hiệu quả của quảng cáo Google mang lại chắc chắn không thể bỏ qua. Điều này hấp dẫn rất nhiều người tham gia vào việc chạy quảng cáo Google. Tuy nhiên có nhiều rào cản đối với người sử dụng như cách sử dụng không quá dễ dàng, website không được Google chấp nhận do chưa đạt chuẩn…

Xem thêm thông tin Google Ads:

 

 

Xem thêm
Google Ads

7 lỗi sai cần tránh khi tự chạy Google Ads

Bỏ túi 7 lỗi sai cần tránh khi tự chạy quảng cáo Google Ads mới nhất. Để chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads hiệu quả và tiết kiệm chi phí cần lưu ý điều gì?

quảng cáo google

 

1. Chọn sai loại từ khóa

Việc không chọn đúng từ khóa mục tiêu cho các chiến dịch quảng cáo là sai lầm thường gặp của nhiều doanh nghiệp khi quảng cáo Google Ads. Việc lựa chọn từ khóa phù hợp với mục tiêu và chiến dịch ngân sách sẽ giúp google trả về những kết quả có liên quan chuẩn xác hơn.

quảng cáo google

2. Tránh dùng các từ khóa phủ định

Thực tế là khi dùng các từ khóa phủ định, bạn sẽ loại trừ được những từ khóa không phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Từ khóa phủ định không chỉ giúp bạn tăng điểm chất lượng của Google ADs mà còn giúp giảm chi phí và tăng tỷ lệ hoàn vốn (ROI).

Ví dụ, từ khóa mục tiêu là “khóa học digital marketing”, bạn thêm từ “miễn phí” vào danh sách từ khóa phủ định. Quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện đối với những đối tượng khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm “Khóa học digital marketing miễn phí”.

3. Không phân vùng địa lý

Khi chạy quảng cáo Google Adwords, bạn nên khoanh vùng quảng cáo ở những khu vực có nhiều nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của bạn. Việc chọn lựa cụ thể vị trí khách hàng giúp Google Ads hiển thị tốt và tăng khả năng chuyển đổi hơn. Bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí quảng cáo cho những vùng chưa phải trọng điểm.

4. Đặt sai trang đích hoặc quên không thêm phần liên hệ vào trang đích

Trang đích hay còn gọi là Landing Page – một trang Web mà người dùng sẽ được “chuyển đến” sau khi click vào quảng cáo của bạn. Bạn nên đặt Landing Page của mình là trang có liên quan gần nhất với nội dung quảng cáo. Quan trọng hơn, trang đích của bạn phải có phần thông tin liên hệ – thông tin cực kỳ hữu ích giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi thành lợi nhuận.

5. Chỉ có 1 biến thể Google Ads cho mỗi nhóm quảng cáo

Nếu chỉ có 1 biến thể quảng cáo thì bạn sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Vì thế bạn nên tạo nhiều phiên bản thử nghiệm khác nhau để biết phiên bản quảng cáo nào đạt hiệu suất cao.

Ví dụ: từ khóa của bạn là “đàn piano cơ” thì bạn có thể tạo ra 3 phiên bản quảng cáo cho từ khóa này:

  • Quảng cáo phổ biến: Cửa hàng bán đàn piano cơ
  • Quảng cáo danh mục sản phẩm: Những dòng đàn piano cơ được yêu thích nhất
  • Quảng cáo sản phẩm cụ thể: Đàn piano cơ cho người mới học

6. Không đẩy mạnh nhận diện thương hiệu

Khi tự chạy quảng cáo Google Ads, bạn có thể trích một phần chi phí quảng cáo cho tên thương hiệu để đẩy mạnh và tăng độ nhận diện cho mình. Vì khi người dùng đã nhập tên thương hiệu của bạn vào thanh tìm kiếm có nghĩa là khả năng chuyển đổi thành khách mua hàng cực kì cao. Ngoài ra, Google Ads chứa tên thương hiệu có thể cung cấp các thông điệp tốt hơn thông qua các SERP.

7. Không hiểu về lợi nhuận và chuyển đổi lợi nhuận

việc theo dõi hành trình chuyển đổi và tỷ suất lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện doanh thu trong thời gian dài chứ không chỉ đơn giản là đạt được lợi nhuận ngắn hạn. Bạn có thể thiết lập chuyển đổi từ tùy chọn “Công cụ và phân tích” (Tools and Analysis). Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí khi bạn hiểu rõ bạn mong muốn tạo ra bao nhiêu lợi nhuận và tỉ lệ chuyển đổi như thế nào.

Trên đây là 7 lỗi sai dễ mắc phải khi mới bắt đầu tự chạy quảng cáo Google Ads. Bạn có bổ sung thêm lỗi sai nào không? Chia sẻ để cùng rút kinh nghiệm và học hỏi nhé!

Xem thêm các bài viết về Google Ads:

Xem thêm
Google Ads

7 điều kiện để website có thể quảng cáo Google Shopping

Chắc hẳn ở đây ai cũng đã từng nghe Google Shopping.

Google Shopping đang là loại hình quảng cáo Google mang lại hiệu quả nhất dành cho những doanh nghiệp bán hàng trên website.

Tuy nhiên để có thể quảng cáo được Google Shopping thì lại không đơn giản chút nào. Một mặt là quá trình setup quảng cáo phức tạp hơn các loại hình khác, mặt khác là điều kiện để Google cho phép doanh nghiệp có thể quảng cáo Google Shopping khá khắt khe.

website-quang-cao-google-shopping

 

1. Website của doanh nghiệp phải là website bán hàng

Đây là điều kiện đầu tiên để website có quảng cáo Google Shopping được hay không

Website cần có những chức năng đơn giản của website bán hàng là giỏ hàng, chức năng thanh toán,….

2. Thông tin liên hệ :

Footer của trang web của bạn cần phải có ít nhất 2 trong số những thông tin dưới đây:

  • Địa chỉ email: Tốt nhất nếu email của bạn có chung domain với trang web
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ doanh nghiệp

* Lưu ý: Form “Liên hệ với chúng tôi” hoặc “Contact us” sẽ không được tính như thông tin liên hệ.

3. Thông tin rõ ràng về Điều kiện và Điều khoản thanh toán:

Trên webiste cần có những thông tin rõ ràng về:

  • Điều khoản và điều kiện thanh toán phải rõ ràng và dễ thấy đối với người dùng.
  • Điều khoản và điều kiện thanh toán không thể chỉ được cung cấp qua một link liên kết.
  • Giá và phương pháp thanh toán phải rõ ràng và được đặt trên trang web ở vị trí dễ thấy đối với người dùng. Cung cấp giá cả và thông tin thanh toán bằng bản in rất nhỏ trên trang web không được coi là dễ thấy đối với người dùng.website-quang-cao-google-shopping

    4. Chính sách hoàn trả và hoàn tiền:

    Phải đề cập rõ ràng cách thức hoạt động của chính sách hoàn trả, chính sách hoàn tiền (Cần phân biệt 2 chính sách khác nhau này nhé)

    Về cơ bản, bạn cần phải đề cập rõ ràng đối với người mua hàng về việc họ mua hàng từ ai và cần chuyển đến đâu trong trường hợp có vấn đề.

    Điều này không hoàn toàn bắt buộc, nếu doanh nghiệp bạn không có chính sách hoàn trả và hoàn tiền, hãy ghi vào website ở vị trí dễ thấy (foot, header) để các chuyên gia Google xét duyệt dễ thấy

    5. Bảo mật thông tin thanh toán

    Khi xử lý thông tin cá nhân từ khách hàng, hãy đảm bảo rằng website của bạn sử dụng dịch vụ xử lý bảo mật (SSL được bảo vệ, có chứng chỉ SSL hợp lệ).

    Hiện nay có nhiều hosting cho làm SSL Free, nhưng nếu SSL bản trả phí sẽ tốt hơn rất nhiều

    6. Hoàn tất quy trình thanh toán:

    Bạn cần đảm bảo người dùng có thể thêm hàng vào giỏ hàng và hoàn tất thủ tục thanh toán một cách dễ dàng.

    Nếu bạn có nhiều phương thức thanh toán, bạn phải có phần tích vào chọn phương thức đễ người dùng dễ dàng chọn phương thức phù hợp với họ.

    7. Sử dụng phương thức tiền tệ phù hợp với địa phương mà bạn bán hàng

    Trong trường hợp các bạn xét duyệt thất bại, sau khi chỉnh sửa thành công thì hãy điền vào form mẫu để các chuyên gia Google truy cập website để xét duyệt lại nhé.

    Dây là 7 điều kiện mà website cần thỏa mãn trước khi có thể quảng cáo Google Shopping. Mong cộng đồng chúng ta sẽ thực hiện đúng quy định của Google để tránh rủi ro lâu dài.

    Xem thêm thông tin:

  • 6 bí kíp tối ưu ngân sách quảng cáo Google ads
Xem thêm
Facebook Ads

6 phương pháp target chính xác đối tượng quảng cáo Facebook

Target chính xác đội tượng quảng cáo Facebook để chiến dịch quảng cáo hiệu quả hãy cùng Life Media tìm hiểu qua bài viết này nhé!

. Target đối tượng quảng cáo facebook là gì?

Target đối tượng quảng cáo Facebook là công đoạn vô cùng quan trọng trong thiết lập một chiến dịch quảng cáo mới. Hiểu một cách đơn giản, target đối tượng quảng cáo là lựa chọn tệp người dùng mà chiến lược quảng cáo của bạn nhắm đến. Người dùng nào sẽ nhìn thấy quảng cáo, tiếp cận được với sản phẩm, dịch vụ, chương trình mới của bạn sẽ được quyết định trong bước target đối tượng quảng cáo.

2. Tầm quan trọng của target đối tượng quảng cáo chính xác

Target đối tượng quảng cáo chính xác đem lại cho bạn hiệu quả kinh doanh cực lớn. Nhắm đối tượng khách hàng càng đúng, tỷ lệ chuyển đổi của quảng cáo gia tăng, quảng cáo đến đúng người giúp cơ hội bán hàng càng nhiều bên ngay việc làm giảm tối đa chi phí click quảng cáo,…

target-quang-cao-facebook

. Công cụ target đối tượng quảng cáo Facebook

3.1 Facebook Audience Insights

Công cụ target đối tượng quảng cáo Facebook Audience Insights là công cụ hỗ trợ target tuyệt vời nhất. Với nguồn dữ liệu người dùng khổng lồ được cung cấp bởi chính Facebook, người làm quảng cáo Facebook chắc chắn không thể bỏ qua công cụ này. Cung cấp các thống kê, dữ liệu vô cùng có ích cho việc nghiên cứu khách hàng, target đối tượng quảng cáo, đừng bỏ qua công cụ này nhé.

3.2 Target Generator

Target Generator cũng là một công cụ thú vị giúp bạn tìm kiếm, nghiên cứu được sâu hơn về sở thích người dùng thông qua việc định vị các trang có lượt theo dõi lớn từ đối tượng mục tiêu bằng việc nghiên cứu từ khóa. Tuy nhiên bạn cần trả phí để sử dụng công cụ này.

3.3 Pixel Facebook

Theo dõi cookie khách hàng, truy vết, tạo tệp đối tượng khách hàng tiềm năng là điều Pixel Facebook có thể hỗ trợ bạn. Không chỉ theo dõi hành vi người dùng, đây còn là công cụ giúp tối ưu hiệu quả quảng cáo Facebook bạn nên sử dụng.

3.4 Google Analytics

Tuy không phải một nền tảng chuyên dụng cho quảng cáo Facebook, Google Analytics cũng là một công cụ hỗ trợ target đối tượng quảng cáo Facebook hiệu quả. Với những từ khóa tập khách hàng sẵn có từ doanh nghiệp, người dùng có thể phân tích các số liệu nhân khẩu hỏi như giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý hay sở thích nhóm khách hàng mục tiêu. Chính như phân tích, đo lường đó, bạn có thể áp dụng chúng vào chính chiến lược target đối tượng quảng cáo Facebook.

4. Cách target đối tượng quảng cáo Facebook hiệu quả

4.1 Target đối tượng quảng cáo theo nhân khẩu học

4.1.1 Độ tuổi

Mỗi độ tuổi khách hàng khác nhau sẽ có những hành vi thái độ khác nhau đến sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp. Phân tích được những đặc điểm riêng đó của họ, từ đó đạt được hiệu quả quảng cáo cao chính là công việc bạn phải thực hiện. Tùy theo từng đặc tính riêng của người ở từng độ tuổi, bạn chia nhỏ được các tập khách hàng khác nhau, đó là một cách target đối tượng quảng cáo Facebook phổ biến.

  • Nhóm 18-22: Nhóm sinh viên, người đi làm với thu nhập thấp. Hoạt động sôi nổi trên các mạng xã hội, khả năng tương tác, cuốn theo trào lưu cao.
  • Nhóm 23-25: Nhóm đi làm, đã có thu nhập tốt hơn nhưng chưa ổn định, có thời gian truy cập Internet cao, có mức chi tiêu thường tiêu cho các sản phẩm trực tuyến.
  • Nhóm 26-30: Mức sống và thu nhập ổn định, tùy từng giới tính mà có những nhu cầu mua sắm khác nhau, tuy nhiên cao cấp, đắt tiền hơn. Có nhu cầu sử dụng Internet hằng ngày, tuy vậy có hạn chế hơn hai nhóm trên.
  • Nhóm 31-40: Mức sống cao, dư dả, có nhiều nhu cầu mua sắm. Đặc biệt coi trọng chất lượng sản phẩm, nhu cầu sử dụng Internet, mạng xã hội không nhiều.
  • Nhóm 40 trở lên: Không dành nhiều thời gian sử dụng Internet và mạng xã hội, khả năng tương tác thấp mặc dù có nhu cầu và khả năng mua hàng cao.

Dựa vào nghiên cứu nhóm khách hàng, thấu hiểu được nhu cầu, sở thích của từng nhóm tuổi để chia nhỏ các nhóm, target đối tượng quảng cáo Facebook Ads chuẩn xác có thể đem lại hiệu quả cao tới doanh thu doanh nghiệp.

4.1.2 Khu vực địa lý

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách target đối tượng quảng cáo Facebook theo vị trí địa lý. Tùy theo thiết lập của bạn, quảng cáo có thể hiển thị tại những khu vực nhất định, tới những người dùng sống tại địa bàn đó.

Đây là cách target hay cho những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm địa phương. Tìm đến đúng khách hàng, tăng lợi nhuận, đây là cách target đối tượng quảng cáo bạn có thể sử dụng. Bạn có thể target đối tượng quảng cáo bằng 3 phương pháp:

  • Nhập vị trí: Bạn nhấp đúng vị trí mong muốn phát quảng cáo, khu vực, quốc gia cụ thể.
  • Xác định trên bản đồ: Tọa độ vị trí sẽ được tự động điền vào sau khi bạn kéo chọn được khu vực mong muốn. Bạn được phép cài đặt bán kính xung quanh tùy theo ngân hàng đề ra.
  • Thêm hàng loại vị trí: Bạn có thể tìm kiếm chức năng này trong mục target, “Thêm hàng loạt vị trí”.

Ngoài ra ra, bạn có thể loại trừ các vị trí bạn không nhắm đến. Công cụ chọn vị trí được đặt ở bên trái tên khu vực, hãy bỏ đi những địa điểm bạn không muốn Facebook đưa quảng cáo.

4.1.3 Tình trạng quan hệ

Bạn có thể target vào tình trạng quan hệ của khách hàng. Dựa vào tình trạng hôn nhân mà họ khai báo trên Facebook cá nhân, bạn có thể lựa chọn, hoặc loại trừ nhóm không có nhu cầu với sản phẩm. Ví dụ như những sản phẩm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ phù hợp hơn với nhóm người đã lập gia đình, hay các sản phẩm, dịch vụ lễ cưới, chụp ảnh có thể phù hợp với những người đã đính hôn.

4.2 Target đối tượng quảng cáo theo sở thích

Target đối tượng theo sở thích là cách target đòi hỏi nghiên cứu sâu về khách hàng cũng như đem lại hiệu quả cao. Để target chuẩn xác quảng cáo, nhắm đến chính sở thích người dùng thông qua những phân tích chi tiết khách hàng.

Bằng những nghiên cứu thực tế cũng như ứng dụng các công cụ hỗ trợ phân tích khách hàng, bạn có thể đưa ra những đặc tính, sở thích của nhóm đối tượng mục tiêu.

4.3 Remarketing

Remarketing – Tiếp thị lại là chiến lược target đối tượng quảng cáo Facebook vô cùng quyền lực. Chúng nhắm đến những khách hàng tiềm năng đã từng có những hành vi thể hiện sự hứng thú với sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Sử dụng target đối tượng với Facebook Custom Audiences, bạn có thể lựa chọn, thiết lập hướng quảng cáo đến những nhóm đối tượng nhất định, những người vừa mới ghé thăm website, trang bán hàng, hay thậm chí người dùng đã xem một sản phẩm nhất định của bạn. Bạn còn có thể cài đặt loại trừ đưa quảng cáo đến những người dùng đã mua hàng gần đây nếu họ không có vẻ sẻ mua lại sản phẩm trong tương lai gần.

Cài đặt Facebook Pixel ngay để sử dụng công cụ này. Tiếp đến thực hiện theo các bước dưới đây để tạo lập nhóm đối tượng tiếp thị lại:

  • Trong Ads Manager, đi tới mục Audiences
  • Chọn “Create a Custom Audience”
  • Click Website Traffic
  • Thiết lập những quy tắc, điều kiện target đối tượng
  • Đặt tên tập đối tượng và chọn “Create Audience”remarketing-quang-cao-facebook

    4.4 Facebook Lookalike audience

    Facebook Lookalike Audiences cho phép bạn xây dựng những danh sách đối tượng tiềm năng được nhắm đến có những đặc tính tương đồng với khách hàng sẵn có của bạn.

    Với Lookalike Audiences, bạn không cần thiết phải nắm được dữ liệu cốt lõi nào mình đang cần nhắm. Bằng những dữ liệu khách hàng và thuật toán phân tích phức tạp của Facebook, công cụ này sẽ thực hiện điều đó giúp bạn.

    Để sử dụng Lookalike Audiences để target đối tượng, bạn làm theo các bước dưới đây.

    • Tại Ads Manager chọn Audiences
    • Click chọn “Create a Lookalike Audience
    • Lựa chọn nhóm đối tượng mẫu
    • Lựa chọn khu vực bạn muốn đưa quảng cáo đến
    • Click vào “Create Audience”

    4.5 Target kèm điều kiện

    Facebook đưa ra cho bạn vô vàn những phương cách target đối tượng quảng cáo khác nhau. Với 3 nhân tố target chính bao gồm nhân khẩu học, sở thích và hành vi, đối tượng nhắm đến có vẻ còn khá rộng.

    Với việc target đối tượng quảng cáo theo nhân khẩu học, bạn có thể đưa được quảng cáo tới những đối tượng là người đã lập gia đình. Bằng việc kết hợp nhiều điều kiện khác nhau, bạn có thể thu hẹp hơn tới những phụ huynh có con nhỏ, nghề nghiệp, tình trạng quan hệ của họ. Kết hợp các yếu tố thông qua phân tích khách hàng, bạn đã có thể đưa ra những điều kiện, yếu tố khác nhau làm thu nhỏ phạm vi người dùng mạng xã hội.

    Với sở thích, bạn muốn nhắm đến người đang có nhu cầu đi du lịch biển. Trong hành vi, bạn muốn hướng đến đối tượng thường xuyên đi du lịch nước ngoài. Sử dụng Narrow Audience hay Narrow Further để điều chỉnh, đưa thêm vào những điều kiện mới. Ví dụ bạn là chủ của một khu resort ven biển cao cấp với các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc trẻ, bạn hoàn toàn có thể tạo các chiến dịch hướng tới những cặp vợ chồng trẻ với mức thu nhập ổn định và thường xuyên đi du lịch.

    Trong việc xây dựng nhóm đối tượng mục tiêu, bạn có thể kiểm soát số lượng người tiếp cận được với quảng cáo khi bạn thêm những yếu tố nhất định. Facebook sẽ cho bạn biết nếu bạn đề ra các điều kiện quá chi tiết. Chiến lược target đối tượng này được thiết kế đặc biệt cho những chiến dịch quảng bá cần nhắm đến tập đối tượng chuẩn xác nên chúng không phù hợp cho việc quảng bá thương hiệu thông thường. Hãy sử dụng chiến lược chọn đối tượng quảng cáo này hướng người dùng đến các landing page để tối ưu chuyển đổi.

    4.6 Target đối tượng đối thủ

    Như đã nói ở trên, tận dụng triệt để Facebook Audience Insights là cách tốt nhất giúp bạn target đúng được đối tượng mong muốn. Với nguồn dữ liệu khổng lồ, công cụ này còn hỗ trợ đắc lực trong việc nhắm nhóm đối tượng theo dõi kênh đối thủ. Bằng cách nào?

    • Truy cập Audience Insights dashboard và lựa chọn “Everyone on Facebook”.
    • Dưới mục Create Audience ở phí bên trái màn hình, thiết lập các cài đặt nhắm chọn đối tượng cơ bản về nhân khẩu học, sở thích để tạo một tệp đối tượng trùng khớp với khách hàng mục tiêu nhắm đến.
    • Click chọn Page Likes để xem những trang nào đang được nhóm khối đối tượng đó yêu thích và theo dõi. Lưu lại danh sách này nhé.
    • Trở lại tab Create Audience, gõ tên fanpage của một trong những đối thủ của bạn trong mục Interest.
    • Tại đây, bạn có thể thấy thông tin nhân khẩu học ở phía bên phải màn hình. Ghi lại những insight khách hàng bạn có thể sử dụng thêm cho chiến dịch quảng cáo hiện tại.
    • Với những thông tin, insight bạn mới thu được, hãy thử test chúng. Hoặc chọn Save để lưu lại một file nhóm đối tượng mục tiêu của đối thủ.

    5. Lưu ý

    Có vô vàn những cách target đối tượng quảng cáo, tuy nhiên điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất là bạn phải có nội dung quảng cáo tốt. Các quảng cáo chất lượng, đạt đúng tiêu chí của Facebook có thể chạy hiệu quả hơn và có thể cải thiện nhắm đúng mục tiêu khách hàng.

    Ba yếu tố được Facebook đưa ra nhằm đáp ứng kiểm duyệt các chiến lược quảng cáo:

    • Xếp hạng chất lượng
    • Tỷ lệ tương tác
    • Tỷ lệ chuyển đổi

    Mọi người thường thích nhìn thấy những quảng cáo phù hợp với bạn thân. Facebook đánh giá gắt gao sự phù hợp từ nội dung quảng cáo với người dùng tiếp cận trước khi cho phép quảng cáo đó xuất hiện. Mục đích chính của việc đưa quảng cáo Facebook đến một nhóm đối tượng nhất định nhằm kích thích hành vi của khách hàng, thúc đẩy họ hành động.

    quang-cao-facebook

  • Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn nhằm gia tăng điểm chất lượng cho quảng cáo:
    • Trực quan, thẩm mỹ và ngắn gọn, hãy tập trung vào chất lượng quảng cáo
    • Lựa chọn định dạng quảng cáo phù hợp
    • Cài đặt thời gian chạy quảng cáo chiến lược
    • Tối ưu quảng cáo với thực nghiệm A/B
    • Luôn quan sát đối thủ

    KẾT

    Trên đây là những cách target đối tượng quảng cáo phổ biến đem lại hiệu quả tốt, cũng như những công cụ hỗ trợ bạn nhắm đối tượng quảng cáo chuẩn xác. Hãy tận dụng triệt để sự hỗ trợ từ công nghệ kỹ thuật, tối ưu nội dung quảng cáo, nhắm đối tượng phù hợp để chiến lược quảng cáo đạt hiệu quả cao. Chúc các bạn thành công!

Xem Thêm:

Xem thêm
Facebook Ads

Facebook CPC: 7 mẹo giúp giảm chi phí quảng cáo Facebook

Quảng cáo Facebook có thể là một trong những kênh quảng cáo tiết kiệm chi phí nhất để tiếp cận những khách hàng lý tưởng của bạn.

Bạn có thể nhắm mục tiêu mọi người dựa trên sở thích, nhân khẩu học và thậm chí cả các mốc quan trọng, chẳng hạn như nếu ai đó vừa sinh nhật, kết hôn hoặc có con. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bạn rất dễ tiêu cả đống tiền trên Facebook một cách nhanh chóng mà chẳng có gì để khoe. Một trong nhiều số liệu bạn có thể sử dụng để kiểm soát các chiến dịch quảng cáo và ví tiền của mình là giá mỗi nhấp chuột (CPC). Trong bài đăng này, cùng Life Media sâu vào CPC là gì, khi nào bạn nên sử dụng và cách giảm CPC của bạn trên Quảng cáo Facebook.cost-per-click-cpc

CPC là gì?

CPC, hay giá mỗi nhấp chuột, chỉ đơn giản là chi phí bạn phải trả cho mỗi nhấp chuột vào chiến dịch quảng cáo của mình trên Facebook. Bên cạnh nội dung của chính quảng cáo của bạn, có một số thành phần có thể ảnh hưởng đến CPC trên Facebook của bạn, bao gồm:

  • Chất lượng và mức độ liên quan của quảng cáo: Cách mọi người phản ứng với quảng cáo của bạn.
  • Nhắm mục tiêu quảng cáo: Bạn đang hiển thị quảng cáo của mình cho ai.
  • Vị trí đặt quảng cáo: Nơi quảng cáo của bạn hiển thị trên Facebook nguồn cấp tin tức, thanh bên, điện thoại di động, v.v.
  • Tối ưu hóa để phân phối quảng cáo: Bạn đã đặt tối ưu hóa chiến dịch cho các nhấp chuột, hiển thị hoặc phạm vi tiếp cận duy nhất hàng ngày chưa?

CPC được tính như thế nào trên Facebook?

Theo Facebook, họ tính CPC bằng cách lấy tổng số tiền chi tiêu và chia cho tổng số lần nhấp vào liên kết. Nếu bạn chọn chiến dịch quảng cáo CPC, điều này có nghĩa là bạn trả tiền cho quảng cáo Facebook bất cứ lúc nào có ai đó nhấp vào một trong các quảng cáo của bạn. Một CPM phương tiện chiến dịch mà bạn phải trả cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo của bạn nhận được. Điều này có nghĩa là bạn đang bị tính phí dựa trên số lần quảng cáo của bạn đã được xem bất kể họ có nhấp vào, tương tác hay thậm chí nếu họ chỉ xem quảng cáo trong vài giây khi họ đang cuộn qua nguồn cấp tin tức của họ.

ty le nhap quang cao facebook 2019

Thế nào là 1 CPC tốt cho quảng cáo facebook?

Trong một cuộc khảo sát có 63% số người được hỏi đã báo cáo CPC trên Facebook dưới 1 đô. Tuy nhiên, có rất nhiều người và thương hiệu đang sử dụng quảng cáo trên Facebook vào năm 2020. Chúng tôi khuyên bạn không nên cố gắng sử dụng điểm chuẩn CPC chung. Đó là bởi vì có rất nhiều yếu tố đi vào một chiến dịch quảng cáo.

Thay vào đó, tốt nhất là tạo điểm chuẩn của riêng bạn dựa trên dữ liệu lịch sử (lý tưởng là) hoặc trong ngành của bạn. Điều này là do tỷ lệ CPC của quảng cáo dao động dựa trên cung và cầu. Nếu bạn đang ở trong một ngành mà có rất nhiều công ty đều mua quảng cáo, điều này thúc đẩy nhu cầu và cuối cùng bạn sẽ chi tiền cho mỗi nhấp chuột hơn bất kỳ ngành nào có ít cạnh tranh hơn.

CPC so với CPM cái nào tốt hơn?

Để trả lời câu hỏi này còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề. Việc chọn CPC hoặc CPM làm yếu tố quyết định chính cho sự thành công của chiến dịch Quảng cáo trên Facebook hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của chiến dịch. Ví dụ: nếu chiến dịch của bạn tập trung vào nhận thức về thương hiệu và người dùng đầu kênh, hãy chọn theo dõi CPM. Dựa trên số tiền bạn đang chi tiêu cho hàng nghìn lần hiển thị này, bạn có thể thấy mức độ liên quan và hấp dẫn của quảng cáo đối với khán giả.

quang-cao-facebok-cpc

Tuy nhiên, nếu chiến dịch của bạn tập trung vào chuyển đổi và người dùng có kênh thấp hơn, hãy chọn theo dõi CPC. Bạn muốn thúc đẩy các nhấp chuột đến trang web của mình, nhưng bạn cũng không muốn trả một số tiền quá lớn cho mỗi nhấp chuột đó. Theo cách này, không có câu trả lời rõ ràng giữa việc theo dõi CPC hay CPM. Để chọn số liệu tốt nhất cho bạn, hãy nghĩ về mục đích của chiến dịch quảng cáo trên Facebook và mối quan hệ của với kênh bán hàng của bạn.

Sự đồng thuận chung giữa hầu hết là tập trung vào CPM cho các sáng kiến ​​nâng cao nhận thức thương hiệu và CPC cho mọi thứ khác. CPM có thể là một tín hiệu tốt hơn cho các chiến dịch đầu kênh, trong khi CPC là một tín hiệu tốt hơn cho cuối kênh. Nguyên nhân là vì CPM hay CPC còn phụ thuộc vào mục tiêu chiến dịch của bạn. Nếu mục tiêu của bạn tập trung vào các sáng kiến ​​nâng cao nhận thức thương hiệu, thì việc đo lường CPM sẽ giúp xác định mức độ hiệu quả của chiến dịch. Bằng cách tối ưu hóa các mục tiêu không phải nhận thức về thương hiệu, CPC sẽ giúp bạn xác định mức độ thành công của các chiến dịch của mình.

Khi chạy quảng cáo Facebook, mô hình CPC ưu việt hơn để đo lường thành công của chiến dịch vì ít rủi ro hơn và cách thức hoạt động cũng giống như một chuyển đổi. Người dùng nhấp qua quảng cáo của bạn vẫn là một số dạng hành động và kết quả. Ít nhất người dùng có thể nhìn thấy trang đích và đề nghị của bạn, làm tăng cơ hội chuyển đổi. Mặt khác, CPM chỉ cho biết rằng quảng cáo của bạn đã được phân phát trên Facebook. Tuy nhiên, không có gì hiển thị nếu một quảng cáo được nhấp vào hoặc thậm chí được chú ý, có nghĩa là bạn có thể chi hàng nghìn đô la cho quảng cáo trên Facebook mà không có gì để hiển thị.

Cuối cùng, CPC hay CPM đều phụ thuộc vào chất lượng của quảng cáo. Nếu đó không phải là một quảng cáo tuyệt vời, nhưng bạn có một kênh bán hàng vững chắc, thì CPC là cách để đi. Bạn có thể có ít người nhấp hơn, nhưng kênh là nơi xảy ra chuyển đổi từ người này sang khách hàng khác. Ngược lại, nếu bạn có một quảng cáo tuyệt vời nhưng kênh bán hàng ổn, thì CPM là lựa chọn tốt hơn. Phễu bán hàng có thể không hoạt động với tất cả mọi người, nhưng vì có số lượng người cao hơn trong đó, nên rất có thể bạn sẽ biến một số người trong số họ thành khách hàng.

7 cách để giảm CPC quảng cáo trên Facebook

Một trong những cách tốt nhất để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp của bạn là giảm chi phí thu hút khách hàng, bao gồm việc loại bỏ mọi chi tiêu quảng cáo lãng phí. Dưới đây là 7 chiến thuật bạn có thể sử dụng để giảm CPC quảng cáo trên Facebook của mình.

1. Chạy thử nghiệm với các mục tiêu chiến dịch quảng cáo khác nhau

Mọi người không chạy thử nghiệm mục tiêu chiến dịch thường xuyên, nhưng mẹo này rất hữu ích. Về cơ bản, kiểm tra mục tiêu cho một chiến dịch chỉ muốn nhận được hiển thị hay lưu lượng truy cập so với chuyển đổi được thiết lập cho lượt xem trang. Không chỉ có thể giảm CPC một cách nhất quán với mục tiêu chuyển đổi, mà khi nhận được các chuyển đổi kênh thấp hơn trong (khách hàng tiềm năng, mua hàng,…), bạn có thể dễ dàng thay đổi chuyển đổi mà tôi đang tối ưu hóa và vẫn giữ tất cả những điều đó dữ liệu lịch sử có giá trị làm việc. Về cơ bản, mẹo này làm giảm CPC và giúp bạn đạt được thành công hay thử nghiệm trong tương lai.

2. Tối ưu hóa việc nhắm mục tiêu quảng cáo của bạn

Để tối ưu hóa CPC của chiến dịch, bạn cần phải tạo một chiến lược được nhắm mục tiêu cao. Thay vì chỉ cho phép Facebook chọn đối tượng của bạn, hãy tự chọn sở thích và vị trí địa lý để bạn có thể nhắm mục tiêu những đối tượng phù hợp nhất với công ty của mình. Bằng cách phân khúc đối tượng mục tiêu và tạo quảng cáo tập trung vào các phân khúc nhỏ hơn này trong cơ sở đối tượng, bạn có thể phân bổ ngân sách để thúc đẩy quảng cáo trên Facebook đến các nhóm cụ thể mà bạn biết hoạt động tốt và sẽ đáp ứng khán giả dễ tiếp thu. Đây là một chiến lược đặc biệt hữu ích khi chạy nhiều quảng cáo và không muốn người xem sử dụng quá liều nội dung của bạn.

Cách hiệu quả nhất để tối ưu hóa CPC của các chiến dịch quảng cáo trên Facebook của bạn là nhắm mục tiêu đến đối tượng cụ thể hơn với các quảng cáo có liên quan cao. Cố gắng thu hẹp đối tượng mục tiêu của bạn, vì vậy bạn sẽ chỉ đặt giá thầu cho những người bạn thực sự muốn tiếp cận. Tạo quảng cáo được cá nhân hóa cho khán giả của bạn để đảm bảo bạn thu hút sự chú ý của họ. Luôn nhấn mạnh lợi ích của người dùng, những gì người dùng có thể nhận được phải là trọng tâm chính trong quảng cáo của bạn.

Sử dụng hình ảnh chất lượng cao với tiêu điểm trực quan mạnh mẽ. Hình ảnh có liên quan hỗ trợ điểm chính của quảng cáo của bạn có xu hướng hoạt động tốt hơn. Nhiều khi chọn hình ảnh của mọi người thay vì hình ảnh của đồ vật / hình vẽ / đồ họa vì mọi người có thể liên hệ nhiều hơn với mọi người. Sử dụng USP mạnh (điểm bán hàng duy nhất). Sử dụng số trực tiếp và chiết khấu trong dòng tiêu đề của bạn, bởi vì con người yêu thích những con số. Chúng ta thích phân tích và cấu trúc mọi thứ trong cuộc sống của mình. Có một sự thật thú vị rằng con người có nhiều khả năng tin tưởng vào những con số lẻ hơn. Trên thực tế, chúng có thể tăng CTR của bạn trên quảng cáo lên 20% khi so sánh với một số chẵn.

3. Tránh các đối tượng trùng lặp

Khi bạn bắt đầu xây dựng các chiến dịch Quảng cáo trên Facebook, hãy cố gắng giảm thiểu sự trùng lặp đối tượng của bạn. Các nhà tiếp thị thường tạo nhiều quảng cáo trong đó hầu hết mọi thứ đều giống nhau ngoại trừ một hoặc hai yếu tố. Kết quả là, các thương hiệu này đang đấu thầu chống lại chính họ. Điều này sẽ không giúp ích gì cho CPC của bạn.

Ví dụ: giả sử bạn muốn quảng cáo một quảng cáo tập trung vào địa lý; bạn sẽ không xây dựng một chiến dịch nhắm mục tiêu đến Coral Gables ở Florida và sau đó là một chiến dịch khác nhắm mục tiêu toàn bộ Hạt Miami-Dade. Các bộ lọc tương tự có thể được áp dụng cho độ tuổi, sở thích, số lượt thích trang và các yếu tố khác.

4. Sử dụng nhiều hình ảnh và video

Bạn nên sử dụng các quảng cáo sáng tạo. Không gì có thể giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn việc có một hình ảnh hấp dẫn kèm theo mô tả sáng tạo. Ngoài ra, hãy tiến hành thử nghiệm A/B và xem quảng cáo nào gặt hái được kết quả tốt nhất.

quang-cao-facebook

Chúng ta thường bắt đầu với một số ý tưởng về những gì mình đang tìm kiếm và những gì sẽ tạo ra CTR tốt, do đó là CPC trên Facebook. Và sau một loạt thử nghiệm, những sáng tạo đó đã được tinh chỉnh để trở thành một hũ mật kiếm tiền. CPC hoặc CPM tốt là chưa đủ, theo dõi các nhóm thuần tập của người dùng sau khi họ truy cập vào trang web / ứng dụng và việc sử dụng trong ứng dụng của họ là yếu tố phân biệt chiến dịch tốt với chiến dịch kém.

Sử dụng một phương tiện truyền thông tốt là một cách tuyệt vời để tăng CPC cho quảng cáo Facebook. Mọi người cuộn xuống không mục đích qua nguồn cấp tin tức của họ, do đó, có một hình ảnh sáng tạo xuất hiện trên màn hình với độ tương phản màu phù hợp giúp thu hút tầm nhìn và tăng khả năng được nhấp vào quảng cáo. Ngay cả việc sử dụng video cũng cực kỳ có lợi vì nhiều người vẫn bật tính năng tự động phát video. Một video tuyệt vời với một thông điệp mạnh mẽ sẽ làm nên điều kỳ diệu cho mục tiêu CPC của bạn.

5. Tính toán tỷ lệ hành động ước tính của bạn

Tính EAR hoặc tỷ lệ hành động ước tính của bạn. Khi bạn định chạy chiến dịch giá mỗi nhấp chuột trên Facebook, bạn phải tập trung vào mục tiêu mong muốn của mình là nhấp chuột hoặc chuyển đổi. Sau khi chọn mục tiêu chiến dịch, Facebook sử dụng các thuật toán của riêng mình để hiển thị quảng cáo cho các đối tượng có liên quan, những người được cho là sẽ thực hiện hành động mong muốn của bạn. Tỷ lệ hành động ước tính hoặc EAR là ước tính có thể có về mức độ khán giả của bạn sẽ thực hiện hành động mà bạn mong muốn trên quảng cáo của mình. Quảng cáo chất lượng cao hoặc có liên quan luôn nhận được nhiều hành động hơn đối tượng mục tiêu. Vì vậy, bạn phải cố gắng đánh giá TAI của quảng cáo Facebook ngay sau khi đặt giá thầu để ước tính và tối ưu hóa CPC của các chiến dịch quảng cáo trên Facebook.

6. Bán nhấp chuột thay vì sản phẩm

Hầu hết thời gian, bạn muốn bán số lần nhấp chuột thay vì cố gắng bán toàn bộ sản phẩm. Bạn muốn trang bán hàng của mình bán sản phẩm và có quảng cáo tập trung vào việc hướng mọi người đến trang đó. Bạn có thể nêu bật lợi ích của sản phẩm, nhưng cũng tạo ra sự tò mò và thu hút mọi người ghé thăm trang. Tiếp cận quảng cáo của bạn theo cách này sẽ cắt giảm một nửa CPC.

Mặc dù lợi tức trên chi tiêu quảng cáo cho đến nay là quan trọng nhất, nhưng chúng ta đã thấy mối tương quan lớn hơn giữa CPC và lợi nhuận so với CPM. Bất kỳ đối tượng nhỏ nào như khách truy cập trang web sẽ có CPM cao hơn nhưng thường cực kỳ có lợi nhuận. Các quảng cáo hàng đầu sẽ có tỷ lệ nhấp cao và giá mỗi nhấp chuột cao.

7. Tăng CTR quảng cáo của bạn

Tăng tỷ lệ nhấp (CTR) sẽ làm tăng điểm mức độ liên quan và do đó giảm chi phí quảng cáo trên Facebook của bạn. Một cách để tăng là luôn sử dụng vị trí đặt quảng cáo trên newsfeed trên máy tính để bàn. Những điều này tạo ra CTR cao hơn trong thời gian dài. Bạn cũng có thể sử dụng các nút CTA thích hợp hơn. Nút Tìm hiểu thêm dễ làm hài lòng hơn đối với những khán giả chưa tin tưởng bạn. Cuối cùng, hãy viết một bản sao đơn giản, rõ ràng, đi đúng vào vấn đề và không khiến người dùng phải đoán xem họ đang nhấp vào gì hoặc tại sao họ nên làm như vậy.

Tối ưu hóa tỷ lệ nhấp (hoặc CTR) của bạn là một cách để cho Facebook biết rằng nội dung quảng cáo của bạn có liên quan đến đối tượng được nhắm mục tiêu. Khi điều này xảy ra, Facebook sẽ giảm CPC của bạn vì nhiều người xem thấy nó có thể áp dụng cho cuộc sống của họ. Tuy nhiên, nếu nhiều người không nhấp vào quảng cáo của bạn, Facebook sẽ nghĩ rằng bạn đã đăng một quảng cáo không liên quan hoặc một quảng cáo có chất lượng kém. Trong trường hợp này, Facebook tăng CPC vì quảng cáo của bạn không phải là thứ mà đối tượng mục tiêu của bạn muốn xem.

Xem Thêm:

 

Xem thêm
OOH

Các loại hình quảng cáo ngoài trời (OOH) đáng triển khai nhất tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển và đổi mới từng ngày, các phương tiện quảng cáo ngoài trời đang là công cụ hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng để truyền tải những thông điệp, hình ảnh về thương hiệu và sản phẩm của mình tới khách hàng.

Thật vậy, với hiện trạng giao thông tại Việt Nam hiện nay, trung bình một người Việt dành ra 2 giờ đồng hồ để di chuyển ngoài đường. Chính vì vậy mà tần xuất tiếp cận và bị cuốn hút bởi các phương tiện quảng cáo ngoài trời là rất lớn.

Cùng Life Media điểm qua những quảng cáo ngoài trời sinh động phổ biến và hiệu quả nhất nhé

1. Các loại hình quảng cáo ngoài trời tấm lớn

Hãy cùng bắt đầu với biển quảng cáo tấm lớn. Cũng giống như tên gọi của nó, là những biển quảng cáo có kích thước lớn và được treo ở tầm cao. Đại diện cho loại hình là gồm có Billboard, Pano, Biển trên cầu đi bộ và Trivision.

Đặc điểm của loại hình này là có thể tiếp cận được lượng khách hàng lớn và thường được đặt trên các tuyến đường lớn, đường cao tốc hay các tòa nhà. Ngoài ra, đây cũng là một loại hình quảng cáo dài hạn. Sau đây hãy cùng đến với chi tiết cho từng loại hình quảng cáo ngoài trời này nhé.

Billboard – biển quảng cáo một cột

Billboard quảng cáo – biển quảng cáo có cột trụ thép chân cột chôn sâu nền móng bê tông và kích thước lớn nên thường được đặt tại các cao tốc, quốc lộ, truc đường chính. Khung billboard thường là những khung sắt vuông hoặc tròn kèm theo đó là hệ thống chiếu sáng bằng đèn led. Thiết kế trên Billboard thường đơn giản và bắt mắt, dễ hiểu và dễ nhớ.

Loại hình quảng cáo ngoài trời này thường được triển khai trong thời gian dài và chi phí tùy thuộc vào vị trí lắp đặt.

quang-cao-ngoai-troi
Billboard (biển quảng cáo một cột)

 

Pano – quảng cáo ốp tường

Pano quảng cáo cũng là biển quảng cáo ngoài trời tấm lớn cùng với chất liệu Hiflex nhưng lại có kết cấu đơn giản hơn so với Billboard khi không có cột trụ và bê tông. Pano được ốp vào mặt tiền các tòa nhà nằm tại khu vực những ngã ba, ngã tư, chân cầu vượt, những nơi có lượng người qua lại đông đúc, sầm uất.

quang-cao-ngoai-troi
Pano (biển quảng cáo ốp tường)

Trivision – quảng cáo chuyển động ba mặt

Trivision Billboard là loại biển quảng cáo ngoài trời có sử dụng moto điện bên trong giúp hình ảnh, thông điệp di chuyển xoay nghiêng để trở nên thu hút hơn.

Với tâm lý dễ bị thu hút và ghi nhớ với những hình ảnh động hơn tĩnh thì Trivision là một giải pháp hiệu quả đối với những thương hiệu muốn đưa hình ảnh của mình đến với khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiện đại. Tuy nhiên chi phí cho loại hình này không hề rẻ và gặp nhiều rủi ro, chính vậy doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi lựa chọn.

Trivision
Trivision (biển xoay ba mặt).

Biển trên cầu vượt đi bộ

Là một loại hình quảng cáo mới tại Hà Nội nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Là một dạng của Pano nhưng thay vì ốp lên các tòa cao ốc thì biển được ốp lên cầu đi bộ.

Biển quảng cáo trên cầu vượt đi bộ nằm ở vị trí thuận lợi, không bị vật cản che khuất và có thế nhắm đến số lượng khách hàng vô cùng lớn, Biển quảng cáo trên cầu đi bộ đã thể hiện rõ lợi thế của mình so với các loại hình khác. Tuy vậy vì mới xuất hiện nên chi phí cho loại hình này không hề rẻ.

quang-cao-ngoai-troi
Quảng cáo trên cầu đi bộ

2. Quảng cáo ngoài trời tầm thấp

Nếu điểm mạnh của quảng cáo tấm lớn là thu hút được lượng khách hàng lớn do nằm ở trên cao thì quảng cáo tầm thấp lại rất dễ nhìn, thiết kế gần gũi và chi phí rẻ.

Quảng cáo tầm thấp còn được gọi là “street furniture” xuất hiện dưới dạng cột trụ tầm thấp (cao khoảng 1-3m) hoặc các trạm thông tin vỉa hè. Đại diện cho loại hình này là Biển nhà chờ xe bus, Biển hộp đèn và trạm thông tin.

Bus Shelter – Biển nhà chờ xe bus

Cùng với sự xuất hiện của nhiều tuyến bus nhanh và tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động hiện nay tại Việt Nam thì xe bus đang là phương tiện công cộng được lựa chọn nhiều nhất. Vậy nên quảng cáo tại nhà chờ xe bus là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp có tệp khách hàng phần lớn là sinh viên, học sinh và người đi làm.

Các mẫu quảng cáo tại nhà chờ được đặt trong khung inox, mặt mica, thiết kế mái che nên được bảo quản rất tốt, đặc biệt với hệ thống đèn điện thắp sáng nên vào buổi tối biển quảng cáo rất thu hút. Ngoài những người đứng đợi xe bus, đây còn là nơi có nhiều người qua lại và trú mưa nên lượng khách hàng tiếp xúc với quảng cáo là vô cùng lớn va chi phí lại khá rẻ.

Tuy vậy, loại hình nào cũng có nhược điểm. Đầu tiên phải nói đến là chất lương nhà chờ không được tốt do đã xuất hiện từ lâu đời, ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh quảng cáo. Tiếp đó là gặp phải nhiều vật cản do nhà chờ ở vị trí thấp.

Chính vì vậy doanh nghiệp cần suy nghĩ cẩn thận khi lựa chọn để có thể tối ưu hình ảnh thương hiệu.

quang-cao-nha-cho-xe-bus
quảng cáo nhà chờ xe bus

Light Box – Biển hộp đèn

Biển quảng cáo hộp đèn có nội dung quảng cáo được in bằng nhựa Hiflex, bên trong có đèn chiều sáng và được căng đều 2 mặt. Trong lòng biển được gắn bóng đèn neon (đèn tuýp). Xung quanh 4 mặt còn lại của biển được bọc tôn để tăng tính cứng cáp và độ bền cho biển, mép biển cũng có thể được ép nhôm để tăng tính thẩm mỹ.

quang-cao-hop-den
Quảng cáo biển hộp đèn

Trạm thông tin

Cũng tương tự như biển hộp đèn, tuy nhiên loại hình này chưa được phát triển tại Việt Nam và thường chỉ xuất hiện ở nước ngoài.

quang-cao-hop-thong-tin
Trạm thông tin quảng cáo

Treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo

Ấn phẩm quảng cáo thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ được treo trên đường phố tại các tuyến đường đông người qua lại để thu hút sự chú ý của mọi người.

Treo banner phướn băng rôn quảng cáo thường được triển khai cho các chiến dịch khai trương ra mắt, chương trình khuyến mãi, các chương trình nghệ thuật… và được hầu hết các ngành hàng ưa chuộng.

Đặc điểm của các banner, băng rôn, phướn quảng cáo là thường có kích thước rất nhỏ gọn, được treo trên các vật thể có sẵn như cột điện, thân cây, tường rào… và thường được triển khai với số lượng rất lớn, treo tại nhiều khu vực.

Chất liệu in ấn thường là bạt hiflex (PVC), PP (Paper Platics), hoặc vải phi bóng…

luu y treo phuon

3. Quảng cáo trên phương tiện giao thông

Sự xuất hiện dày đặc của xe bus, taxi và xe oto cùng với tình trang giao thông hiện nay ở VN thì không thể phủ nhận được hiệu quả mà loại hình này mang lại. Đây có thể được coi là loai hình quảng cáo ngoài trời có khả năng bao phủ lớn và đa dạng nhất.

Quảng cáo trên xe bus

Là loại hình quảng cáo bằng cách dán hình ảnh lên thân xe bus.

Điểm mạnh của các loại hình quảng cáo trên phương tiện giao thông nói chung và quảng cáo trên xe bus nói riêng là khả năng tiệp cân được số lượng lớn công chúng và đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên và người đi làm chiếm đến 90%. Hình ảnh quảng cáo có thể được dán tràn kính xe bằng lưới decan tại HCM nhưng do luật quảng cáo xe bus nên quảng cáo xe bus ở HN chỉ được cho phép dán từ giữa bánh xe trước đến giữa bánh xe sau cửa xe hoặc diecut 1 phần nhỏ lên kính xe.

Mức chi phí cho loại hình quảng cáo ngoài trời này thường không quá đắt.

quang-cao-xe-bus
Quảng cáo xe bus
Quảng cáo xe bus sân bay
Tạo ra những ấn tượng đầu tiên ngay khi hành khách vừa “hạ cánh” và cũng là hình ảnh cuối cùng họ thấy trước khi “cất cánh”. Sản phẩm, thương hiệu của bạn nhờ vậy cũng trở nên khác biệt và có sức ảnh hưởng khiến nhiều khách hàng ghi nhớ ngay lập tức!
Dán decal quảng cáo trên phương tiện giao thông đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng. Với hàng chục nghìn lượt xe chuyên chở tổ bay, CBNV di chuyển trên những thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… mỗi năm cùng với hàng trăm phương tiện phục vụ tại các sân bay, VNA sẽ thực hiện dán decal quảng cáo lên các phương tiện này để tăng cường thêm kênh quảng bá sản phẩm.
Quảng cáo được thực hiện trên những tuyến xe bus hoạt động trong phạm vi sân bay, đón trả khách từ máy bay xuống và ngược lại. Xe bus được sử dụng trong sân bay là loại xe cao cấp cỡ lớn khoảng 40-60 chỗ.
Đối tượng khách hàng chính là phương tiện quảng cáo này tiếp cận chính là hành khách trực tiếp sử dụng dịch vụ vận tải bằng máy bay. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng với đa phần là người có thu nhập khá trở lên, đặc biệt là nhóm khách hàng cao cấp bao gồm các chủ doanh nghiệp, doanh nhân, giám đốc, cán bộ cao cấp,…
Hình ảnh quảng cáo cỡ lớn ấn tượng và thu hút người xem.
Số lượng xe bus quảng cáo giới hạn cũng khiến cho quảng cáo của bạn trở nên đặc biệt hơn.
Xe quảng cáo bên trong sân bay đều là phương tiện mới, luôn được bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ, quảng cáo nhờ vậy cũng bền hơn với thời gian.
Được áp dụng dán quảng cáo tràn kính trên xe với diện tích có phần được thoải mái hơn đôi chút so với xe bus chạy ngoài đường phố.
quang-cao-xe-bus-san-bay
Quảng cáo xe bus sân bay

Quảng cáo trên xe taxi

Hình thức quảng cáo dán trên xe taxi, với đa dạng các hãng taxi như Mai Linh, Open 99, Group, Sun taxi, Vinasun, Vina taxi…

Có mặt tại khắp nơi trên địa bàn các thành phố lớn và không có lộ trình cố định như xe bus, quảng cáo taxi đang là một trong những loại hình được sử dụng rộng rãi.

Theo luật quảng cáo, taxi được dán quảng cáo ở 2 cánh cửa sau, ô tam giác phần kính xe, sau ghế ngồi lái xe, tràn đuôi xe và không được vượt quá 50% diện tích xe còn 2 cánh trước là vị trí để quảng cáo cho hãng taxi và số điện thoại liên hệ, riêng đối với grab thì diện tích quảng cáo là cả cửa trước và sau của xe.

Tuy nhiên, một số lưu ý cho các doanh nghiệp khi lưa chọn loại hình quảng cáo ngoài trời này là nên cân nhắc về hãng taxi sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bởi mỗi hãng taxi đều hoạt động mạnh ở một địa bàn nhất định nào đó. Một chiến dịch truyền thông bằng xe taxi cần được thực hiện ít nhất trong vòng 2 tháng với tối thiểu 100 xe để đạt được hiệu quả nhất định.

quang-cao-tren-taxi

 

4. Quảng cáo ngoài trời kĩ thuật số (DOOH)

Đi qua những loại hình quảng cáo ngoài trời bằng hình ảnh tĩnh, bây giờ hãy cùng Unique đến với loại hình quảng cáo ngoài trời rất độc đáo và cũng là một đại diện cua quảng cáo ngoài trời trong thời đại 4.0. Đó chính là quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (DOOH) với 3 đại diện tiêu biểu là màn LED, LCD và Frame.

Màn hình LED quảng cáo

Nhờ module màn hình LED được lắp nối tiếp với nhau, màn Led quảng cáo có thể chiếu hình ảnh, TVC như một chiếc TV với độ phân giải cực lớn và bảng màu vô cùng sống động.

Chia ra làm hai loại: màn hình LED quảng cáo ngoài trời (khá giống với Pano, Billboard và xuất hiện ở những tuyến đường đắc địa) và màn hình LED quảng cáo trong nhà (xuất hiện tại trung tâm thương mại, sân bay, nhà ga…)

Xuất hiện tại Việt Nam từ 10 năm trở lại đây, quảng cáo bằng màn LED đã đưa quảng cáo ngoài trời thoát khỏi sự bão hòa của các loại hình đang làm mưa làm gió tại Việt Nam. Những đoạn quảng cáo qua màn LED xuất hiện rõ nét và dễ dàng thu hút một lượng lớn sự chú ý của người đi qua. Không mất thời gian lắp đặt và thi công, quảng cáo qua màn LED có thể triển khai rất nhanh chóng cùng với một chi phí hợp lý.

Tuy nhiên không phải lúc nào quảng cáo bằng màn LED cũng hiệu quả, để có thể sủ dụng được tối ưu loại hình này, doanh nghiệp phải tính toán kĩ về vị trí chọn màn LED, thời lượng quảng cáo và tình huống công chúng tiếp nhận quảng cáo bởi 1 màn LED thường được chia sẻ không gian cho nhiều sản phẩm khác nhau.

man-hinh-led-quang-cao
Quảng cáo màn hình Led quảng cáo ngoài trời

 

Màn LCD

Không xuất hiện ở ngoài trời như màn Led, màn LCD thường được đặt ở bên trong hoặc ngoài sảnh chờ thang máy. Kích thước thường gặp của màn LCD là 22 inches (530x350mm) với 2 loại LCD ngang và LCD dọc. Màn LCD được sử dụng để chiếu quảng cáo dưới dạng TVC hoặc slide trình chiếu ảnh.

Chi phí cho loại hình quảng cáo ngoài trời này thường không quá đắt. Một số lưu ý với loại hình này là khi book màn LCD trong thang máy thì nên book cả 2 màn để tránh việc mỗi màn chiếu một quảng cáo gây sự khó chịu cho người xem vì âm thanh, hình ảnh bị lệch.

quang-cao-thang-may

5. Quảng cáo tại các địa điểm cụ thể

Quảng cáo ngoài trời theo địa điểm (Place Based OOH Advertising giúp nhãn hàng tiếp cận với một nhóm đối tượng cụ thể, với sự hỗ trợ đắc lực của các hình thức quảng cáo riêng biệt phù hợp với hành vi và trải nghiệm của khách hàng sẽ mang lại hiệu quả truyền thông tốt hơn rất nhiều.

Khám phá một số địa điểm quảng cáo ngoài trời hiệu quả:

Quảng cáo tại sân Golf

Có lẽ đến đây bạn cũng nhận ra được chân dung khách hàng của loại hình quảng cáo này rồi nhỉ?

Là một bộ môn thể thao dành cho giới thượng lưu thì quảng cáo trên sân tập golf quả là một mảnh đất màu mỡ cho những doanh nghiệp muốn nhắm vào phân khúc khách hàng này. Đây là một không gian rộng với nhiều vị trí để đặt quảng cáo tuy nhiên chưa có nhiều đơn vị thực hiện hình thức quảng cáo này và Unique là đơn vị độc quyền cho loại hình quảng cáo tại sân golf.

Mặc dù khi đến chơi golf người ta thường bỏ qua tất cả những thứ xung quanh, tất cả sự tập trung của họ đều hướng tới đường bay và trái bóng. Tuy vậy, vẫn có những vị trí quảng cáo khiến những đối tượng công chúng này không thể không chú ý tới và khi tiếp xúc nhiều lần sẽ tạo ra một hiệu quả bất ngờ.

Có 2 loại là sân golf và sân tập golf:

  • Sân golf là nơi để chơi golf và tổ chức các giải thi đấu, có diện tích lớn và thường được tích hợp với các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, casino và tất nhiên chi phí để quảng cáo ở đây là rất lớn.
  • Sân tập golf, đây là nơi để người chơi tập luyện với quy mô và diện tích nhỏ. Đặc biệt ở đây có hệ thống lưới che bao quanh có khả năng thu hút sự chú ý của người chơi khi họ đang hướng mắt theo đường bóng. Ngân sách để quảng cáo ở đây đa dạng và có thể khai thác được nhiều vị trí quảng cáo. Với đặc điểm của những người chơi golf là những người giàu và siêu giàu thì các sản phẩm phù hợp để quảng cáo thường là bất động sản ngân hàng hoặc xe hơi hạng sang.

quangcaosangolf

Quảng cáo tại sân bay

Địa điểm tiếp đến của chúng ta là sân bay. Là một địa điểm rộng với đa dạng loại hình quảng cáo ngoài trời được sử dụng như Billboard, Màn Led, biển hộp đèn và xe đẩy hành lý. Lợi thế của quảng cáo tại sân bay này là khoảng thời gian chờ cho các công việc làm thủ tục và đợi chuyến bay là rất lớn và trong thời gian đó công chúng không thể không chú ý đến những biển quảng cáo

Biển hộp đèn và biển vẫy tại sân bay mang lại những hiệu quả rõ rệt khi tiếp xúc với khách hàng từ khi bước vào sân bay cho tới khi rời đi. Tuy nhiên màn Led tại khu hành lý được khách hàng cho rằng mang tới hiệu quả cao nhất. Ngoài ra quảng cáo trên các xe đẩy hành lý được triển khai với ố lượng lớn với mục đích nhắc nhớ thương hiệu.

Đối với màn Led ở bãi đỗ xe sân bay thì doanh nghiệp phải lưu ý khi sử dụng. Tuy khách hàng sẽ để ý tới TVC khi họ gửi xe nhưng vị trí màn Led lại nằm trên cao cùng với việc TVC phát nhanh và phải chia thời lượng cho các sản phẩm khác nên chưa chắc khách hàng có thể xem được TVC của doanh nghiệp.

quang-cao-san-bay

Vậy là chúng ta đã đi qua những loại hình quảng cáo ngoài trời phổ biến nhất tại VIệt Nam. Đọc đến đây tôi nghĩ các bạn đã có được một cái nhìn khái quát nhất để lựa chọn loại hình phù hợp với sản phẩm, thương hiệu giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất. Dù có đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng nhưng khi kết hợp với nhau sẽ trở thành một chiến dịch truyền thông tích hợp mang lại hiệu quả bất ngờ.

Hiện nay Life Media đang triển khai rất nhiều hình thức quảng cáo OOH hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn về các dịch vụ này

Tìm Hiểu Thêm:

Xem thêm
Facebook Ads

15 lỗi phổ biến trong Content Facebook

Dưới đây là 15 lỗi phổ biến mà mình đúc kết được trong quá trình viết Content trên Facebook

15-loi-pho-bien-trong-content-facebok

15 lỗi phổ biến trong Content Facebook:

1. Tiêu đề và phần mở đầu không thu hút

Ngoài banner, mẫu quảng cáo thường chỉ hiển thị 3 dòng đầu tiên. Người xem có dừng lại đọc hết tiêu đề hay tò mò để bấm xem thêm hay không là do sức hấp dẫn của phần mở đầu này. Mình thường nói với các bạn: “Đừng bao giờ lãng phí vị trí vàng, hãy chọn những gì đắt giá nhất đem lên đây”.

Những lỗi đặt tiêu đề phổ biến là: tiêu đề trôi tuột, không có điểm nhấn, mang tính kể lể đơn thuần. Phần dẫn dắt các bạn hay rơi vào trạng thái dài dòng dẫn tới ý hấp dẫn bị rơi xuống dòng 4, 5, 6 hoặc tận cuối bài… rất lãng phí. Để tiết kiệm diện tích vàng, bạn không nên để khoảng cách dòng trống sau tiêu đề.

Gợi ý: Nên có những con số, sử dụng câu hỏi, tính từ, động từ, có cảm xúc…

2. Viết lan man, dài dòng

Format của Content Facebook hoàn toàn khác với website. Nhiều bạn dẫn dắt quá dài dòng văn tự, viết 1 đoạn dài 5-7 dòng, không xuống dòng nên text dồn thành cục, đọc mãi không thấy ý chính. Người xem không đủ kiên nhẫn để đọc hết đâu, vì vậy hãy viết ngắn gọn và súc tích.

Gợi ý: Bạn nên dùng cấu trúc câu ngắn gọn, dễ hiểu. Nếu bài có nhiều đoạn, hãy để tối đa 3-4 dòng sẽ dễ nhìn, người xem đọc lướt vẫn nắm được ý. Sau khi viết xong, hãy đọc kỹ và bỏ bớt ý thừa, từ thừa. Những từ hoặc câu bỏ đi mà ý nghĩa vẫn không thay đổi thì được xem là thừa.

3. Viết hời hợt, chung chung

Lỗi này xuất phát từ việc nghiên cứu không đủ sâu. Người viết không mang lại thông tin, kiến thức, giá trị gì cho người đọc. Một nguyên tắc cần nằm lòng là “3 phần nghiên cứu 1 phần viết”, hãy “mài rìu trước khi đốn cây”. Làm sao bạn có thể truyền tải thông điệp trọn vẹn tới khách hàng khi thông tin không có, không hiểu về sản phẩm, không rõ đối tượng người đọc là ai?

6-phuong-phap-viet-content

Ngoài ra, người đọc không thể bị thuyết phục bởi những câu chung chung như: “Sản phẩm này rất tốt, giúp bạn tiết kiệm thời gian, chất lượng cao, hiệu quả nhanh chóng”. Ở đây lý lẽ đưa ra không có căn cứ, số liệu nào cụ thể.

Gợi ý: Làm rõ giá trị mà sản phẩm mang lại như: Tiết kiệm bao nhiêu thời gian? Giá tốt là tốt như thế nào, thấp hơn bao nhiêu % so với giá thị trường? Nhanh là bao lâu? Sản phẩm được làm từ chất liệu gì?…

4. Viết rập khuôn 10 bài như 1

Lỗi này là do thói quen viết theo lối mòn, không có sự sáng tạo và đổi mới. Bài nào cũng bắt đầu từ đặt vấn đề, nỗi đau, giải quyết vấn đề…. Cấu trúc các bài viết quá giống nhau, đến bạn cũng phát chán với bài của mình thì đừng mong người đọc hứng thú.

Gợi ý: Bạn có thể tham khảo các công thức viết Content: AIDA, FAB, GARY HALBER, AIDPPS, 3S… Đặc biệt là nên lập dàn ý trước khi viết, linh hoạt thay đổi qua từng bài viết.

5. Quá tham thông tin

Không xác định được đâu là thông điệp chính của bài, kể lể hàng loạt lợi ích nghe có vẻ đa năng nhưng không biết cái nào là nổi bật. Thay vì bài nào cũng như bài nào, kể ra 5 lợi ích hay tính năng của phần mềm A, hãy chia nhỏ thành các angle khác nhau, mỗi bài tập trung giải quyết 1 vấn đề.

Gợi ý: Càng chia nhỏ càng có thể phân tích sâu và thuyết phục.

6. Lỗi chính tả

Content dù có hay nhưng lại sai chính tả thì giống như đang ăn cơm ngon mà có sạn. Lỗi này thì team mình không gặp vì mình tuyển nhân viên tiêu chí đầu tiên là không viết sai chính tả.

“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Là người làm việc với con chữ, hãy thận trọng và chịu trách nhiệm với điều mình viết ra.

Gợi ý: Hãy đọc sách nhiều, đọc kỹ sau khi viết, từ nào không chắc thì tra Google, cài phần mềm kiểm tra chính tả trên máy tính để cảnh báo khi có từ viết sai.

content-marketing

7. Lỗi dùng từ

Lỗi này gặp phải là do sự hiểu biết chưa tỏ tường hoặc tâm lý “dễ dãi” trong cách dùng từ; do không hiểu chính xác nghĩa của từ, diễn đạt nhẹ thì chưa đúng ý, nặng thì sai lệch hoàn toàn. Điều này đúng với câu “sai một ly, đi một dặm”. Ngoài ra, một lỗi phổ biến là “lặp từ”, quá nhiều từ giống nhau trong 1 câu hoặc những câu gần nhau.

Gợi ý: Hãy khắc phục bằng cách dùng từ thay thế: đồng nghĩa, gần nghĩa, hoặc khó quá không nghĩ ra từ gì thay thế thì chọn các diễn đạt khác.

8. Lỗi ngữ pháp

Content Facebook cần ngắn gọn súc tích, thế nhưng không có nghĩa là bạn được tuỳ tiện viết “câu cụt, câu què” (câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ hoặc có khi thiếu cả 2 – chỉ mới có trạng ngữ chỉ mục đích. Ví dụ: Nhằm mục đích giúp chị em phụ nữ xinh đẹp hơn. Bộ sản phẩm chăm sóc da ABC có tác dụng XYZ. Nhiều bạn viết lủng củng, câu văn không rõ nghĩa, đọc nhưng không hiểu gì, sử dụng sai dấu câu (chữ một đằng, dấu câu một nẻo).

Gợi ý: Đọc lại Ngữ pháp tiếng Việt (câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, câu rút gọn).

9. Thiếu logic

Lỗi này nhiều bạn mắc phải vì chưa biết cách sắp xếp ý nào trước, ý nào sau. Có bạn thì sau headline là đi thẳng tới thân bài và kết mà không có phần dẫn dắt, có bạn viết xong lửng lơ không có kết luận hay CTA gì, cũng có bạn cùng một ý mà lặp lại 2-3 lần. Hoặc có bạn cóp nhặt trên mạng, “xào nấu” xong chả thèm sắp xếp lại cho logic, nên mọi thứ cứ rời rạc, đoạn trước đoạn sau chả liên quan gì đến nhau.

Gợi ý: Trừ những bài viết có dụng ý đặc biệt như một cú twist bất ngờ, bạn có thể viết theo trình tự thời gian, nguyên nhân – kết quả, quan trọng – ít quan trọng, gần – xa, đảo ngược… Ngoài ra, hãy sử dụng các từ nối như: Vì vậy, cho nên, tuy nhiên, thật ra thì, rõ ràng là…

Viết xong, bạn nhớ đọc lại thật kỹ xem các nhóm nội dung gần giống nhau đã xếp gần nhau chưa; đọc lần lượt các ý, đừng đọc một cách tùy ý. Người viết cần hiểu và biết cách sử dụng phép phân tích hoặc tổng hợp, có luận cứ – luận chứng rõ ràng.

content-marketing

10. Văn phong không phù hợp

Điều này rất quan trọng. Khi viết Content Facebook, bạn cần biết mình đang viết cho ai và dùng ngôn ngữ sao cho phù hợp. Văn phong cần bám sát tính cách thương hiệu và đối tượng hướng đến. Hãy xác định rõ giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, đẳng cấp của người đọc.

Gợi ý: Nếu bạn viết sản phẩm B2B cho đối tượng M-Level, C-Level, D-Level thì đừng sử dụng giọng văn non nớt, đùa vui thiếu nghiêm túc, bắt trend nhí nhảnh, mà thay bằng sự chắc chắn, chững chạc, tin cậy, hiểu biết. Khi viết cho mẹ và bé thì cần nhẹ nhàng, tình cảm. Viết sản phẩm cao cấp thì nên có một bộ sưu tập ngôn từ “sang chảnh, đẳng cấp”, không đưa văn nói vào văn viết, câu quá cục súc hay kêu gọi hành động “Giảm giá nè”, “Mua ngay đi”. Cùng là thời trang nữ, nhưng trang phục công sở sang trọng phải khác với thời trang tuổi teen.

11. Thiếu điểm nhấn

Đây là bài viết đúng, đủ ý, không có gì sai, nhưng lại không hay. Đọc từ trên xuống nhưng không có gì mới mẻ, không đọng lại gì cho người đọc, quá an toàn với những dẫn chứng mờ nhạt.

Gợi ý: Khi viết xong một bài viết mà bạn tự thấy cực kỳ thích, cực kỳ tâm huyết, muốn khoe bài viết này với nhiều người thì hãy nên nộp bài. Hãy bổ sung bằng cách đặt một tiêu đề ấn tượng, thêm những con số để tăng tính thuyết phục, có thông tin mới hay kiến thức giá trị, tìm một câu trích dẫn hay, biến tấu với trend, thêm cảm xúc vào bài…

12. Trình bày xấu

Trình bày xấu ở đây nghĩ là giao diện của bài Content Facebook (chỉ tính riêng phần text) quá cẩu thả hoặc quá màu mè. Ngoài phần ý nghĩa thì phần dễ đọc, dễ nhìn cũng rất quan trọng, nó cũng tạo nên cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực với người đọc. Bài viết có quá nhiều icon tạo cảm giác rẻ tiền, trẻ con, thiếu chuyên nghiệp. Bài viết quá nhiều chữ, đoạn quá dài khiến người đọc khó chịu và lướt qua vì không đủ kiên nhẫn nắm bắt ý chính.

Gợi ý: Tuỳ lĩnh vực mà cách trình bày khác nhau, các ngành giải trí, ẩm thực, thời trang có thể sử dụng nhiều icon hơn. Tuy nhiên, cần được tiết chế ở mức vừa phải (3-5 icon là tối đa). Bài viết đẳng cấp hay B2B thì đừng có chèn hoa lá cành, khóc cười các kiểu…

13. CTA không đủ mạnh mẽ

CTA chưa đủ mạnh mẽ nghĩa là chưa đủ thuyết phục để khách hành động. Mình làm Performance Marketing nên mục tiêu cuối cùng là muốn khách hàng điền lead, inbox, comment, click to web… CTA cần đi đúng vào hành động mà bạn muốn họ thực hiện. Đồng thời nên cá nhân hoá, tạo cảm giác ưu đãi này đang dành riêng cho họ, cơ hội rất quý giá… Tuy nhiên, CTA cũng cần tránh vi phạm chính sách.

Thay vì dùng “Mua ngay”, “Xem thêm”, “Tìm hiểu thêm”, “Link cho ai quan tâm”…, bạn hãy thử đổi thành “Ưu đãi dành riêng cho bạn” hoặc “Chỉ còn 3 ngày, đăng ký ngay tại đây”, “10 suất cuối cùng”, “Xem ngay case study thành công”, “Số lượng có hạn giữ chỗ ngay”…

14. Vi phạm chính sách

Mình phải công nhận một điều: Chính sách quảng cáo là một thứ rất kìm hãm những người viết lách. Dù thực lòng muốn viết rất hay, rất kỹ càng chi tiết nhưng luôn phải né tránh những câu từ Facebook cho là nhạy cảm nếu không muốn bài “không chạy được”. Khi sửa xong, “lách” xong nhìn lại có khi không nhận ra đứa con tinh thần của mình nữa.

Có nhiều lỗi dễ mắc như: điều trị tận gốc, cam kết trị mụn, các từ ngữ chỉ bệnh tật, ốm đau…. nói chung là nhiều lắm. Bạn tìm hiểu qua các bài viết trên group nhé. Viết xong nhớ đọc kỹ và nhờ team chạy ads kiểm tra giúp.

15. Chỉ tập trung vào quảng cáo

Cuối cùng, mình muốn nói là chúng ta làm quảng cáo nhưng đừng cố chỉ quảng cáo. Khách hàng rất cảnh giác với hàng vạn quảng cáo xung quanh. Đôi khi sự chân thật, tinh tế, nhẹ nhàng mới chạm tới suy nghĩ và hành động của họ. Còn những mẫu quảng cáo có cánh như “sản phẩm của chúng tôi rất tốt”, “chúng tôi là số 1”, “hàng đầu”, “vô địch về…” thật sự chỉ tạo cảm giác nghi ngờ mà thôi.

Gợi ý: Đừng chăm chăm nói về mình, hãy dành sự tập trung về khách hàng, nói điều họ muốn nghe, dành sự ưu ái, cá nhân hoá, trân trọng họ, mang lại lợi ích và giá trị, giải quyết vấn đề của họ, đưa ra giải pháp, nói có sách mách có chứng…

Cảm ơn bạn đọc trên đây Life Media đã tổng hợp những lỗi phổ biến khi viết content trên Facebook hy vọng với bài viết này bạn có thể cải thiện kỹ năng viết content của mình.

Tìm Hiểu Thêm:

Xem thêm
Marketing

Top 3 xu hướng truyền thông Marketing hiệu quả siêu hot 2023

Người làm Marketing luôn phải cập nhật những xu hướng tiếp thị mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Top 3 xu hướng truyền thông xã hội “sao lạ mà quen” dưới đây sẽ giúp cho Marketers xây dựng chiến lược một cách cực kỳ hiệu quả!

1. Tận dụng sức ảnh hưởng của influencers 

Influencer Marketing đang là một trong những xu hướng bùng nổ và ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhờ vào những lợi ích mà nó mang đến. Influencers là những người có ảnh hưởng đến suy nghĩ, ý kiến hay thậm chí hành vi của một nhóm người nhất định. Thương hiệu có thể khéo léo gửi thông điệp của mình đến khách hàng thông qua tiếng nói của Influencers. Hoặc biến lượng fan theo dõi trở thành khách hàng của mình.

Influencer từng chỉ được xem là công cụ hỗ trợ thuần tuý để chia sẻ các nội dung quảng cáo. Giờ đây, họ đóng một vai trò quan trọng trong truyền thông, giúp các thương hiệu kết nối trực tiếp với những nhóm khán giả cụ thể để xây dựng sự tin tưởng, tối đa hoá khả năng tiếp cận với công chúng. Cộng đồng người hâm mộ của một Influencer sẽ theo dõi họ trên đa nền tảng khác nhau, chủ động tìm kiếm nội dung của Influencer một cách thường xuyên và đặt niềm tin hơn vào các thương hiệu đã được Influencer đó ủng hộ.

Influencer-truyen-thong

Một trong những điểm nổi bật nhất từ nghiên cứu này chính là việc thế hệ trẻ Việt Nam xem những influencer của thời nay hoàn toàn khác biệt so với quảng cáo truyền thống. Ngoài việc trở thành đại sứ thương hiệu, nghiên cứu còn chỉ ra rằng influencer trên hết là “nguồn thông tin, là những cá nhân với các câu chuyện chân thực và đồng điệu để chia sẻ”.Các thương hiệu nào biết tận dụng sức mạnh của influencer sẽ có thể chủ động kết nối với khách hàng tiềm năng sẵn lòng tìm hiểu thêm về thương hiệu của họ. Gần một nửa những người theo dõi (followers) tại Việt Nam nói rằng họ thấy thích thú khi theo dõi influencer quảng bá cho thương hiệu, và 66% khẳng định họ thường có xu hướng sẽ tin tưởng một thương hiệu nhiều hơn sau khi thấy một influencer đăng tải nội dung liên quan hoặc nói về thương hiệu đó.

2. Tìm kiếm thông tin trên các nền tảng Facebook, Instagram, Tiktok thay cho các công cụ truyền thống

Bên cạnh việc hợp tác cùng các influencer trong chiến dịch marketing, một xu hướng quan trọng khác trong năm 2023 chính là “social search” – sự gia tăng của việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội như một công cụ tìm kiếm.

Thế hệ người trẻ hiện nay ở độ tuổi từ 16 đến 24 đang dần chuyển sang sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin thay vì dùng các công cụ truyền thống như Google. Cụ thể, có tới 51% người dùng trong độ tuổi này sử dụng Instagram, Facebook và TikTok để tìm kiếm những thông tin như địa điểm nghỉ dưỡng, quần áo, quán cà phê, quán ăn ngon…

Nhận thấy được xu hướng mạnh mẽ này, TikTok đã cho ra mắt một quảng cáo khuyến khích người dùng sử dụng chức năng tìm kiếm của ứng dụng để nhận được những giải đáp hữu ích.

mạng xã hội

Với sự gia tăng của xu hướng sử dụng mạng xã hội để tra cứu thông tin, việc tối ưu hóa nội dung cho các nền tảng mạng xã hội trở nên ngày càng quan trọng đối với các thương hiệu lớn nhỏ khác nhau Mặc dù tối ưu hóa tìm kiếm trên mạng xã hội (Single Sign-On) chưa phát triển như lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), nhưng vẫn có nhiều chiến thuật cơ bản giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng hiển thị trên mạng xã hội.

Một trong những chiến thuật SSO (Single Sign-On) quan trọng nhất là sử dụng các từ khóa và hashtag phù hợp với thương hiệu trong tất cả bài đăng trên mạng xã hội. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của người dùng.

Bên cạnh đó, để tối ưu hóa cho việc tìm kiếm trên các nền tảng xã hội, Marketers có thể tận dụng những tính năng như geotagging (gắn thẻ địa lý trong bài đăng) và thêm thẻ alt (một thuộc tính HTML được áp dụng cho hình ảnh nhằm cung cấp sự thay thế bằng văn bản cho các công cụ tìm kiếm). Những phương pháp này sẽ giúp cho nội dung trở nên dễ tìm kiếm hơn, không chỉ trên các nền tảng mạng xã hội mà còn mở rộng ở nhiều máy chủ tìm kiếm khác. Bằng các hoạt động tối ưu hóa trên, thương hiệu có thể tận dụng tốt xu hướng “social search” trong quảng bá thương hiệu, tiếp cận được một lượng khán giả rộng hơn.

3. Dịch vụ khách hàng tương tác qua mạng xã hội

Dịch vụ khách hàng và tương tác giữa thương hiệu với người dùng dần chuyển sang những nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram và các trang web kinh doanh. Giờ đây, bên cạnh những phương thức mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, người tiêu dùng vẫn mong muốn lựa chọn sử dụng dịch vụ khách hàng trực tuyến để tương tác trước và sau khi mua hàng.

Nhiều thương hiệu đang đáp ứng nhu cầu này bằng cách giao cho các nhóm tiếp thị thực hiện việc cung cấp dịch vụ khách hàng trực tuyến. Để việc tương tác với khách hàng đạt được hiệu quả, bộ phận Marketing và Chăm sóc khách hàng phải đảm bảo được sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng theo những chiến lược đã được xây dựng từ trước.

tuong-tac-marketing

Các Marketers cần chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội như một phần của chiến lược tiếp thị tổng thể, nhằm duy trì sự cạnh tranh trong bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển liên tục. Bằng cách cung cấp một dịch vụ chăm sóc chất lượng cao trên các nền tảng mạng xã hội, thương hiệu có thể cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng và nâng cao sự trung thành của khách hàng với mình.Bên cạnh việc cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng qua các kênh trực tuyến, với xu hướng của năm 2023, thương hiệu cũng cần quan tâm phát triển một trải nghiệm mua sắm đáng tin cậy trên mạng xã hội. Social commerce (thương mại xã hội) là quá trình doanh nghiệp bán hàng trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội. Hình thức kinh doanh này đã thu hút nhiều sự chú ý trong những năm gần đây và là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp mở rộng phạm vi và tạo ra các nguồn thu nhập mới.

Life Media đã và đang triển khai nhiều dịch vụ quảng cáo và truyền thông hãy xem thêm tại đây nhé

Xem thêm
Facebook Ads

1 số chia sẻ về Remarketing trên Facebook Ads

Lý do Remarketing Facebook hay tiếp thị lại, nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch quảng cáo Facebook. Vậy làm thế nào để tận dụng triệt để tệp khách hàng hay Pixel Facebook? Trong bài viết này, Life Media sẽ chia sẻ tới bạn cách chạy quảng cáo Remarketing Facebook đơn giản nhất thành công, để tăng doanh số bán hàng trên cả Fanpage và Website nhé.

Remarketing là gì?

Trước hết chúng ta cần hiểu Remarrketing là gì? Remarrketing là một hình thức quảng cáo được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đối với Remarketing thì chúng ta sẽ phân phối quảng cáo cho người dùng từng thể hiện sự quan tâm tới sản phẩm hay dịch vụ như thêm sản phẩm giỏ hàng, đăng ký thông tin tư vấn,… nhưng chưa có chuyển đổi. Ngoài ra, bạn còn có thể target để hiệu quả hơn đến những người đã từng thể hiện sự quan tâm đến thương hiệu hay doanh nghiệp, đăng ký, tìm kiếm và sử dụng sản phẩm của bạn.

remarketing-facebook

Không những thế, Remarketing còn được xem là cơ hội thứ hai cho doanh nghiệp của bạn thực hiện quy trình chuyển đổi cũng như upsell, giữ chân khách hàng cho những người đã từng mua hàng bằng các chiến dịch tiếp thị lại khác nhau.

Tại sao nên Remarketing Facebook?

Như đã đề cập thì tỉ lệ người dùng thoát website hay fanpage cực cao, bởi có nhiều lí do, bạn có thể mất khách hàng ngay cả khi họ cho sản phẩm vào giỏ hàng. Tùy theo nhu cầu sản phẩm mà khách hàng sẽ quyết định từ 1 – 7 ngày, từ đó tỉ lệ chốt sẽ được nâng cao nếu sản phẩm họ quan tâm tới được hiển thị trước mắt.

Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Remarketing hiệu quả

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản quảng cáo Facebook

Chắc chắn rồi, để có thể setup chiến dịch Facebook thì trước tiên bạn cần phải biết cách vào tài khoản quảng cáo.

Bước 2: Tạo mã Pixel Facebook để cài vào web

Về cơ bản thì Pixel Facebook là một đoạn mã HTML và sau đó cài trên website. Có nhiệm vụ nhằm thu nhập và theo dõi, lưu lại toàn bộ hành vi của người dùng trên chính website của bạn. Dữ liệu từ Pixel được sử dụng để target tới những người dùng đó.

Bước 3: Tạo đối tượng tùy chỉnh

Đối tượng ở đây là đối tượng mục tiêu muốn nhắm tới trong chiến dịch quảng cáo Facebook. Cụ thể là những người đã truy cập và có hành động tiềm năng trên web hay fanpage của bạn.

Bước 4: Chọn đối tượng

Bạn sẽ chọn option sẵn có của Custom Audience là nhóm cần target. Có hai trường hợp như sau:

  • Bạn đã có web và muốn target người truy cập vào website.
  • Bạn chưa có website và muốn target đối tượng tương tác với fanpage facebook.

Landing Page la gi 5 buoc thiet ke landing page2

Bước 5: Tạo quảng cáo

Chọn đúng đối tượng quảng cáo Remarketing từ chính website

Chỉ áp dụng khi website của bạn đã gắn Pixel Facebook thu nhập data. Sau đó, một số mục trong bài viết chỉ khả dụng nếu website của bạn đã được kích hoạt mã sự kiện.

remarketing-facebok-ads

Trước tiên, vào đối tượng tùy chỉnh và chọn lưu lượng truy cập trang web.

Những người đã từng truy cập web chính là cấp độ cơ bản nhất mà target quảng cáo tới tất cả những người truy cập website. Hãy giữ nguyên tất cả khách truy cập trang web, chọn số ngày trước.

Ưu và nhược điểm của chạy quảng cáo Remarketing

remarketing-facebook

Ưu điểm:

  • Facebook Remarketing không bị chặn bởi quảng cáo, vốn đang làm tê lệ đa số quảng cáo online hiện nay.
  • Tiếp cận đúng với đối tượng Warm traffic và tỉ lệ chuyển đổi vô cùng cao so với kiểu tiếp cận theo sở thích hay hành động vi ước lượng.
  • Xây dựng thương hiệu rất hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Vấn đề của Remarketing Facebook nói riêng hay tiếp thị quảng cáo bám đuôi nói chung chính là chi phí. Chi phí cho mỗi lượt tiếp cận và mỗi click chuột sẽ cao hơn so với các định dạng thông thường trên facebook.
  • Ngoài ra, cần đảm bảo thường xuyên và liên tục để bán hàng đạt hiệu quả tối đa.

Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn Cách chạy quảng cáo Remarketing Facebook đơn giản nhất. Hy vọng rằng, sẽ giải đáp được vấn đề mà nhiều bạn thường gặp phải trong giai đoạn đầu của Facebook Marketing. Dù triển khai ở bất kỳ định dạng nào thì bước tối ưu vẫn là yếu tố then chốt để tối ưu một cách hiệu quả.

Tìm Hiểu Thêm:

Quảng cáo trên Facebook có những ưu và nhược điểm gì?

Xem thêm
Liên hệ ngay